Ăn uống lành mạnh khi làm việc tại nhà | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
01 Thg 04, 2020
Off The Menu

Ăn uống lành mạnh khi làm việc tại nhà

Làm việc tại nhà, bạn phải vượt qua nhiều “cám dỗ”. Trong danh sách đó, có lẽ tiêu biểu nhất vẫn là về vấn đề ăn uống.

Ăn uống lành mạnh khi làm việc tại nhà

Làm việc tại nhà, ngoài việc phải vượt qua sự trì trệ, bạn còn phải vượt qua nhiều “cám dỗ” khác. Trong danh sách đó, có lẽ tiêu biểu nhất vẫn là về vấn đề ăn uống.

Nếu khi đi làm, bị “gò bó” bởi nhiều tác động của công việc và môi trường xung quanh khiến bạn thường xuyên bỏ bữa, thì làm việc tại nhà – tại không gian thuộc về của riêng – lại đẩy bạn rơi vào trường hợp ăn uống thiếu kiểm soát.

Làm việc tại nhà ngoài việc phải vượt qua sự trì trệ bạn còn phải vượt qua nhiều “cám dỗ” khác sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Làm việc tại nhà, ngoài việc phải vượt qua sự trì trệ, bạn còn phải vượt qua nhiều “cám dỗ” khác.

Tỉnh táo và lý trí là điều bạn cần nhất trong thời điểm này, không chỉ đối với việc ứng phó dịch bệnh, mà còn ở việc giữ cho bản thân một lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Vậy tại giai đoạn “Work from Home” này, chiến lược dành riêng cho ăn uống của chúng ta phải bao gồm những lưu ý gì?

Tuân thủ kỷ luật thời gian

Nhà trị liệu dinh dưỡng Wilma MacDonald từng cho biết: “Sai lầm thường thấy nhất khi làm việc từ xa là mọi người có xu hướng ăn vặt ‘lung tung’. Chúng ta nên tuân thủ lịch trình ăn uống như mọi ngày – 3 bữa chính cùng vài bữa phụ”.

“Bạn nên bắt đầu buổi sáng bằng những món ăn ấm nóng. Bữa sáng của bạn cần nhiều protein. Vì chúng giúp bạn no lâu và cân bằng lượng đường. Từ đó, nó sẽ phần nào kiềm hãm được nguy cơ “buồn miệng” của bạn,” cô chia sẻ thêm.

Do không phải mất nhiều thời gian để ‘sửa soạn’ và di chuyển nên bạn có thể thong thả tận dụng khoảng thời gian này để ‘nâng cao’ chất lượng bữa sáng của mình hơn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Do không phải mất nhiều thời gian để ‘sửa soạn’ và di chuyển, nên bạn có thể thong thả tận dụng khoảng thời gian này để ‘nâng cao’ chất lượng bữa sáng của mình hơn.

Dù địa điểm là ở nhà – chốn thoải mái nhất của mình – nhưng trên thực tế bạn vẫn đang (phải) làm việc. Cho nên, bạn hãy giữ cho mình giờ giấc sinh hoạt quy củ như mọi khi. Vì điều đó sẽ giúp bạn duy trì được hiệu suất làm việc hiệu quả.

Bên cạnh đó, do không phải mất nhiều thời gian để ‘sửa soạn’ và di chuyển, nên bạn có thể thong thả tận dụng khoảng thời gian đó để ‘nâng cao’ chất lượng bữa sáng của mình hơn.

Không ăn uống và làm việc tại cùng một bàn, cùng một thời điểm

Việc ăn luôn ở trên bàn làm việc không hề giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu thời gian. Trái lại, chính việc làm này chi phối khả năng tập trung của bạn.

Bạn nên phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Giờ ăn thường là khoảng thời gian giúp cơ thể và trí óc của bạn sạc lại năng lượng. Nên bạn đừng để công việc can thiệp vào lúc này.

Việc ăn luôn ở trên bàn làm việc không hề giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu thời gian Trái lại chính việc làm này chi phối khả năng tập trung của bạn trong công việc sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Việc ăn luôn ở trên bàn làm việc không hề giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu thời gian. Trái lại, chính việc làm này chi phối khả năng tập trung của bạn trong công việc.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể sắp xếp cho mình một không gian làm việc riêng và một khu vực chỉ dành cho các hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra, trên bàn ăn, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thiết bị di động.

Khoảng thời gian ở nhà này là cơ hội tốt để bạn luyện tập phương pháp ăn uống chánh niệm. Để từ đó có thể mang đến cho bản thân nhiều lợi ích sức khoẻ mà ngày thường bạn bỏ lỡ.

Thiết lập giới hạn caffeine

Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị, một ngày chúng ta chỉ nên dung nạp 400 milligram caffeine. Một phin cà phê thông thường bao gồm 27 – 173 milligram. Cho nên về cơ bản, khung mức độ này vẫn được các chuyên gia đánh giá là an toàn.

Tuy nhiên, vấn đề thường mắc phải vốn không nằm ở việc tiêu thụ hàm lượng caffeine, mà nó nằm ở cách mọi người phân bổ thời gian uống cà phê.

Nếu bạn uống cà phê trong giờ trưa sau 11h sáng đến 13h chiều nó có thể sẽ làm rối loạn giấc ngủ của bạn sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nếu bạn uống cà phê trong giờ trưa (sau 11h sáng đến 13h chiều), nó có thể sẽ làm rối loạn giấc ngủ của bạn.

Nhà trị liệu dinh dưỡng MacDonald cho biết nếu sử dụng đồ uống chứa caffeine, như cà phê, nước tăng lực…, bạn nên uống trong khoảng từ 9h đến 11h sáng. Bởi sự dung nạp caffeine vào lúc này sẽ không giải phóng chất adrenaline gây gián đoạn tới chu kỳ ngủ và thức của bạn.

Nếu bạn uống cà phê trong giờ trưa (sau 11h sáng đến 13h chiều), nó có thể sẽ làm rối loạn giấc ngủ của bạn.

Uống nước, uống nước và uống nước.

Tuy nước lọc có thể nhàm chán, ‘vô vị’, nhưng ngay từ lúc ngủ dậy, bạn hãy niệm câu thần chú này cho mình.

Khi ‘cơn thèm’ ăn vặt hay cà phê của bạn bỗng trỗi dậy Vào lúc ấy bạn hãy nhanh chóng uống ngay một cốc nước lọc sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Khi ‘cơn thèm’ ăn vặt hay cà phê của bạn bỗng trỗi dậy. Vào lúc ấy, bạn hãy nhanh chóng uống ngay một cốc nước lọc.

Vì vốn dĩ nước lọc vô cùng “quyền năng”. Ngoài những lợi ích ai ai cũng nhiều lần nhắc tới, việc uống nhiều còn giúp bạn hạn chế lối ăn uống thiếu kiểm soát của mình. Bởi nước sẽ tạo cho bạn cảm giác no.

Tip để kích thích bản thân uống nhiều nước hơn chính là bạn hãy để một bình nước lọc ở những nơi ngay tầm mắt và dễ “với tay”.

Khi ‘cơn thèm’ ăn vặt hay cà phê của bạn bỗng trỗi dậy. Vào lúc ấy, bạn hãy nhanh chóng uống ngay một cốc nước lọc. Hiệu quả ‘chặn đứng’ của nó sẽ phát huy ngay tức thì.

Ăn vặt lành mạnh

Nguồn cơn ăn vặt của bạn thường ‘trỗi dậy’ vì đói, hay bạn chỉ muốn dùng đồ ăn để lấp đi cảm giác căng thẳng, cô đơn, buồn chán? Trạng thái quanh quẩn trong nhà khiến chúng ta dễ rơi vào bẫy “ăn theo cảm xúc”.

Nguồn cơn ăn vặt của bạn thường ‘trỗi dậy’ vì đói hay bạn chỉ muốn dùng đồ ăn để lấp đi cảm giác căng thẳng cô đơn buồn chán sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nguồn cơn ăn vặt của bạn thường ‘trỗi dậy’ vì đói, hay bạn chỉ muốn dùng đồ ăn để lấp đi cảm giác căng thẳng, cô đơn, buồn chán?

Và như trên, thay vì nuông chiều thói quen ‘lục’ tủ lạnh, giải pháp tốt nhất lúc này cho bạn là hãy uống ngay một cốc nước đầy.

Tuy nhiên, nếu cơ thể thực sự muốn nạp thêm năng lượng, bạn hoàn toàn “được quyền” ăn vặt. Nhưng bạn hãy có chiến lược chuẩn khoa học cho các ‘bữa ăn vặt’ của mình.

Lên kế hoạch ăn uống

Dinh dưỡng và ăn uống là câu chuyện riêng của mỗi người. Mỗi cá nhân sẽ có lịch trình ăn uống và chế độ sinh hoạt tương ứng. Cho nên MacDonald khuyên mọi người nên tự tìm hiểu kế hoạch ăn uống phù hợp cho bản thân, thay vì ‘răm rắp’ làm theo phong trào.

Mọi người nên tự tìm hiểu kế hoạch ăn uống phù hợp cho bản thân thay vì ‘răm rắp’ làm theo phong trào sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Mọi người nên tự tìm hiểu kế hoạch ăn uống phù hợp cho bản thân, thay vì ‘răm rắp’ làm theo phong trào.

Nếu chưa hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của chính mình, trước hết, bạn hãy cho phép bản thân được thử nghiệm trong một tuần đầu. Từ đó, bạn theo dõi lịch trình cũng như ghi nhớ những tác động của nó về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Cuối cùng, từ những đúc kết đó, bạn hãy lên cho bản thân một kế hoạch ăn uống thích hợp.

Kết

“Ban đầu bạn thường có xu hướng ăn vô tội vạ. Nhưng rồi dần dà, bạn cũng sẽ tự nhận ra chính lối ăn uống đó đã khiến bạn trở nên ‘ì ạch’ như thế nào, ” MacDonald giải thích.

“Sẽ mất một khoảng thời gian để bạn định hình được kế hoạch dinh dưỡng hợp lý cho mình. Nhưng một khi đã quen với “nếp” làm việc tại nhà này, chắc chắn ‘dây chuyền’ gồm nhiều thứ liên quan khác như lịch trình ăn uống của bạn rồi cũng sẽ vào “quỹ đạo” thôi.”

Bài viết của tác giả Stephanie Vermillion tại Huff Post, được chuyển ngữ bởi Phạm Bảo Hà.

Xem thêm:
[Bài viết] Ăn vặt thế nào cho lành mạnh?
[Bài viết] Liệu đồ ăn giao tận nhà đã đủ an toàn?