5 Tâm lý tiêu cực mà người thành công thường gặp phải | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
30 Thg 05, 2021
Tâm Lý Học

5 Tâm lý tiêu cực mà người thành công thường gặp phải

Người thành công không hẳn là chẳng còn gì phải lo lắng như nhiều người nghĩ. Nhiều người chỉ không thể hiện ra những hy sinh và suy nghĩ tiêu cực của mình.
5 Tâm lý tiêu cực mà người thành công thường gặp phải

Nguồn: Anh Thư Ng @immortal_wrust cho Vietcetera.

Nhìn vào những người đạt thành tựu lớn, ai ai cũng ngưỡng mộ, khen ngợi, "xin vía", và nghĩ ắt hẳn cuộc đời họ chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Thế nhưng nhà tâm lý học và hoạt động xã hội Amy Morin cho biết, đôi khi dưới tảng băng nổi của sự thành công là những hy sinh, trăn trở và thậm chí là vấn đề tâm lý dai dẳng, chẳng hạn như 5 vấn đề dưới đây.

1. Hội chứng kẻ giả mạo

Hội chứng kẻ giả mạo (imposter syndrome) chỉ cảm giác dai dẳng rằng mình không đủ giỏi và sợ bị người khác vạch trần rằng mình không xứng đáng với thành công đạt được.

Đây là tâm lý thường gặp ở những người có nhiều thành công, bất kể giới tính. Họ luôn cho rằng thành tựu của mình là do các yếu tố như may mắn hoặc được “quý nhân” giúp đỡ. Sự nghi ngờ này khiến họ lại càng lao vào làm việc nhiều hơn, nhưng không chịu ghi nhận bất cứ thành tựu nào cho mình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện tâm lý này, chủ yếu đến từ:

  • Gia đình và xã hội coi trọng thành tích: Những cha mẹ kỳ vọng lớn với con, đặt nặng thành công và hy vọng của mình lên thế hệ sau có thể vô tình khiến đứa trẻ hình thành suy nghĩ bản thân không đủ tốt, luôn có những gì “tốt hơn” chờ phía sau
  • Tính cách cầu toàn, luôn muốn bản thân hoàn hảo hơn nên hiếm khi thực sự hài lòng với những gì đã đạt được.
  • So sánh với bạn bè đồng trang lứa, áp lực bởi độ tuổi của những người thành đạt đang ngày càng nhỏ hơn.

2. Nỗi sợ thất bại và mất đi tất cả

Có một sự thật là chúng ta sở hữu càng nhiều thì càng có nhiều thứ để mất, do đó một số người khi thành công lại càng thấy sợ hãi. Họ lo lắng rằng chỉ cần một quyết định sai lầm sẽ khiến mọi thứ “đổ sông đổ bể”.

titleTacircm lyacute tiecircu cực khi thagravenh cocircng Tacircm lyacute tiecircu cực khi thagravenh cocircng
Người thành công dễ lo sợ rằng chỉ một nước đi sai thì mọi công sức sẽ đổ bể.

Những phiền muộn này lại buộc họ vào guồng làm việc không ngơi nghỉ và tạo ra một vòng tròn tâm lý tiêu cực lên bản thân, dần dà còn ảnh hưởng đến những người thân cận.

Các yếu tố có thể dẫn đến nỗi sợ thất bại và mất mát này:

  • Gia đình kỷ luật thép: Tương tự như trên, cha mẹ nghiêm khắc và chỉ trích nặng nề mỗi khi con mắc lỗi sẽ để lại ký ức không tốt về những lần “thất bại”. Họ tiếp tục kéo dài nỗi sợ này đến khi trưởng thành.
  • Chấn thương tâm lý: Những ai từng có ký ức không tốt về những trải nghiệm khó khăn hoặc thất bại sẽ khiến họ sợ hãi phải đối mặt với nó thêm lần nữa.
  • Sự cầu toàn không đáng có của bản thân và định nghĩa chưa đúng về sự thất bại.

3. Lý do đằng sau thành công của họ

Những người đạt thành tựu lớn thường có đặc điểm chung là luôn cố gắng làm việc, kiên nhẫn, chịu áp lực tốt hơn những người khác. Tuy nhiên, phiên bản thành công của mỗi người lại khác nhau. Đôi khi động lực và nguyên nhân đưa họ đến thành tựu hiện tại không đến từ mong muốn thật sự, mà là vì nỗi sợ thất bại và để làm hài lòng người khác.

Ví dụ, một đứa trẻ thường bị bố mẹ nói rằng "Con sẽ chẳng làm nên trò trống gì được" sẽ cố gắng thành công để chứng minh điều đó là sai. Hoặc một người cố thành công để trả thù ai đó (chồng/vợ cũ, người yêu cũ, sếp cũ,...). Những thành quả trước mắt có thể giúp họ tạm thời hài lòng, còn những gì ngổn ngang trong suy nghĩ và cảm xúc của họ thì chưa được giải quyết.

4. Tội lỗi vì thành công của mình

Mặt trái của thành công chính là việc bạn cần xử lý chúng như thế chúng như thế nào. Những người này dễ cảm thấy bản thân quá được ưu ái, quá may mắn với những gì họ có đến mức cảm thấy tội lỗi với những ai chưa đạt được kết quả như mình.

Tacircm lyacute tiecircu cực khi thagravenh cocircng
Những người thành công cảm thấy mình chỉ "may mắn" thì đồng thời cũng thấy tội lỗi vì thành công của mình.

Nguyên nhân đằng sau là:

  • Nỗi sợ phải mặt với các ý kiến trái chiều: Đặc biệt là phụ nữ bởi họ thấy bản thân không phù hợp với khuôn mẫu giới của xã hội và thường cho rằng thành công sẽ đem đến kết quả không tốt đẹp.
  • Thiếu tin tưởng vào bản thân (self-efficacy): Họ không biết phải tiếp tục thành công như thế nào, liệu bản thân có đủ khả năng để tiếp tục hành động xứng với mong đợi đặt lên mình hay không.
  • Các trang mạng xã hội (như Facebook, LinkedIn): Một cú click là có thể biết được tiểu sự dấu mốc cuộc đời của một người. Họ rất dễ gặp các kiểu bình luận như: “Ôi bạn giỏi thế, trong khi mình chả làm được gì như này đây.” Dần dà những gánh nặng tâm lý này sẽ khiến họ rơi vào mặc cảm tội lỗi, như chán ghét bản thân mình.

5. Cảm giác cô đơn và trống rỗng

Con đường đến thành công, dù là thành công theo bất kỳ nghĩa nào, đều không dễ dàng và không phải lúc nào cũng có người kề bên. Họ thường phải chịu nhiều áp lực nặng nề, đôi khi còn phải hy sinh một số sở thích cá nhân, các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình để tập trung tâm trí vào mục tiêu trước mắt.

Ngoài sự cô đơn, người đạt thành tựu lớn còn có thể phải trải qua những cảm giác trống rỗng – thành công nhưng trong lòng không hạnh phúc như mình tưởng tượng.

Nguyên nhân của những cảm xúc này thường là:

  • Cảm giác thành công nguỵ biên: Bạn dự đoán mình sẽ thành công với mục tiêu đã đề ra, và hệ thần kinh tưởng thưởng tạo ra sự dễ chịu. Vì thế, đến khi bạn thực sự đạt được thành công thì không còn hài lòng nhiều như trước nữa.
  • Cách nuôi dạy của gia đình và văn hoá xã hội : Gia đình truyền thống Á Đông thường theo chủ nghĩa tập thể, khiến ta phụ thuộc vào người khác và cộng đồng rất nhiều để thấy rõ giá trị cá nhân. Do vậy khi thành công “một mình”, những người này dễ cảm thấy cô đơn.
  • Định nghĩa sai lầm về thành công: Họ chưa tìm thấy được mục tiêu thực sự cho những cố gắng vừa qua, nên khi đạt được một dấu mốc nhất định họ dễ cảm thấy mơ hồ và lạc lối.

Nên làm gì khi để bớt nghi ngờ và lo âu khi đạt được những thành tựu lớn?

  • Tập đặt các mục tiêu có giá trị thật sự với bản thân chứ không phải cho người khác. Nó nên hướng vào những gì chúng ta mong muốn trong cuộc sống và phù hợp với hướng đi của mình.
  • Dành khoảng nghỉ cho bản thân, có thể là dành thời gian cho các sở thích, đi du lịch hoặc nghỉ ngơi đơn thuần.
  • Chiêm nghiệm lại sau một khoảng thời gian làm việc chăm chỉ. Bạn có thể đào sâu về cảm xúc và hành trình đã dẫn đến thành tựu hôm nay: Mình đã học được bài học gì? Mình đã sử dụng kỹ năng nào? Đâu là điểm mạnh của mình? Mình cảm thấy tự tin về điều gì nhất?
  • Định nghĩa lại thành công là gì, hiểu rằng nó không thể định nghĩa toàn bộ con người mình và nó có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh.
  • Học cách yêu lấy sự không-hoàn-hảo của bản thân. Bạn có thể viết nhật ký biết ơn (gratitude journal), chia sẻ những bài học mình đã học được cho mọi người như một cách để ghi nhận những cố gắng và thành công của chính mình.