Con người có đang đóng vai Chúa trời khi lựa chọn giới tính thai nhi? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Con người có đang đóng vai Chúa trời khi lựa chọn giới tính thai nhi?

Ai có khả năng can thiệp vào cơ thể người khác?
Con người có đang đóng vai Chúa trời khi lựa chọn giới tính thai nhi?

Lựa chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình?

1. Chuyện gì vừa xảy ra?

Chiều 16/04 vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: Việc Chính phủ trình dự án luật ngay đầu nhiệm kỳ thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước với vấn đề văn hóa, xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt ra vấn đề, “lựa chọn giới tính thai nhi” có phải là bạo lực gia đình hay không?

“Nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính thai nhi bắt buộc cũng là hành vi bạo lực gia đình, liên quan đến giới. Vậy việc bắt ép, bạo hành trong lựa chọn giới tính thai nhi có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?” - Ông Vương Đình Huệ cho biết thêm.

2. Lựa chọn giới tính thai nhi là gì?

Lựa chọn giới tính (sex selection) là một lựa chọn cho các cặp vợ chồng, muốn tránh việc truyền các rối loạn di truyền liên quan đến giới tính cho con. Ngoài ra, nó cũng phù hợp với nhiều gia đình khi muốn có những đứa con khác giới tính.

alt
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính thai nhi bắt buộc cũng là hành vi bạo lực gia đình, liên quan đến giới. | Nguồn: Unsplash

Hiện nay, có một số phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi phổ biến đang được một số bệnh viện và cơ sở y tế ứng dụng là:

  • Phương pháp Ericsson: tinh trùng sẽ được đặt trực tiếp vào tử cung của phụ nữ thông qua AI và trở thành giới tính theo mong muốn. Kỹ thuật này thường đạt hiệu quả từ 78-85% khi chọn giới tính nam và 73-75% cho giới tính nữ.
  • Phương pháp Shettles: dựa theo thời gian vào những ngày cụ thể trong chu kỳ của bạn. Nó có thể mang lại hiệu quả khoảng 75% khi chọn giới tính nữ và 80% cho giới tính nam.
  • Phương pháp Whelan: mâu thuẫn trực tiếp với phương pháp Shettles. Đây là những thay đổi sinh hóa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng sinh con trai xảy ra sớm hơn trong chu kỳ của phụ nữ.
  • Xét nghiệm di truyền làm tổ (PGT): Có hai loại chính, bao gồm chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép (PGD) và sàng lọc di truyền tiền cấy ghép (PGS). Cả hai loại xét nghiệm này đều có thể được sử dụng để sàng lọc phôi tìm giới tính.

3. Vì sao bắt ép lựa chọn giới tính thai nhi là bạo lực gia đình?

Bạo lực về quyền

Luật Bình đẳng giới năm 2006 của nước ta quy định: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật.

Các chuyên gia về lựa chọn giới tính thường cho rằng đây là một biểu hiện của quyền sinh sản, cho phép các cặp vợ chồng có một gia đình đầy đủ thông tin và kế hoạch tốt, đồng thời ngăn ngừa các kết quả của việc mang thai và phá thai ngoài ý muốn.

Bạo lực về tinh thần

Đây là một loại bạo lực về giới. Nhiều phụ nữ có thai nhưng giới tính thai nhi không theo ý muốn phải chịu những định kiến "rất khủng khiếp", nhất là từ phía người chồng, người thân trong gia đình.

Theo các nghiên cứu chỉ ra, nhiều khi bạo lực tinh thần còn nguy hiểm hơn bạo lực về thể chất. Hơn nữa ở đây, phụ nữ và trẻ em là các đối tượng bị bạo lực tinh thần nhiều nhất.

alt
Bắt ép lựa chọn giới tính thai nhi là đang vị các hành vi bạo lực trong xã hội. | Nguồn: Unsplash

Bạo lực thể chất

Nếu không có đủ tiềm lực tài chính để áp dụng các phương pháp khoa học cho việc lựa chọn giới tính thai nhi, các gia đình phần lớn sẽ phá thai để có được đứa con theo giới tính mong muốn. Phá thai gây ra hậu quả rất khó lường cho phụ nữ, bởi các thủ thuật như vậy có khả năng xảy ra tai biến.

Nếu cứ cố để sinh bằng được con trai hay con gái, người phụ nữ có thể phải bỏ thai nhiều lần. Sau mỗi lần bỏ thai, là một lần đau đớn về thể xác và tinh thần. Bị nhiễm trùng, nguy cơ gây vô sinh thứ phát, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Khá nhiều thai phụ sau khi bỏ thai, bị mắc bệnh trầm cảm, không thể mang thai, phải đi điều trị.

4. Các nước đang đối mặt với tình trạng này ra sao?

Hiện nay, không có quốc gia nào cho phép lựa chọn giới tính một cách rõ ràng. Ví dụ như ở Mỹ, không có chính sách chính thức cho việc lựa chọn giới tính thai nhi. Còn Israel chỉ cho phép lựa chọn giới tính nếu gia đình có 4 con thuộc một giới tính và mong muốn có con khác giới.

Các quốc gia khác như Hàn Quốc cũng đã thiết lập và sửa đổi hệ thống luật theo hướng bảo vệ và tăng quyền năng phụ nữ. Luật Y tế của họ được ban hành năm 1987, cấm xác định giới tính thai nhi và được sửa đổi 10/1994, có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi (sẽ bị tịch thu giấy phép hành nghề và phạt tiền hoặc bị tù tới 3 năm).

alt
Lý do lựa chọn giới tính có thể được chia thành hai loại: lý do được chỉ định về mặt y tế và lý do tự chọn (không theo y học). | Nguồn: Unsplash

Ngoài ra, đất nước láng giềng tỷ dân cũng đang có những nỗ lực trong việc ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi. Luật pháp Trung Quốc cấm xác định giới tính thai nhi trừ trường hợp có lý do y tế. Năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều phòng khám và bỏ tủ nhân viên y tế giúp các phụ nữ mang bầu ở Trung Quốc Đại lục xác định giới tính thai nhi, bằng cách gửi các mẫu máu của họ tới xét nghiệm tại Hong Kong.

5. Đâu là giới hạn của việc can thiệp vào quy luật tự nhiên?

Có một câu hỏi được đặt ra cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thời nay là: Khoa học của con người nên can thiệp đến đâu vào vận hành sinh học của cơ thể? Để trả lời tận gốc vấn đề này, chúng ta cần nhìn dưới góc độ đạo đức.

Lý do lựa chọn giới tính có thể được chia thành hai loại: lý do được chỉ định về mặt y tế và lý do tự chọn (không theo y học). Lựa chọn giới tính có chọn lọc không được thực hiện vì lý do y tế, mà vì mong muốn “cân bằng gia đình”, hoặc sở thích mạnh mẽ với giới tính cụ thể.

Do Thái giáo và Hồi giáo phần lớn cho phép lựa chọn giới tính trước, trong khi Giáo hội Công giáo cấm việc này ngay cả để sử dụng trong y tế. Điều này mang lại nhiều rủi ro đáng kể hơn cho sức khỏe của người mẹ, chưa kể đến những lo ngại về đạo đức mạnh mẽ hơn.

Ngày nay, do nhu cầu của các bậc cha mẹ và áp lực tài chính, các bác sĩ có thể cân nhắc cung cấp các dịch vụ gây tranh cãi về mặt đạo đức như lựa chọn giới tính. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn ở đây là, cần đề xuất một chính sách cho các bác sĩ nhận được yêu cầu từ cha mẹ để hỗ trợ họ trong việc lựa chọn giới tính.