Hàn Quốc không còn bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời! | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpLET’s GO

Hàn Quốc không còn bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời!

Khẩu trang có đang trở thành một biểu tượng thay vì công cụ bảo vệ?
Hàn Quốc không còn bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời!

Nguồn: googleapis

1. Chuyện gì đã xảy ra?

Ngày 02/05 vừa qua, Hàn Quốc đã bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang ở ngoài trời, giúp hạn chế sự bất tiện cho người dân nước này. Các nhà chức trách vẫn khuyến khích mọi người đeo khẩu trang nếu không yên tâm và duy trì đeo ở những địa điểm trong nhà có từ 50 người trở lên. Bên cạnh đó, nước này cũng đã bỏ lệnh giới nghiêm lúc nửa đêm đối với nhà hàng và các cơ sở kinh doanh.

Cho tới hiện tại tỷ lệ tiêm chủng của Hàn Quốc là 87%. Tuy nhiên theo Reuters, một số người vẫn không cảm thấy đủ an toàn để cởi bỏ khẩu trang hoàn toàn.

Tại Việt Nam, quy định đeo khẩu trang và 5K vẫn được áp dụng. Trước những chuyển biến tích cực thì hiện tại Việt Nam không còn bắt buộc phải khai báo nội địa.

2. Có nơi nào tương tự Hàn Quốc?

Đã có nhiều quốc gia và tổ chức đang dần nói lỏng các quy định liên quan tới khẩu trang, chia thành 3 kiểu: không bắt buộc, bắt buộc, và giới hạn đeo khẩu trang ở một số khu vực.

alt
Các khu vực chia thành 3 kiểu: không bắt buộc (đỏ), giới hạn ở một số khu vực (vàng) và bắt buộc (xanh) | Nguồn: Datawrapper

Tại một số nước Châu Âu như Thụy Điển hay Anh, không bắt buộc người dân hoặc du khách phải đeo khẩu trang. Một số nơi thì giới hạn việc đeo khẩu trang khi ở trong nhà hoặc khi- di chuyển phương tiện công cộng.

Một số hãng hàng không như EasyJet của Anh cũng không bắt buộc người đi phải có khẩu trang. Uber và Lyft của Mỹ vừa qua cũng có thông báo tương tự với tài xế và khách của mình. Sự kiện lớn như Liên hoan phim Cannes năm nay cũng không yêu cầu khách mời đeo khẩu trang hay xét nghiệm COVID khi tham gia.

3. Tại sao có sự nới lỏng trong việc đeo khẩu trang?

Trong những ngày đầu của đại dịch, nhiều tranh cãi xoay quanh việc đeo khẩu trang đã xảy ra. Trước những diễn biến tích cực của đại dịch như số ca lây nhiễm và tử vong giảm, nhiều quốc gia đã dần nới lỏng việc đeo khẩu trang.

Trước đó vào tháng 2, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng cho rằng đa phần người Mỹ không nhất thiết phải đeo khẩu trang. Các hướng dẫn mới liên quan tới lệnh hạn chế trong thời gian này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: số ca nhập viện mới, số lượng bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện và các trường hợp mới. Tuy nhiên hiện tại, CDC và chính quyền Mỹ vẫn đang tranh cãi về việc bỏ bắt buộc đeo khẩu trang.

Đây vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia vẫn còn nhiều lo ngại về việc liệu chúng ta có bỏ khẩu trang ra quá sớm, đồng thời cảnh báo về những nguy cơ bùng dịch lại.

4. Khẩu trang có đang trở thành một biểu tượng?

Một số người cho rằng việc bắt buộc đeo khẩu trang ảnh hưởng tới quyền tự do cá của họ. Ở mức cực đoan hơn, một số người tin rằng khẩu trang chính là công cụ để theo dõi.

Khẩu trang vốn là một thiết bị y tế được chứng minh là giúp giảm thiểu sự lây lan của COVID-10. Tuy nhiên, trong thời kỳ mà sợ hãi bao trùm, nó biến thành công cụ của sự chia rẽ.

alt
Nhiều người phản đối đeo khẩu tranh dưới ảnh hưởng của các trính trị gia | Nguồn: NBC News

Bản thân hành động đeo khẩu trang cũng là nguyên nhân làm nảy ra những cuộc tranh cãi căng thẳng giữa các đảng phái chính trị, biến nó thành một biểu tượng. Như vào năm 1918, giữa dịch sốt Tây Ban Nha, khẩu trang từng được xem là biểu tượng của lòng yêu nước, là một hành động đáng tự hào và được biểu dương. Cho tới hiện tại, nhiều người lại xem khẩu trang như biểu tượng của sự ép buộc và thống trị.

Cuộc chiến này dần trở nên bạo lực khi chúng ta chứng kiến những y bác sĩ, những bảo vệ nhắc nhở người khác đeo khẩu trang bị tấn công. Nhiều người gốc Á sống tại nước ngoài cũng bị kỳ thị và tấn công vì bị cho là kẻ mang mầm bệnh khi đeo khẩu trang.

5. Văn hóa có ảnh hưởng tới việc đeo khẩu trang?

Một nghiên cứu của trường MIT Sloan cho thấy, ở những nơi đề cao tập thể có xu hướng đeo khẩu trang nhiều hơn so với các quốc gia đề cao chủ nghĩa cá nhân. Trợ lý giáo sư Jackson Lu cũng đã nhắc tới một số quốc gia tập thể như Việt Nam, Đài Loan hay Hàn Quốc và một số bang tại Mỹ có tính chất tương tự như California.

Trước đó vào năm 2020, báo Times cũng từng có bài viết chỉ ra rằng việc đeo khẩu trang được chấp nhận rộng rãi ở các nước Châu Á trong khi bị “ghẻ lạnh" tại Mỹ. Các chuẩn mực xã hội của từng quốc gia cũng ảnh hưởng tới hành vi của những người này.

Ví dụ như ở các nước từng phải trải qua dịch Sars như Hongkong thì khẩu trang như một “biểu tượng và công cụ của sự bảo vệ và đoàn kết." Vậy nên, đôi khi quyết định đeo khẩu trang không chỉ vì mục đích y tế mà còn gắn liền với thực tiễn xã hội.

Giảng viên về hành vi liên quan tới COVID 19 tại Đại học Swanses, Simon Williams cũng nghĩ rằng việc đeo khẩu trang tới nhiều từ áp lực từ những người xung quanh và quy chuẩn xã hội. Việc đưa ra lệnh cấm đóng vai trò gửi tín hiệu về tính quan trọng của vấn đề này.

Vậy nên, một khi đã dừng lệnh cấm, sẽ rất khó để những người đã từ bỏ khẩu trang “học lại" thói quen này nếu chẳng may rủi ro xảy ra, nhất là với một đại dịch khó lường như COVID-19.