Cẩm nang đầu tư tại Việt Nam: Trò chuyện cùng WeWork và các chuyên gia thị trường | Vietcetera
Billboard banner

Cẩm nang đầu tư tại Việt Nam: Trò chuyện cùng WeWork và các chuyên gia thị trường

COVID-19 đã làm thay đổi cách vận hành của rất nhiều doanh nghiệp cũng như cách chúng ta làm việc, để đón đầu những thách thức trong tương lai, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển một cách linh hoạt và phù hợp với trạng thái "bình thường mới" của nền kinh tế Việt Nam.

Cẩm nang đầu tư tại Việt Nam: Trò chuyện cùng WeWork và các chuyên gia thị trường

Nguồn: Vietcetera

Vero WeWork

Trước khi ghi điểm với câu chuyện kiểm soát dịch bệnh thành công, Việt Nam vốn đã nổi danh là một trong những quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực. Vậy nên khi các nhà đầu tư bắt đầu lạc quan trở lại, Việt Nam hoàn toàn có quyền tự tin vào triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của mình, đặc biệt là với những cơ hội tăng trưởng ra đời trong- và sau khủng hoảng. 

Song, các doanh nghiệp trong nước cũng ý thức được rằng: cơ hội mới không dành cho những cách làm cũ. Nhu cầu cho sự nhạy bén, linh động và cả sự hỗ trợ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.  

Để cùng doanh nghiệp vượt qua thử thách này, WeWork - đơn vị tiên phong trong việc tạo ra môi trường làm việc linh động - đã tổ chức hội thảo mang tên “Catching Up With Vietnam" (Bắt Kịp Việt Nam). Đây là dịp để đội ngũ chuyên gia đến từ các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cùng nhau trao đổi việc điều hướng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, thay đổi cách làm việc và tầm quan trọng của chiến lược xây dựng môi trường làm việc trong tương lai để đáp ứng những kỳ vọng và nhu cầu mới.



Sự kiện còn bao gồm một buổi workshop được dẫn dắt bởi ông Hảo Trần, CEO của Vietcetera, diễn ra tại WeWork Lim Tower 3.

Sự đổi mới của môi trường làm việc 

Paul Ahlgrim, Giám đốc của Broker Relations tại Đông Nam Á, đã cùng WeWork khởi động buổi hội thảo từ góc nhìn về sự tăng tốc nhu cầu về không gian làm việc linh hoạt của các doanh nghiệp trong những tháng vừa qua . Theo quan sát của ông, tại Việt Nam, mọi người thường có quan niệm rằng các không gian làm việc linh động chỉ dành cho giới khởi nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy có rất nhiều tập đoàn tầm cỡ trên thế giới hiện đang làm việc các địa điểm trong hệ thống của WeWork. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, giáo dục, du lịch,...

Những kẻ khổng lồ như Microsoft hay Salesforce cũng tìm đến WeWork khi họ cần một giải pháp tối ưu về cả quy mô lẫn tốc độ cho chiến lược cải cách môi trường làm việc của mình. Còn với các cơ quan chính phủ, việc chuyển đổi từ văn phòng trung ương đến một không gian làm việc linh hoạt sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, họ vẫn đang tìm cách để hiện thực hoá mô hình này. 

Những xu hướng triển vọng trong bối cảnh kinh tế hiện tại 

Matthieu Francois hiện là Associate Partner của McKinsey & Company Vietnam, đơn vị tư vấn quản lý toàn cầu của Hoa Kỳ. Anh mở đầu chủ đề bằng việc giới thiệu vài kịch bản có thể xảy ra trong bối cảnh đại dịch. Tất cả đều nói đến khả năng hồi phục của Việt Nam diễn ra nhanh hơn các nước ASEAN. Là quốc gia duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương của GDP quý I và II năm 2020, tương lai tươi sáng đang mở ra cho Việt Nam. Dù tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn trên 6%, việc cải thiện năng suất làm việc vẫn chưa nổi bật trong thập kỷ vừa qua.

WeWork 1
Matthieu Francois hiện là Associate Partner của McKinsey & Company Vietnam, đơn vị tư vấn quản lý toàn cầu của Hoa Kỳ| Nguồn: Vietcetera

Paul (WeWork) cho rằng sự linh hoạt là chìa khóa quyết định thành công trong bối cảnh thực tế ngày nay. Xu hướng làm việc linh hoạt đã thúc đẩy sự ra đời của những mô hình không gian làm việc mới. Đây cũng là lĩnh vực mà WeWork, với thế mạnh chuyên môn của mình, có thể giúp các doanh nghiệp chuyển hướng nhanh chóng và mở rộng dễ dàng. 

Các giải pháp được sử dụng phổ biến bào gồm “Hub/spoke”, phù hợp cho các doanh nghiệp đang muốn phân bổ nhân lực ra nhiều địa điểm. Thứ hai là “Recalibration” dành cho phân khúc bị ảnh hưởng bởi đại dịch và phải tái cơ cấu. 

Bất kể là hoạt động trong lĩnh vực nào, Paul cho biết, các doanh nghiệp đều đang tìm cách để phân chia nơi làm việc ra nhiều địa điểm khác nhau, khuyến khích tinh thần hợp tác và linh động của nhân viên, thiết lập mục tiêu rõ ràng cho năng suất làm việc và văn hóa doanh nghiệp, cũng như bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe. 

Trong khi đó, ông Jacky Kang - hiện là Chủ tịch và Quản lý quốc gia của 3M Việt Nam, một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ, cho rằng những người mới thâm nhập thị trường cần điều chỉnh công nghệ của họ để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Họ cũng cần tìm hiểu về cơ chế pháp lý và đầu tư, cũng như thay đổi chiến lược cho không gian làm việc. Chìa khóa đến thành công nằm ở việc lấy sự đổi mới làm nền tảng. 

Với vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, ông Raphael Lachkar, COO của Vero, một agency về PR và Digital marketing, tập trung vào bối cảnh truyền thông, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và các cơ hội mở ra cho thương hiệu. Vero bắt đầu nhận ra việc Gen Z có sự tin tưởng truyền thông thấp hơn Gen Y (Millennials). Điều thú vị là Gen Z tin tưởng vào các người ảnh hưởng (Influencers) trên mạng hơn Gen Y. Người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam thường tìm đến các thương hiệu có tham gia chia sẻ với cộng đồng và influencer mà họ theo dõi. Các influencer ngày nay không nhất thiết phải là các ngôi sao điện ảnh hay những chân sút vàng, họ chỉ cần tạo được nội dung chất lượng trong một thị trường ngách bất kỳ. 

WeWork 13
Với vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, ông Raphael Lachkar, COO của Vero, một agency về PR và Digital marketing| Nguồn: Vietcetera

Đón đầu các cơ hội

Muốn biến cơ hội thành thế mạnh, Jacky Kang (3M) tin rằng việc đầu tư vào khoa học và công nghệ là điều không cần bàn cãi. Ngày nay, công ty nào cũng áp dụng khoa học vào sản xuất và dịch vụ, nhằm dẫn đầu thị trường mục tiêu. 

Vero cũng nhấn mạnh rằng công nghệ giúp thương hiệu củng cố những hoạt động rời rạc của một hệ sinh thái. Việc này giúp cho các nhóm trong cộng đồng trở thành một phần của việc phát triển sản phẩm, tiếp nhận phản hồi, thử nghiệm, xây dựng thương hiệu, và thúc đẩy quá trình địa phương hóa. 

Trước những thách thức đó, Paul (WeWork) tập trung vào nhu cầu tiếp tục duy trì không gian làm việc nhằm giúp kết nối con người với nhau hậu COVID. Trong khi làm việc từ xa đang dần được xem như một lựa chọn thay thế, không gian làm việc với sự tương tác giữa các cá nhân vẫn là một giải pháp lâu dài. Điều này quan trọng với văn hóa công sở cấp tiến. 

Vậy giải pháp là gì? Với các công ty có chính sách làm việc tại nhà, WeWork vẫn thấy nhân viên của họ đến văn phòng tại WeWork vài lần mỗi tuần. Do đó, WeWork có 2 gói thành viên mới. “All Access” hiện dành cho những thành viên sẵn có tại khu vực Thái Bình Dương. “On Demand” dành cho những khách hàng mới trong khu vực Đông Nam Á, sẽ trình làng vào quý I/2020 trong khu vực. Đây là một chương trình thử nghiệm cho người hiện chưa là thành viên để họ có thể đặt bàn làm việc và phòng họp theo giờ (hoặc ngày). 

WeWork 8
Hảo Trần (Vietcetera) nhấn mạnh về việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. | Nguồn: Vietcetera

Các nhà đầu tư đã sẵn sàng trở lại đường đua tại Việt Nam

Các chuyên gia cũng thảo luận về những điều mà doanh nghiệp nước ngoài cần biết để thâm nhập vào thị trường. Matthieu Francois nhấn mạnh tầm quan trọng của những “bài tập về nhà”: tìm kiếm các đối tác mới hoặc đào sâu nghiên cứu - về những điều cơ bản của bước đầu thâm nhập thị trường và đầu tư, vốn không thay đổi so với trước đại dịch.

Jacky Kang nhận định cách tiếp cận của 3M là một mô hình thành công. Nó đảm bảo doanh nghiệp thích nghi với khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam. Ông cũng nói lên những thế mạnh mà nhiều chuyên gia thị trường cũng nhận thấy ở Việt Nam, bao gồm chất lượng nhân lực, mặt bằng công nghệ và sự tập trung vào Nghiên cứu và Phát triển. Điều này thu hút nhiều nhà sáng lập tiên phong trong phát triển công nghệ mới.

Sau khi xây dựng nền tảng cho việc thâm nhập thị trường, WeWork gợi ý rằng các doanh nghiệp nên cân nhắc tập trung vào việc chứng minh các chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai thông qua kế hoạch về một nơi làm việc hiệu quả.. Đó có thể là hình thức làm việc kết hợp giữa làm tại nhà và tại văn phòng, hoặc là mô hình “Hub/spoke” kể trên của WeWork - những giải pháp làm việc an toàn và linh hoạt nhằm giúp các công ty thành công trong thời kỳ hậu COVID. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào Việt Nam có thể xem xét các giải pháp linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của họ. Ví dụ như Globish Academia, một nền tảng công nghệ giáo dục từ Thái Lan cung cấp chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho cả người lớn và trẻ em, đã có thể vào Việt Nam nhờ sự dễ dàng gia nhập thị trường và mở rộng quy mô hoạt động của WeWork.

Cuối buổi hội thảo, Hảo Trần (Vietcetera) nhấn mạnh về việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Anh cũng khuyên các nhà khởi nghiệp từng bước hoàn thiện bản thân để dẫn dắt doanh nghiệp vững bước hơn. COVID-19 đã làm thay đổi cách vận hành của rất nhiều doanh nghiệp cũng như cách chúng ta làm việc, để đón đầu những thách thức trong tương lai, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển một cách linh hoạt và phù hợp với trạng thái "bình thường mới" của nền kinh tế Việt Nam.