Bản đồ thì liên quan gì bán đồ? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
06 Thg 04, 2021

Bản đồ thì liên quan gì bán đồ?

Bản đồ ở mỗi nước một kiểu... Giờ sao?
Bản đồ thì liên quan gì bán đồ?

Chanel sử dụng bản đồ Google có chứa đường lưỡi bò.

Sau mấy ngày tạo sóng, cuộc tẩy chay H&M vì bản đồ “đường lưỡi bò” không hợp pháp có vẻ đang lắng dần. Nhưng dù sao, cơn "giận giữ" của cộng đồng mạng đã có tác động nho nhỏ, khiến các cửa hàng H&M ở Việt Nam trở nên vắng khách hơn chút đỉnh.

Không chỉ riêng trường hợp H&M, các thương hiệu khác cũng đang sử dụng bản đồ không hợp pháp. Hai câu hỏi “điều gì” và “như thế nào” dẫn tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Các thương hiệu nào đang sử dụng bản đồ "đường lưỡi bò" không hợp pháp tại Trung Quốc?

Mới đây, báo Thanh Niên đưa tin các nhãn hàng thời trang UNIQLO, Chanel, Louis Vuitton, Gucci, YSL… đang sử dụng bản đồ chứa “đường lưỡi bò” phi pháp. Để kiểm chứng, tôi đã truy cập website của các hãng này để kiểm tra.

Nếu truy cập vào website H&M phiên bản Trung Quốc, bạn sẽ không thấy bản đồ chứa đường lưỡi bò hiện ra. Hãng đã khóa lại chức năng xem địa chỉ cửa hàng đối với người dùng.

Địa chỉ thứ 2 mà tôi “gõ cửa” chính là Uniqlo. Đúng như truyền thông đưa tin trước đó, thương hiệu thời trang Nhật Bản đã sử dụng nhiều-hơn-một bản đồ tại các thị trường khác nhau.

Tại Trung Quốc, UNIQLO sử dụng bản đồ của Baidu có chứa đường lưỡi bò.

UNIQLO sử dụng bản đồ chứa đường lưỡi bograve của Baidu
UNIQLO sử dụng bản đồ chứa đường lưỡi bò của Baidu. | Nguồn: UNIQLO

Tại Việt NamMỹ UNIQLO sử dụng bản đồ của Google không có đường lưỡi bò.

Bản đồ cửa hagraveng UNIQLO tại Hagrave Nội
UNIQLO sử dụng bản đồ Google tại Việt Nam. | Nguồn: UNIQLO

Sau UNIQLO, tôi tìm đến địa chỉ website của các nhãn hàng Louis Vuitton, YSL (Saint Laurent), Gucci... và kết quả đều trả về tương tự.

Bản đồ hệ thống cửa hagraveng Gucci
Gucci sử dụng bản đồ của Baidu chứa đường lưỡi bò tại Trung Quốc. | Nguồn: Gucci
Bản đồ hệ thống cửa hagraveng LV
Louis Vuitton sử dụng bản đồ của Baidu chứa đường lưỡi bò tại Trung Quốc. | Nguồn: Louis Vuitton
Bản đồ hệ thống cửa hagraveng SLY tại Trung Quốc
Saint Laurent sử dụng bản đồ của Baidu chứa đường lưỡi bò tại Trung Quốc. | Nguồn: YSL

Không chỉ bản đồ của Baidu có vấn đề, Google Maps cũng vậy?

Khi truy cập vào website của thương hiệu Chanel, chúng tôi phát hiện một bất ngờ khác. Không sử dụng bản đồ của Baidu như lời đồn bị Trung Quốc ép buộc, Chanel sử dụng các phiên bản Google Maps khác nhau.

Khi nhấn vào địa chỉ chanel.cn và tìm kiếm sổ địa chỉ cửa hàng của Chanel tại Trung Quốc, tôi thấy hãng này sử dụng bản đồ có chứa đường lưỡi bò.

Hệ thống cửa hagraveng của Chanel tại Trung Quốc
Bản đồ chứa đường lưỡi bò của website Chanel phiên bản Trung Quốc. | Nguồn: Chanel

Nhưng khi chuyển qua một thị trường khác, MỹViệt Nam chẳng hạn, kết quả lại trả về rất khác. Bản đồ mà hãng này sử dụng vẫn là Google nhưng lúc này đã “biến hóa” không có đường lưỡi bò.

Chanel
Bản đồ không chứa đường lưỡi bò của website Chanel phiên bản Việt Nam. | Nguồn: Chanel

Cách đây 10 năm, Google đã bị Việt Nam lên án khi cung cấp bản đồ có chứa đường lưỡi bò tại thị trường Trung Quốc.

Bằng cách nào để Google “biến hóa" các loại bản đồ khác nhau?

Tại Trung Quốc, đa số các nhãn hàng như H&M, UNIQLO, Gucci, YSL… chủ yếu sử dụng bản đồ của Baidu có chứa đường lưỡi bò. Điều này đến từ việc Trung Quốc ép buộc các công ty quốc tế phải sử dụng bản đồ của Baidu.

Với trường hợp “bản đồ biến hóa” của Google mà Chanel sử dụng, chúng tôi phải tìm hiểu sâu hơn về mặt công nghệ mới có thể lý giải được.

Google cung cấp dịch vụ Google Maps cho toàn cầu. Tuy nhiên, với các nước khác nhau, "gã khổng lồ" này tùy chỉnh các loại bản đồ khác nhau. Ở mỗi địa chỉ truy cập, Google tạo ra các tham số khác nhau để "biến hóa" ra các bản đồ khác nhau.

  • Với tham số hl=en, đây là google maps cho toàn cầu.
  • Với tham số hl=zh&gl=CN, đây là google maps cho Trung Quốc.
  • Với tham số hl=vi&gl=VN, đây là google maps cho Việt Nam.
Google Maps
Google Maps phiên bản toàn cầu. | Nguồn: Google
Google Maps
Google Maps phiên bản cho Việt Nam. | Nguồn: Google
Google Maps
Google Maps phiên bản cho Trung Quốc. | Nguồn: Google

Đây được gọi là các tham số (param) khác nhau để tạo ra các kết quả bản đồ khác nhau. Chính vì thế việc "đường lưỡi bò" xuất hiện và biến mất trong trường hợp Chanel là như vậy.

Chưa kể, việc chúng ta cho phép Google truy cập vào ứng dụng "theo dõi vị trí" cũng chính là con đường ngắn nhất để hãng công nghệ này cung cấp bản đồ "phù hợp" với địa chỉ của bạn.

Như vậy, các nhãn hàng lựa chọn Google Maps làm bản đồ định vị hệ thống bán hàng, bạn sẽ nhận các bản đồ khác nhau khi ở các vị trí (đất nước/vùng lãnh thổ) khác nhau.

Câu hỏi ở đây là: Nếu một thương hiệu toàn cầu muốn bán hàng ở cả hai thị trường, họ phải làm gì?