4 Điều giúp bạn thanh lọc tâm hồn giữa cuộc sống tiêu cực | Vietcetera
Billboard banner
23 Thg 03, 2020
Cuộc SốngChất Lượng Sống

4 Điều giúp bạn thanh lọc tâm hồn giữa cuộc sống tiêu cực

Nếu chẳng may bạn bị bao vây bởi lăng kính tiêu cực, nhưng vẫn mong muốn thay đổi và tận hưởng cuộc sống tích cực, thì đây là 4 điều này sẽ giúp bạn.

4 Điều giúp bạn thanh lọc tâm hồn giữa cuộc sống tiêu cực

Con người chúng ta mỗi ngày đều phải đối mặt với những áp lực dù vô hình hay hữu hình. Khi một đứa trẻ bắt đầu nhận thức, những mối bận tâm bắt đầu hiện hữu. Theo tuổi tác lớn dần, mối lo càng phức tạp hơn, khiến ta căng thẳng và áp lực, cuộc sống trở nên chán nản, gò bó.

Nếu chẳng may bạn bị bao vây bởi lăng kính tiêu cực, nhưng vẫn mong muốn thay đổi và tận hưởng cuộc sống đầy ý nghĩa, thì đây là 4 điều giúp bạn thanh lọc tâm hồn và truyền cho bạn năng lượng cuộc sống tích cực.

Tự tạo cho mình “sự chuẩn mực’’

Muốn sống tích cực cần có “sự chuẩn mực” cho riêng mình để tin tưởng vào những điều bản thân cho là đúng đắn và phù hợp sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Muốn sống tích cực, cần có “sự chuẩn mực” cho riêng mình, để tin tưởng vào những điều bản thân cho là đúng đắn và phù hợp.

Chúng ta thường rất hay để tâm đến cái nhìn và đánh giá của người khác về mình mà quên rằng tất thảy là do bản thân quyết định. Các thí nghiệm của nhà tâm lý học John Bargh thuộc Đại học New York về “tính tự động của hành vi xã hội” (automaticity of social behavior) cho thấy, chúng ta thường đánh giá mọi người dựa trên các khuôn mẫu vô thức, và ta không thể không làm điều đó. Chúng ta cũng có khuynh hướng tin tưởng tuyệt đối khuôn mẫu của các nhóm xã hội mà ta xem mình là một phần trong đó.

Tuy nhiên, Bargh chia sẻ trên trang Psychology Today rằng “khuôn mẫu là những phân loại vô lý”. Chuẩn mực xã hội là những cái chung, cơ bản nhất để con người định hình hành vi, nhưng nó không thể hiện bản sắc cá nhân. Mỗi cá thể đều có những suy nghĩ riêng biệt, cách nhìn nhận khác nhau về cùng một vấn đề.

“Sự chuẩn mực” cho riêng mình chính là tin tưởng vào những điều bản thân cho là đúng đắn và phù hợp. Hành xử, và làm việc theo đúng lương tâm và có chừng mực. Hãy chọn cho mình những điều hướng về “sự sống” đầy mãnh liệt, và đừng nên quá để tâm và đa cảm về những lời nói, hay hành động không hay của người khác.

Paulo Coelho (tác giả của cuốn “Nhà giả kim”) từng nói : “Bạn tin mình là gì, thì bạn chính là như vậy” (You are what you believe yourself to be). Bạn không cần phải giống người khác, hay cố làm theo những gì đi ngược lại với giá trị cốt lõi của mình. Nếu tin tưởng và giữ được “sự chuẩn mực” của bản thân, dù bạn có vấp ngã cũng có thể tự đứng dậy và cải thiện.

Đọc sách

Đọc sách rất quan trọng, nhưng để tìm được động lực và duy trì thói quen đọc sách thì không phải ai trong chúng ta cũng làm được. Đọc sách ở đây không phải là đọc nhiều, mà cần có chọn lọc và được truyền cảm hứng từ những cuốn sách đó.

Friedrich Nietzsche – nhà triết học nổi tiếng người Phổ viết trong cuốn “Tri thức hân hoan” (nguyên gốc tiếng Đức là “Die fröhliche Wissenschaft”) như sau:

“Những quyển sách mà chúng ta phải đọc là những quyển sách như sau đây:

Những quyển sách mà trước khi đọc và sau khi đọc xong, chúng ta có thể nhìn thấy thế giới hoàn toàn khác biệt.

Những quyển sách dẫn dắt chúng ta đến vùng đất xa xăm nào đó của cuộc đời này.

Những quyển sách giúp chúng ta nhận ra tâm hồn mình được gột rửa nhờ đọc nó.

Những quyển sách trao cho chúng ta lòng dũng cảm và trí tuệ mới.

Những quyển sách trao cho chúng ta cặp mắt mới, nhận thức mới về tình yêu và cái đẹp.”

Phương pháp đọc sách nên thực hiện là đọc và cảm nhận theo cách của riêng mình, đọc để tiếp thu cái nhìn, trải nghiệm, sự thức tỉnh, và lòng vị tha với cuộc đời. Không nhất thiết phải đọc những quyển sách nổi tiếng, mà hãy tìm đến những cuốn sách “dành cho mình”, giúp bản thân trở nên lạc quan, tốt đẹp hơn.

Để sống tích cực hơn không nhất thiết phải đọc những quyển sách nổi tiếng mà hãy tìm đến những cuốn sách “dành cho mình” sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Để sống tích cực hơn, không nhất thiết phải đọc những quyển sách nổi tiếng, mà hãy tìm đến những cuốn sách “dành cho mình”.

Thay đổi cách nhìn

Cách nhìn của con người thay đổi theo thời gian và xu hướng xã hội. Chẳng hạn, trước đây, việc công nhận giới tính thứ ba bị cho là trái với đạo đức xã hội và bị cộng đồng dè bỉu. Hiện nay, tuy cái nhìn tiêu cực về cộng đồng LGBT+ vẫn còn tồn tại trong xã hội, nhưng ít nhất họ đã có được những tín hiệu khả quan khi có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này có nghĩa là họ đang dần được công nhận và được pháp luật bảo hộ.

Chúng ta học lịch sử không chỉ để cung cấp kiến thức về xã hội mà còn để tìm hiểu về sự thay đổi và phát triển của xã hội. Từ đó, ta rèn luyện việc nhìn nhận đa chiều trong mọi tình huống, để linh hoạt hơn, thấu hiểu hơn và vị tha hơn trong cách xử lý vấn đề.

Có trong mình đam mê

Đam mê là tên gọi lớn của sở thích. Sở thích bắt nguồn từ những điều quen thuộc như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, ăn uống,…, còn đam mê là khi ta hành động vì sở thích.

Đam mê là tên gọi lớn của sở thích Đam mê không phải món quà trời ban mà mỗi người cần phải tự mình khám phá lấy sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đam mê là tên gọi lớn của sở thích. Đam mê không phải món quà trời ban, mà mỗi người cần phải tự mình khám phá lấy.

Tuy nhiên, đam mê không tự nhiên xuất hiện, mà mỗi người cần phải tự mình khám phá ra, bằng cách va chạm với cuộc sống, không ngừng trải nghiệm và chiêm nghiệm. Sự khám phá đó sẽ giúp ta hiểu thêm về mình, thúc đẩy ta hành động và không ngừng nỗ lực trên con đường chinh phục đam mê. Có đam mê sẽ đưa chúng ta đến mơ ước, từ ước mơ lại đưa ta đi khám phá khả năng của mình.

Bài viết này được thực hiện bởi Esala.

Xem thêm:
[Bài viết] Câu thần chú giúp bạn yên tâm sống
[Bài viết] Làm gì khi nỗ lực rồi nhưng tương lai vẫn vô định?