*Có trách nhiệm khi sử dụng đồ uống có cồn. Vui lòng không chia sẻ nội dung này với những người chưa đủ tuổi hợp pháp để sử dụng đồ uống có cồn.
Trong một khảo sát với 300,000 người tại Mỹ, có đến 63% đàn ông nghĩ rằng họ nên trả tiền cho buổi hẹn đầu tiên. Trong khi đó, chỉ có 46% phụ nữ nghĩ vậy.
“Ai nên trả tiền?” vẫn là một vùng xám trong một buổi hò hẹn. Nếu nam giới bắt buộc trả tiền trong cuộc hẹn nam-nữ, liệu có phải là bất bình đẳng giới? Nếu ở trong một mối quan hệ đồng giới, ai sẽ là người nên trả?
Trong Cởi Mở Happy Hour tập 8, các host Dustin, Trang Nguyễn cùng bartender Leo đã cùng khám phá vùng xám này, để đưa ra câu trả lời.
Ai trả tiền - Hơn cả câu chuyện về tài chính
Pink tax (thuế hồng hay thuế sắc đẹp) được hiểu là những phương thức định giá khiến các sản phẩm và dịch vụ dành cho phái nữ có giá trị cao hơn so với sản phẩm tương đương dành cho nam giới. Vì lẽ đó, để chăm sóc chính mình, phụ nữ thường phải trả nhiều hơn so với đàn ông.
Theo Trang Nguyễn, trong một cuộc hẹn, những gì được khoác lên mình phái nữ thường cũng tốn nhiều chi phí hơn như dụng cụ make up, sản phẩm dưỡng da, quần áo cùng những phí chìm khác.
Nếu không trang điểm và xuất hiện với bộ dáng bình thường trong buổi hẹn đầu, người phụ nữ cũng dễ dàng bị đánh giá hơn nửa còn lại. Kinh nghiệm của Leo cũng cho rằng khi phái nữ không “diện” trong những buổi hẹn đầu, nhiều khả năng họ không có nhu cầu tiến xa hơn trong mối quan hệ.
Vì lẽ đó, theo Dustin, người phụ nữ xứng đáng được mời nước trong buổi hẹn đầu tiên. Đây không hẳn là vì sự bất bình đẳng giữa hai giới. Việc mời nước chỉ đơn giản là sự chia sẻ với gánh nặng về kinh tế vẫn còn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Ngoài câu chuyện về thuế hồng, tư duy “nam giới bắt buộc phải là người trả tiền” cùng những cách phái nam làm để chứng tỏ mình là người có quyền lực hơn nên phải trả tiền cũng là một phần của phân biệt giới thiện cảm (benevolent sexism).
Những câu vô hình trung ép buộc phụ nữ vào hình ảnh yếu thế hơn như: “Để anh trả tiền, anh là đàn ông mà” hoặc sự khoe khoang về khả năng tài chính đều có thể là hành vi thể hiện sự phân biệt giới.
Ngay trong cộng đồng LGBT+, mọi người dễ có xu hướng xác định top và bottom, từ đó nghiễm nhiên cho rằng top sẽ đóng vai đàn ông - người chi trả cho những cuộc hẹn. Theo chia sẻ của Dustin, vị trí của một ai đó ở trong thời gian riêng tư không liên quan đến việc xử lý hóa đơn (bill). Cả hai có thể thay phiên nhau trả, hoặc mời nhau để thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
“Ai trả tiền?” cùng những hiểu lầm thường thấy
“Ai mời người đó trả tiền?”
Theo Dustin Nguyễn và Trang Nguyễn, khi bắt đầu cuộc hẹn, người nói chữ “mời” sẽ luôn được ngầm hiểu là người chi trả cho buổi hẹn.
Nếu xác định không muốn tốn chi phí cho phần nước của người còn lại, bạn có thể dùng từ nhẹ nhàng hơn như “rủ”, “đi chung” để đối phương không hiểu lầm.
Việc ai mời người ấy trả tiền cần phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Mối quan hệ giữa hai bên
- Buổi hẹn ấy nhân dịp gì
Thông thường, khi là buổi hẹn hò đầu tiên, phái nam có thể là người trả tiền. Trường hợp gặp gỡ với các khách hàng, người mời đối phương cũng được hiểu là người sẽ thanh toán cho buổi hẹn.
Chia đồng đều
Nếu không ai muốn trả cho người còn lại, liệu có thể chia đều cho tất cả những ai tham gia cuộc hẹn? Là một bartender kỳ cựu, Leo cho biết việc này có thể gây khó khăn cho các nhóm bạn khi đến bar, vì tửu lượng mỗi người sẽ có sự khác biệt, và giá tiền mỗi loại đồ uống cũng sẽ khác.
Để tránh những rắc rối về sau, các bartender sẽ thường hỏi những nhóm bạn ngay từ đầu về việc tách hóa đơn.
Bí kíp để việc trả tiền không còn khó xử
Dù việc trả tiền cho buổi hẹn có thể hiện việc mình là một quý ông hay không, vẫn nên có những quy tắc bạn nên tuân thủ nếu muốn có một cuộc vui trọn vẹn.
- Quản lý kỳ vọng: Không có kinh tế cũng không sao, điều quan trọng nhất là chọn nơi phù hợp với khả năng tài chính của bạn nếu muốn mời người khác. Trong mối quan hệ bạn bè, không nên quá đặt nặng vấn đề ai sẽ là người mời những người còn lại.
- Giao tiếp: Trước khi có dự định mời nước, hãy luôn tự trao đổi với chính mình về khả năng kinh tế của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với đối phương về những kỳ vọng của mình.
Việc ai trả tiền trong một buổi đi bar cũng là một cách giúp bạn hiểu thêm về quan điểm bình đẳng giới cũng như tương lai mối quan hệ với họ.
Và để giữ vững một mối quan hệ, việc thành thật, không chỉ về suy nghĩ mà còn về tài chính với đối phương, và với bản thân, cũng là một điều quan trọng.
Zacapa Rum là dòng rượu rum cao cấp được sản xuất tại Guatemala. Mỗi chai rượu là một tác phẩm nghệ thuật truyền tải sự nhẫn nại, nồng nàn, chất lượng và điêu luyện trong cách pha trộn. Từng bước tạo ra một chai Zacapa đều thấm đẫm tinh thần mãnh liệt của những nữ nghệ sĩ quyền lực tạo ra nó. Rượu Zacapa thuộc về những bàn tiệc giữa bạn bè và cộng đồng quay quần với nhau để thưởng thức niềm vui giản đơn và thắt chặt thêm sự kết nối.
Là bậc thầy pha chế của Zacapa với 36 năm kinh nghiệm, Lorena Vasquez là một trong số ít nữ lãnh đạo trong ngành công nghiệp sản xuất rượu vốn do nam giới thống trị. Cá tính thẳng thắng của Lorena được thể hiện qua phương pháp độc đáo trong pha chế, cô chọn lọc nguyên liệu tốt nhất từ vùng Guatemala để tạo ra một trong những vị rum tuyệt hảo nhất thế giới.
Zacapa vinh dự là thương hiệu đầu tiên được đưa vào Đại sảnh Danh vọng của Lễ hội Rum Quốc tế (the International Rum Festival’s Hall of Fame). Các dòng rượu Zacapa Ambar 12, Zacapa No. 23, và Zacapa XO đã có mặt trong các cửa hàng rượu, quầy bar và nhà hàng trên khắp thế giới.
Tìm hiểu thêm về Zacapa Rum tại đây.
#ZacapaRum #Zacapa #drinkresponsibly18+