Hiệu ứng Dunning-Kruger — Vì sao ta thường không nhận ra thiếu sót của mình? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
21 Thg 09, 2020
Tâm Lý Học

Hiệu ứng Dunning-Kruger — Vì sao ta thường không nhận ra thiếu sót của mình?

Sự thiếu sót về khả năng của mình thường nhưng vẫn hay tự tin 'quá đà', khiến việc 'ảo tưởng sức mạnh' trở thành một thói quen, là một hiệu ứng tâm lý học đấy
Hiệu ứng Dunning-Kruger — Vì sao ta thường không nhận ra thiếu sót của mình?

Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera.

Hồi học cấp Ba, A tham gia tổ chức một số hoạt động của trường lớp. Những kinh nghiệm này cho A tự tin đăng ký vào ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện. A nhập học, "tin chắc" rằng mình đã có nền tảng vững chắc. Cái kết là A choáng ngợp với cả một thế giới mới.

Nguyên nhân là vì chúng ta thường không tự đánh giá năng lực một cách chính xác. Tâm lý học gọi tên hiện tượng này là Hiệu ứng Dunning-Kruger.

Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một loại thiên kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ trong một lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế.

Khái niệm này dựa trên một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger. Họ kiểm tra khả năng logic, ngữ pháp và mức độ hài hước của những người tham gia. Những người trong nhóm có điểm số thấp nhất lại tự đánh giá khả năng của mình rất cao.

Lời giải cho hiệu ứng này là vì họ chưa đủ giỏi trong lĩnh vực đó, nên họ chưa biết đủ nhiều để đánh giá chính xác khả năng của mình.

Nó hoạt động trong đầu chúng ta thế nào?

Hai nhà tâm lý học miêu tả quá trình này như sau:

Biểu đồ hiệu ứng DunningKruger
Biểu đồ hiệu ứng Dunning-Kruger
  • Khi không có kiến thức gì về lĩnh vực đang bàn đến, sự tự tin của một người bằng 0.
  • Khi bắt đầu có một chút kiến thức, sự tự tin của họ tăng lên đáng kể. Đỉnh cao của giai đoạn này được gọi là Peak of Mount Stupid (tạm dịch: đỉnh cao thiếu hiểu biết)
  • Khi bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn, họ mất đi sự tự tin. Điểm đáy của giai đoạn này là Valley of Despair (tạm dịch: thung lũng thất vọng).
  • Nếu họ vẫn tiếp tục tìm hiểu, sự hiểu biết và tự tin của họ sẽ dần tăng trở lại. Giai đoạn này được gọi là Slope of Enlightenment (tạm dịch: dốc nghiêng khai sáng)
  • Khi trở thành người am hiểu lĩnh vực đó, sự tự tin của bạn sẽ tăng đến mức độ ổn định. Đây là giai đoạn Plateau of Sustainability (tạm dịch: cao nguyên bền vững).

Những biểu hiện khi rơi vào hiệu ứng này:

  • Đánh giá cao trình độ của mình.
  • Không nhận ra được trình độ và sự tinh thông của người khác.
  • Không nhận ra sự thiếu sót của mình.

Tuy nhiên, hiệu ứng Dunning-Kruger không đồng nghĩa với IQ thấp.

Ảnh hưởng của hiệu ứng Dunning-Kruger

Hiệu ứng nagravey ảnh hưởng đến niềm tin quyết định vagrave hagravenh động lẫn khả năng cải thiện thiếu soacutet
Hiệu ứng này ảnh hưởng đến niềm tin, quyết định và hành động lẫn khả năng cải thiện thiếu sót.

Niềm tin: Dunning và Ehrlinger phát hiện nữ giới thực hiện các bài kiểm tra về kiến thức khoa học tốt ngang với nam giới. Tuy nhiên, họ tin rằng tư duy khoa học của họ kém hơn nên thường có xu hướng từ chối tham gia vào một cuộc thi khoa học.

Quyết định và hành động: Càng hiểu rõ về một lĩnh vực, ta càng dễ đưa ra quyết định chính xác. Lúc này, khả năng thực tế và khả năng tự đánh giá cân bằng với nhau, nên ta mới có thể phán đoán đúng và nắm bắt cơ hội.

Khó cải thiện được khả năng: Sự thiếu hiểu biết cũng ngăn ta lùi lại để đánh giá khách quan và nhận ra thiếu sót của mình, do đó cũng không thể học hỏi và cải thiện hơn.

Làm sao để hạn chế hiệu ứng Dunning-Kruger?

Lắng nghe đóng góp từ người khác

Nếu đã không thể tự nhận ra, góc nhìn từ người khác có thể giúp bạn nhận thấy những thiếu sót của mình.

Khi bắt đầu một công việc hay tìm hiểu một lĩnh vực mới, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm, như sếp hay những chuyên gia ở lĩnh vực đó, và nhờ họ nhận xét giúp bạn.

Không ngừng học hỏi

Một khi bạn thu được nhiều kiến thức hơn, bạn sẽ nhận ra kiến thức của mình chỉ là một cái cây trong cả một cánh rừng. Điều này có thể chống lại xu hướng mặc định mình là một “chuyên gia”.

Rèn luyện tư duy phản biện

Dù đã tìm hiểu thông tin và lắng nghe nhận xét từ người khác, bạn vẫn có thể rơi vào bẫy tâm lý như thiên kiến xác nhận. Vì vậy, hãy luôn đặt câu hỏi về những gì bạn đã biết để thử thách suy nghĩ, niềm tin, và kỳ vọng của mình.