Bỏ học nhưng không thất học: Trác Thúy Miêu chiêm nghiệm về giáo dục | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
24 Thg 10, 2019
Chất Lượng Sống

Bỏ học nhưng không thất học: Trác Thúy Miêu chiêm nghiệm về giáo dục

Làm thế nào để học cả những thứ không được dạy? Trác Thúy Miêu trả lời.

Bỏ học nhưng không thất học: Trác Thúy Miêu chiêm nghiệm về giáo dục

Bỏ học nhưng không thất học: Trác Thúy Miêu chiêm nghiệm về giáo dục

Rời ghế nhà trường ở tuổi 16, trước cả thời kỳ Internet, Trác Thúy Miêu sau này trở thành người viết báo, người dẫn chương trình, vũ công, nhà thiết kế thời trang, tác giả sách với nhiều dự án văn hóa quan trọng. Thúy Miêu tài giỏi nhất có lẽ ở việc tự học, và hết lần này đến lần khác trở nên nổi bật ở những lĩnh vực mình chưa bao giờ được đào tạo chính quy.

Vietcetera cùng người chị đa tài nhìn lại con đường giáo dục đã đưa chị đến ngày hôm nay, và cách chị học những thứ không được dạy.

Đối với chị, một nền giáo dục lý tưởng là gì?

Cái quý nhất chị nhận được sau 10 năm đến trường là lòng mến yêu sự học. Chị nghĩ mỗi đứa trẻ cần nhất điều đó thôi. Đáng tiếc là không phải thầy cô nào cũng giỏi đáp ứng tình yêu đó. Thời chị đi học và cả bây giờ, đa số thầy cô chỉ cố dồn nén cho học sinh kiến thức. Kiến thức thì vô biên, và lúc nào cũng ngoài đó. Chỉ khi em yêu lấy sự đi tìm kiến thức thì em mới học xuyên suốt cả cuộc đời.

Trẻ con phải tìm được “khoái lạc” trong sự học. Đó là nền giáo dục lý tưởng nhất.

ldquoVigrave bacircy giờ chị được coi lagrave thagravenh đạt nhiều người tocirc vẽ sự hoang datilde vagrave ngu ngốc của chị thagravenh lsquosự can trườngrsquo lsquosẵn sagraveng lăn xả vong thacircnrsquo lsquocaacute tiacutenhrsquo lsquomột quyết tacircm lớnrsquordquo Traacutec Thuacutey Miecircu nhớ lại sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
“Vì bây giờ chị được coi là thành đạt, nhiều người tô vẽ sự hoang dã và ngu ngốc của chị thành ‘sự can trường’, ‘sẵn sàng lăn xả vong thân’, ‘cá tính’, ‘một quyết tâm lớn’,” Trác Thúy Miêu nhớ lại.

Chị đã bỏ học như thế nào?

Chị bỏ học một cách rất hồn nhiên. Chị không có mục tiêu hay sự chuẩn bị nào cả. Sau một chuỗi ngày ói ngược những thứ được dạy, chị biết chị không muốn trường học định nghĩa sự học của mình nữa. Một buổi sáng mùa thu đẹp trời, thay vì rẽ phải vào cổng trường, chị quyết định đi thẳng.

Trong một phút ngẫu hứng, chị đạp lên những sợi xích nguyên tắc, ngay cả ba mẹ chị, những người rất quan trọng chuyện bằng cấp. Sau rồi vũ trụ sắp đặt cho chị nhìn thấy cái này, học được cái kia, chứ chị không định trước được.

Vì bây giờ chị được coi là thành đạt, nhiều người tô vẽ sự hoang dã và ngu ngốc của chị thành “sự can trường”, “sẵn sàng lăn xả vong thân”, “cá tính”, “một quyết tâm lớn”. Nhưng hồi đó chị chỉ nghe theo bản năng mà thôi. Cũng như vậy, chị học cách chấp nhận và làm hòa với bản ngã của mình. Sự chấp nhận đó là nền tảng cho sự an yên trong chị.

Nếu gặp một bạn trẻ bất mãn với trường lớp, chị sẽ khuyên bạn ấy điều gì?

Ngưng phàn nàn.

Chúng ta được nuôi dạy bởi một thế hệ phàn nàn. Cha mẹ phàn nàn về món nợ chúng ta sinh ra trút lên đầu họ, về món nợ họ phải trả cho cha mẹ họ, về kiếp sống họ phải sống hộ cho người khác, đáp ứng kỳ vọng của gia đình, hàng xóm. Nếu chúng ta muốn cắt lời nguyền đó ngay trong dòng máu của mình, thì ngưng phàn nàn dưới những hình thức hay chủ đề khác.

Khi chị đi dự các cuộc thi hùng biện cho học sinh cấp Ba, những em bốc thăm phải đề tài giáo dục hay đòi cải cách. Trong tư duy đòi hỏi, chị nhìn thấy một cơ chế xin-cho: tôi xin các ngài cải cách giáo dục, thì tôi mới bắt đầu học được. Chúng ta chưa có đủ cải cách hay sao?

Hãy dựa vào nội lực tự cường của mình. Đừng hành xử như những đứa trẻ tê liệt, mắc kẹt trên ghế ăn dặm và chỉ có thể ăn thứ người lớn đặt trên bàn. Internet mở ra vô vàn cách tiếp cận kiến thức mà các em muốn. Chị hoan nghênh các em nhấc mông khỏi ghế, đi kiếm miếng ngon hơn, tự bốc lên món ăn mà em thích – đời là một bữa tiệc!

Đừng bỏ học, vì chưa chắc con đường của em đã may mắn như tôi. Học nhiều hơn những thứ được dạy. Ngưng đòi hỏi thầy cô phải linh hoạt hơn, mà hãy hiểu thầy cô cũng có những tiêu chuẩn về giáo trình, giáo án họ phải tuân thủ. Quan sát họ, tha thứ cho họ, và hãy đi tìm tri thức mà em muốn.

Chị bỏ học trước khi mạng Internet xuất hiện ở Việt Nam. Không có Google, chị tiếp tục tự học ra sao?

Sự học mênh mông lắm em. Nghe sáo rỗng, nhưng trước khi có Google, mình có một công cụ học khác, đó là sự quan sát. Thật sự quan sát đời sống.

rdquo Coacute thể noacutei trong lời nguyền của một đứa trẻ chậm chạp chị tigravem thấy một acircn phuacutecrdquo Thuacutey Miecircu chia sẻ sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
” Có thể nói, trong lời nguyền của một đứa trẻ chậm chạp, chị tìm thấy một ân phúc,” Thúy Miêu chia sẻ.

Trên một chiếc máy bay đi qua cơn bão, có người cầu nguyện, có người bỏ qua những luật lệ hàng không mà rút điện thoại gọi người thân, có người ôm nhau, có người gỡ hành lý lấy cục tiền ôm vào người một cách không thể vô nghĩa hơn. Chị sẽ là người đứng quan sát tất cả mọi người, trong khi cầu nguyện.

Chị cũng học nhiều từ việc ở cạnh những con người thú vị, có xuất phát điểm cầu kỳ. Đó có thể là những người lớn lên trong thời cuộc chị không làm nhân chứng, đi qua những nơi chị chưa bao giờ đi, học những thứ chị chưa bao giờ học. Cách họ biểu đạt tư tưởng cho chị thấy nhiều biện pháp tiếp cận vấn đề. Ảnh hưởng của họ rất quý báu đối với chị.

Chị đã học cách quan sát cuộc đời như thế nào?

Chị sinh ra đã là một đứa trẻ trầm ngâm, vì chị chậm hơn những đứa trẻ khác. Ba mẹ không gửi chị đi mẫu giáo được vì chị không theo kịp các bạn, cũng không gửi đi học ở trường cho trẻ em mắc Hội chứng Down vì chị không bị Down.

Vào tiểu học, chị trốn đằng sau lớp tóc mái lòa xòa che mặt. Trong lớp không ai đếm xỉa đến chị. Việc tụt lại trong cuộc đua của bạn bè đồng lứa cho phép chị nằm ngoài cuộc chơi và quan sát nó từ nhiều góc độ khác nhau.

Nếu em có bạn bè, em chỉ cần chạy tới chỗ bạn, “Ê, hôm nay tao mới gặp chuyện này mắc cười lắm nè…” là em đã giải phóng suy nghĩ trước khi kịp tinh chế nó. Rồi sau đó em không chiêm nghiệm về nó nữa. Vì không có bạn để đồng cảm, chia sẻ, chị giữ những thông tin đó lại trong mình lâu hơn. Chị có thời gian ôn lại và đào sâu những trải nghiệm.

Khoảng thời gian cô độc đó như một chiếc nồi áp suất, nơi chị nung nấu nghiền ngẫm những gì xảy ra với mình. Sau này, những điều đó trở thành chất liệu cho các tác phẩm của chị.

Có thể nói, trong lời nguyền của một đứa trẻ chậm chạp, chị tìm thấy một ân phúc. Đó là thói quen quan sát và chiêm ngẫm từ khi còn nhỏ.

Một bài học mà trường không dạy chị?

Cụm từ “thông cảm và hiểu biết” đúng ra nên theo thứ tự biết, hiểu, thông, cảm.

Chị ví dụ một trường hợp chưa kịp hiểu đã cảm: em thấy một ông lão ăn xin, em thương ông quá, em cho ông vài đồng. Hôm sau, em phát hiện ra có cả một hệ thống công nghệ hành khất trong thành phố. Em cảm thấy bị lừa, em tức giận.

Nếu hiểu biết đi trước thông cảm thì sẽ thế nào? Em sẽ bắt đầu bằng một số câu hỏi: quê ông ở đâu? Ở ngần này tuổi, con cái ông đâu? Nơi họ quản chế ông như thế nào? Họ ăn của ông bao nhiêu tiền? Ông không xin được nhiều, họ có xúc phạm ông không?

Em biết được ở quê ông, đất nông nghiệp không còn nên ông dạt lên thành phố. Em hiểu và chấp nhận sự thật rằng ông đành tham gia hệ thống hành khất đó. Em thông thấu rằng một con người nông nghiệp bị đặt ở bối cảnh đô thị như ông không còn thích nghi được nữa, nhưng ông vẫn phải sinh tồn. Em lặng đi vì em cảm được sự lạc lõng, bất an, cô độc của ông. Lúc này trực cảm của em có cơ sở vững chắc, và em có thể tin nó.

Cũng là đồng tiền đó, em nói, “Đây là một chút con có thể chia sẻ với ông.”

Xem thêm:
[Bài viết] A Working Woman: Bản sắc Trác Thúy Miêu
[Bài viết] 5 Hiểu lầm phổ biến về giáo dục khai phóng