6 Biện pháp giữ an toàn khi phải đi ăn ngoài trong mùa dịch | Vietcetera
Billboard banner
20 Thg 03, 2020
Thưởng ThứcOff The Menu

6 Biện pháp giữ an toàn khi phải đi ăn ngoài trong mùa dịch

Đôi khi, bạn sẽ phải chấp nhận việc bước ra ngoài hàng quán vì một vài nguyên nhân bất khả kháng. Sau đây là 6 lưu ý khi đi ăn ngoài được đề xuất bởi các chuyên gia y tế và sức khoẻ cộng đồng.

6 Biện pháp giữ an toàn khi phải đi ăn ngoài trong mùa dịch

Những ngày qua, chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thị trường ăn uống, giải trí tại Việt Nam trải qua nhiều biến động. Người dân hạn chế xuất tại những nơi công cộng. Tất cả tụ điểm đông người như rạp chiếu phim, quán bar, beer club, vũ trường, massage, game online và sân khấu đều phải tạm đóng cửa.

Đối diện trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, tự nấu và đặt giao đồ ăn dĩ nhiên được mọi người ưu tiên hơn cả. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua thức ăn. Thay vào đó, khả năng lây nhiễm virus corona thường nằm ở việc tương tác giữa người với người, và việc tiếp xúc với các bề mặt công cộng.

Những ngày qua chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID19 thị trường ăn uống giải trí của thế giới trải qua nhiều biến động sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Những ngày qua, chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thị trường ăn uống, giải trí của thế giới trải qua nhiều biến động.

Thế nhưng, không phải lúc nào bạn cũng có thể ở nhà như mong muốn. Đôi khi, bạn sẽ phải chấp nhận việc bước ra ngoài hàng quán vì một vài nguyên nhân bất khả kháng.

Hiện nay, giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh là trách nhiệm xã hội của mọi người. Nhằm hỗ trợ bạn thực hiện tốt nghĩa vụ này, sau đây là 6 lưu ý khi đi ăn ngoài được đề xuất bởi các chuyên gia y tế và sức khoẻ cộng đồng.

Xác định mức rủi ro sức khỏe của bản thân

Trước khi lo lắng về khả năng bản thân sẽ bị lây nhiễm khi bước ra ngoài, hơn hết bạn nên nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của chính mình theo hướng dẫn của CDC. Ngoài ra, những cá nhân thuộc trong nhóm rủi ro cao – tức người trên 60 tuổi và người có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim – cũng nên hạn chế đi ăn ngoài trong thời điểm này.

Phó giáo sư Knight giải thích rằng khi mang trong mình một căn bệnh khác liên quan đến hô hấp hệ miễn dịch của tại bạn hiện đang chịu tổn thương Từ đó khả năng virus corona xâm nhập vào cơ thể bạn cũng sẽ cao hơn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Phó giáo sư Knight giải thích rằng khi mang trong mình một căn bệnh khác [liên quan đến hô hấp], hệ miễn dịch của tại bạn hiện đang chịu tổn thương. Từ đó, khả năng virus corona xâm nhập vào cơ thể bạn cũng sẽ cao hơn.

“Nếu bạn đang cảm thấy không khoẻ hoặc có các vấn đề liên quan đến hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, hãy hạn chế đi ăn ở bên ngoài,” ông Michael Knight, Phó giáo sư ngành Dược thuộc Đại học Dược & Khoa học Sức khỏe George Washington cho biết. Mục đích của việc làm không chỉ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác, mà còn nhằm bảo vệ chính mình.

Phó giáo sư Knight giải thích rằng khi mang trong mình một căn bệnh khác, hệ miễn dịch của tại bạn hiện đang chịu tổn thương. Từ đó, khả năng virus corona xâm nhập vào cơ thể bạn cũng sẽ cao hơn.

Không chọn hàng quán đông người. Không đi ăn vào giờ cao điểm

Hiện tại, nhiều quốc gia đang khuyến nghị người dân thực hiện cách ly xã hội (social distancing) bằng cách làm việc tại nhà và hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Nếu bắt buộc phải đi ăn ngoài vào mùa dịch, bạn nên chủ động chọn địa điểm dựa theo bốn tiêu chí cơ bản: Quen thuộc, sạch sẽ, không quá đông người và khoảng cách giữa các bàn ăn luôn rộng rãi.

Bạn nên ưu tiên sắp xếp thời gian cuộc hẹn vào các khung giờ ‘thưa khách’ và khoảng cách giữa các bàn ăn tại địa điểm luôn rộng rãi sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Bạn nên ưu tiên sắp xếp thời gian cuộc hẹn vào các khung giờ ‘thưa khách’ và khoảng cách giữa các bàn ăn tại địa điểm luôn rộng rãi.

Vào giờ cao điểm, khả năng giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (khoảng 1.83m) giữa mọi người vốn là điều gần như bất khả thi. Vì lẽ đó, bạn nên ưu tiên sắp xếp thời gian cuộc hẹn vào các khung giờ ‘thưa khách’ của nhà hàng hoặc quán ăn đó.

Nếu đi ăn buffet, bạn nên chọn những nơi phục vụ theo hình thức buffet tại bàn

Các địa điểm theo phong cách tự phục vụ thường sở hữu lượng khách đông đảo. Mỗi lần tự đi lấy thức ăn sẽ là một lần bạn tiếp xúc gần với người lạ. Những dụng cụ ăn uống trên quầy cũng được mọi người sử dụng chung.

Theo một số nhà khoa học, virus corona có khả năng sống ở các bề mặt của dụng cụ ăn uống trong vài giờ đồng hồ cho đến vài ngày. Cho nên, vào thời điểm này, bạn có thể hạn chế đến những nhà hàng tự phục vụ. Hoặc bạn có thể lựa chọn những nhà hàng buffet có nhân viên phục vụ và đồ ăn được nấu chín ngay tại bàn.

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay là việc làm “tối quan trọng” trong công tác phòng chống dịch. Đây được xem là cách phòng ngừa mang tính hiệu quả cao hơn so với việc đeo khẩu trang.

Để phòng bệnh, hãy rửa tay bằng xà phòng cùng nước sạch hoặc sử dụng nước rửa tay khô chứa cồn ít nhất 20 giây. Không nhất thiết chỉ vệ sinh tay trước và sau khi ăn, hãy rửa tay thường xuyên nhất có thể, bất kể bạn vừa chạm vào tay nắm cửa, cuốn thực đơn hay vừa thanh toán…

Tạm ngừng thể hiện tình cảm qua cách san sẻ đồ ăn

Chia sẻ đồ ăn là một cử chỉ tạo thiện cảm thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Song, trong mùa dịch, chúng ta đành phải tạm ngưng thể hiện sự quan tâm theo kiểu này. Giáo sư Amy Sapkota thuộc trường Đại học Sức khoẻ Cộng Đồng Maryland khuyên mọi người nên hạn chế chia sẻ đồ ăn, đồ uống trực tiếp và tránh dùng chung dụng cụ ăn như đũa, thìa.

Đối với văn hoá ăn uống theo nhóm của người châu Á mỗi người nên chuẩn bị chén và dĩa riêng Ngoài ra trên bàn ăn mọi người cần trang bị thêm những dụng cụ chuyên dùng để gắp thức ăn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Đối với văn hoá ăn uống theo nhóm của người châu Á, mỗi người nên chuẩn bị chén và dĩa riêng. Ngoài ra, trên bàn ăn, mọi người cần trang bị thêm những dụng cụ chuyên dùng để gắp thức ăn.

Đối với văn hoá ăn uống theo nhóm của người châu Á, cô khuyến khích mỗi người nên chuẩn bị chén và dĩa riêng. Ngoài ra, trên bàn ăn, mọi người cần trang bị thêm những dụng cụ chuyên dùng để gắp thức ăn.

Cập nhật những thông tin mới và chuẩn xác nhất

Tình hình dịch bệnh thay đổi từng ngày, nên điều bạn phải làm mỗi ngày là hãy luôn cập nhật “sát sao” những thông tin từ Bộ Y tế và báo chí chính thống. Ngoài ra, bạn đừng quên tải thêm ứng dụng NCOVI để vừa có thể hỗ trợ công tác phòng chống, vừa có thể theo dõi diễn biến của đại dịch.

Bài viết được chuyển ngữ bởi Dương Quỳnh Anh từ bài viết gốc của Jenny G. Zhang, đăng trên Eater.

Xem thêm:
[Bài viết] Những địa điểm ăn uống bạn có thể thử trong mùa dịch này
[Bài viết] Làm việc tại nhà mùa COVID-19, cách nào để không trì trệ?