Từ đam mê đến phát kiến làm giày cà phê của doanh nhân 8x Việt Nam | Vietcetera
Billboard banner
25 Thg 11, 2019
Thời TrangKinh doanh Thời trang

Từ đam mê đến phát kiến làm giày cà phê của doanh nhân 8x Việt Nam

Vì một tình yêu và một nỗi niềm trăn trở với vấn đề bảo vệ môi trường, Lê Thanh, chàng Kỹ sư Hoá của Đại học Bách khoa TP.HCM, đã ra mắt thương hiệu ShoeX và phiên bản giày cà phê ShoeXcoffee đầy ấn tượng.

Từ đam mê đến phát kiến làm giày cà phê của doanh nhân 8x Việt Nam

Từ đam mê đến phát kiến làm giày cà phê của doanh nhân 8x Việt Nam

Theo một bài phân tích trên Business Insider, sản xuất thời trang chiếm hơn 10% khí thải carbon của con người, làm khô hạn nhiều nguồn nước và ô nhiễm các con sông, hồ ở nhiều nơi. Thậm chí, hằng năm, hơn 85% nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm lỗi thời hoặc quá hạn sử dụng sẽ được đưa đến những hố rác khổng lồ, không hề được tiêu huỷ hay xử lý theo đúng quy chuẩn. Không nói xa xôi, chỉ việc giặt đồ hằng ngày của bạn thôi, đã thải ra hơn 500.000 tấn sợi vi sinh (microfibers) vào đại dương mỗi năm. Con số này tương đương với khoảng 50 tỷ chai nhựa. Một con số khổng lồ!

Vì một tình yêu và một nỗi niềm trăn trở với những vấn đề rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, “Làm gì để hạn chế rác thải?”, “Làm sao để không bị lãng phí?”, “Làm thế nào để tạo ra những giá trị bền vững với môi trường?”… Anh Lê Thanh, cựu sinh viên Khoa Kỹ thuật Hoá học của Đại học Bách Khoa TP.HCM, đã ra mắt thương hiệu ShoeX và phiên bản giày cà phê ShoeXcoffee đầy ấn tượng để phần nào giải quyết những trăn trở về môi trường của mình.

Từ đam mecirc đến phaacutet kiến lagravem giagravey cagrave phecirc của doanh nhacircn 8x Việt Nam1
Thay vì tìm kiếm nguyên liệu mới, chúng ta hoàn toàn tận dụng được những điều có sẵn như cà phê và nhựa đã qua sử dụng. ShoeXcoffee chính là thế! | Nguồn: ShoeX.

Với kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc nhiều năm trong lĩnh vực thời trang với thương hiệu giày tây Verista Bespoke, hơn ai hết, Lê Thanh quan ngại về việc sản phẩm giày truyền thống có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng là vấn đề vô cùng nhức nhối mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt trong thời điểm hiện tại. Thay vì lên đường tìm kiếm những cái mới, Lê Thanh lại nhìn về vòng đời của những sản phẩm tiêu dùng, tìm cách để tái sử dụng những chất liệu đó một cách tốt nhất.

Bằng những kinh nghiệm và kiến thức bản thân có được trong những năm rong ruổi khắp Canada và các nước khác, anh nhận thấy ngay cả một đứa trẻ ở Brazil cũng biết thế nào là bền vững. Từ đó, Lê Thanh càng có thêm nhiều động lực để trở về quê nhà và hành động. Làm sao để gắn kết thương hiệu “đo ni đóng giày” mình đang có với xu hướng sống xanh ngày nay của giới trẻ. Và anh đã tìm ra câu trả lời ở cà phê, loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Từ đam mecirc đến phaacutet kiến lagravem giagravey cagrave phecirc của doanh nhacircn 8x Việt Nam2
Đế giày êm nhẹ với phần gót cao đến 3,5cm và chứa 150 gram cà phê trong đế, mũ giày từ sợi cà phê. | Nguồn: ShoeX.

Uống một ly cà phê rồi đặt mua một đôi giày trên mạng, nó dễ lắm! Nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi rằng, cà phê mình uống xong rồi sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, đôi giày mình mang chán chê, hư hỏng rồi vứt đi sẽ như thế nào?

Có thể nói, ý tưởng kết hợp giày từ cà phê và nhựa không còn là mới trên thế giới. Bản thân Thanh cũng hiểu mình không phải là người duy nhất trong lĩnh vực này. Vì vậy anh và đội ngũ sáng tạo của ShoeX đã cố gắng nghiên cứu, ứng dụng những gì mình đang có để tạo nên sự khác biệt của sản phẩm. Kết quả cuối cùng là sản phẩm mà bạn đang thấy–một đôi giày với phần đế chứa hơn 150 gram cà phê nhưng vẫn đảm bảo được độ êm, nhẹ, bền và tính thông thoáng khi trải nghiệm.

Từ đam mecirc đến phaacutet kiến lagravem giagravey cagrave phecirc của doanh nhacircn 8x Việt Nam3
Giày cà phê ShoeX – một bước tiến mới của thị trường làm giày vì môi trường. | Nguồn: ShoeX.

Có ba đôi giày mà bất cứ người đàn ông nào cũng cần phải có trong cuộc đời của họ. Khi còn trẻ, họ ưa chuộng sự năng động của giày thể thao và sandals, trưởng thành thêm chút nữa, họ lại cần đến vẻ chững chạc của giày tây. Ở ShoeX, nam giới tìm được cả hai yếu tố đó trong một thiết kế–đủ chín chắn, đủ trưởng thành, đủ từng trải, và đủ tinh tế để định hình phong cách cá nhân ở độ tuổi bắt đầu sự nghiệp. Có thể nói, điều một người đàn ông cần không phải là níu kéo những đôi sneakers thời trẻ, mà là bổ sung thêm một đôi ShoeXcoffee vào tủ giày của mình.

Tuy giải quyết được một phần vấn đề môi trường với sự kết hợp giữa cà phê và nhựa tái chế, đây vẫn còn là một chặng đường dài với người trẻ Việt Nam nói chung và thương hiệu ShoeX nói riêng.

Từ đam mecirc đến phaacutet kiến lagravem giagravey cagrave phecirc của doanh nhacircn 8x Việt Nam4
ShoeXcoffee – Làm vì môi trường, làm vì người Việt Nam! | Nguồn: ShoeX.

Với sự hưởng ứng của phần đông thế hệ trẻ trong những vấn đề về môi trường, và sự thay đổi của các nhãn hàng lớn trong việc tái chế và các phát kiến bền vững liên quan đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), ShoeX hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển và không chỉ dừng lại ở cà phê trong mỗi đôi giày, mà nhiều sản phẩm đa dạng hơn, phục vụ không giới hạn cho các nhu cầu của người tiêu dùng.

Khách hàng ShoeX–dù mua hàng online qua website hay tại cửa hàng 56 Lê Thánh Tôn, Quận 1–đều có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm với chính sách chăm sóc và bảo hành sản phẩm đảm bảo như cam kết bảo hành 365 ngày và bảo dưỡng trọn đời. Bởi theo tôn chỉ của ShoeX, bảo vệ môi trường là học cách thay đổi, học cách hành động, học cách ứng dụng những lý thuyết vào chính cuộc sống hằng ngày của mình, thay vì chỉ lên mạng cổ vũ được tinh thần “Sống Xanh” được một ngày, hai bữa.

Xem thêm:

[Bài viết] Người trẻ Việt và bảo vệ môi trường: là ý thức hay mãi là trào lưu?

[Bài viết] Vì sao việc sống xanh vẫn còn “chậm” ở các đô thị “nhanh”?