Kiến trúc sư Lê Anh Tuấn: “Cảm hứng sáng tạo nằm ngoài khuôn khổ cầu toàn.” | Vietcetera
Billboard banner

Kiến trúc sư Lê Anh Tuấn: “Cảm hứng sáng tạo nằm ngoài khuôn khổ cầu toàn.”

"Nguồn cảm hứng có ở khắp nơi, bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai."

Kiến trúc sư Lê Anh Tuấn: “Cảm hứng sáng tạo nằm ngoài khuôn khổ cầu toàn.”

Kiến trúc sư Lê Anh Tuấn, thành viên Ban giám khảo quen thuộc tại nhiều cuộc thi thiết kế dành cho KTS trẻ như Soul Of Stone, Design for life, The Story Of Art. | Nguồn: Vicostone

Gặp gỡ kiến trúc sư (KTS) Lê Anh Tuấn - Giám đốc công ty VietOpenSpace, đồng thời là nhà sáng lập cộng đồng thiết kế VietCG, lắng nghe những chia sẻ của anh về cảm hứng sáng tạo dưới góc nhìn của một người gắn bó hơn 15 năm với “nghề chăm sóc” đặc biệt này.

Với anh, nguồn cảm hứng có vai trò như thế nào trong mỗi thiết kế và thành công của người làm nghề?

Cảm hứng là điều mà một nhà thiết kế chuyên nghiệp không được phụ thuộc. Bởi chuyên nghiệp phải là người làm tốt ngay cả khi cảm xúc không thuận lợi.

Giống như thi đại học, không thể đỗ nếu chỉ giỏi môn mình thích đến các môn còn lại. Nhưng nó là chất xúc tác, là năng lượng thặng dư để hoàn thành tốt phương án thiết kế và có thể hoàn thành với kết quả trên cả sự mong đợi.

Đặc biệt trong những cuộc thi thì cảm hứng là cực kì quan trọng bởi nó sẽ đem lại những phương án táo bạo, bất ngờ nằm ngoài khuôn khổ cầu toàn mà công việc thường ngày không cho phép.

Là một KTS, anh thường tìm nguồn cảm hứng sáng tạo ở đâu cho mỗi thiết kế của mình?

Nguồn cảm hứng có ở khắp nơi, bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai.

Từ "câu chuyện" của công trình. Đối với một KTS thì kiến thức lịch sử, hiểu biết văn hóa xã hội là không thể thiếu, song song với kĩ năng tư vấn và thể hiện. Phong cách thiết kế giống như lối kể chuyện của KTS còn công trình chính là câu chuyện. Từ câu chuyện kết hợp với các nguyên lí sẽ sinh ra các nội dung ảnh hưởng lên tỉ lệ, hình khối, không gian, màu sắc và vật liệu… Cảm hứng vốn là trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả.

Ví dụ đơn giản như thế này. Tôi từng có dự án mà chủ đầu tư yêu cầu làm 5 phòng giải trí, chủ đề tự đề xuất. Vậy bắt đầu như thế nào ? Tôi nảy ra ý tưởng con số 5 ở 5 Châu, hay 5 là ngũ hành. Tôi chọn chủ đề ngũ hành, qui định mỗi phòng một câu chuyện theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Từ câu chuyện sẽ hình thành nội dung về bố cục, tone màu và các hình thức trang trí. Tương tự nếu chọn chủ đề 5 châu cũng sẽ triển khai như vậy với nguồn cảm hứng khác.

Vis
Nguồn cảm hứng đến từ “câu chuyện” của công trình trong các bài dự thi cuộc thi SOS 2020 do VietCG và thương hiệu Vicostone tổ chức

Cảm hứng sáng tạo có thể đến từ sự liên kết, phối trộn giữa các loại vật liệu. Làm thế nào để vừa tạo nên sự liên kết nhưng vẫn giữ được nét riêng đặc trưng của từng loại vật liệu trong thiết kế?

Vật liệu là hạng mục tác động rất mạnh đến cảm xúc. Người ta thường quen dùng từ "chất cảm". Tôi vẫn nhắc lại đến từ hiểu "câu chuyện" bởi vì ứng dụng, phối vật liệu yêu cầu một sự liền mạch trong chuyển tiếp.

Ví dụ nhắc đến phong cách nội thất Bắc Âu thì không thể không nhắc đến các vật liệu cấu thành từ những loại gỗ tự nhiên, đá (không dùng marble), da và lông thú cộng hưởng cùng gam màu trắng, màu đất. Những vật liệu dành cho ngôi nhà nhỏ của xứ lạnh chứ không phải công trình hoành tráng.

Những áp dụng đó bắt nguồn từ câu chuyện lối sống đơn giản, tự nhiên, hạnh phúc của người Bắc Âu. Phong cách này tập trung vào “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”, tập trung vào "chất lượng sống" hơn là sự xa hoa. 

Vis
Nguồn: Vicostone

Những nét đặc trưng từ màu sắc, chất liệu rất tối giản, thân thiện nhưng vẫn tạo ra được sự ấn tượng là một bài toán cần được ưu tiên giải quyết khi áp dụng phong cách này tại Việt Nam.

Trước yêu cầu đó, vật liệu được lựa chọn không chỉ cần đáp ứng về chức năng, giá trị hiện hữu mà đòi hỏi phải có giá trị thẩm mỹ để hoàn thiện cảm xúc liền mạch cho cả nhà thiết kế và khách hàng.

Một gợi ý mà tôi nghĩ các KTS hiện nay khá tinh tế trong việc lựa chọn vật liệu bề mặt - luôn có những yêu cầu khắt khe và đòi hỏi phải có kiến thức về tính năng của vật liệu - đó là chất lượng đi cùng “chất cảm” và đá thạch anh nhân tạo đang là một trong số những lựa chọn đáp ứng được các tiêu chí này.

Vật liệu nhân tạo, hay dùng từ đúng hơn trong công nghiệp là "vật liệu thay thế" cũng chính là xu hướng của thời đại khi các nguồn tài nguyên trên thế giới đang gần cạn kiệt. Chúng ta cần nhấn mạnh việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong thiết kế.

Theo anh, mỗi nhà thiết kế, KTS cần lưu ý gì để có thể truyền những nguồn cảm hứng, những năng lượng sống tích cực đến được với khách hàng? 

Trước tiên phải hiểu tính cách, tập quán của khách hàng ở một mức đủ. Hiểu đủ mới tạo ra những không gian, môi trường sống phù hợp với con người họ, thói quen của họ và nuôi dưỡng được cảm xúc của họ. Họ ăn, họ uống, họ nằm, họ ngồi đêu trực tiếp tiếp xúc với vật liệu..

Từ đó, các nhà thiết kế sẽ tìm ra được gu của khách hàng và điểm đồng điệu của cái gu đó trong sáng tạo của chính mình. Nghề tư vấn thiết kế chính là một nghề chăm sóc, nó nằm giữa ranh giới phục vụ và điều khiển khách hàng, vừa để thỏa mãn sáng tác vừa thỏa mãn khách hàng nên cần phải có sự linh hoạt trong lựa chọn vật liệu.

Vì vậy, vật liệu thẩm mỹ cộng với sự an toàn cho sức khỏe là những điểm cộng. Thẩm mỹ đẹp dành cho sức khỏe tinh thần, an toàn trong hóa lý là dành cho sức khỏe thể chất.

Các thương hiệu cần làm gì để phát huy tinh thần sáng tạo và tạo ra được sự gắn kết giữa sản phẩm với đội ngũ KTS, chuyên gia - những khách hàng đặc biệt của thương hiệu? 

Hãy tổ chức nhiều hoạt động giao lưu chuyên môn với họ, những nhà thiết kế. Những nhà thiết kế đa phần đều là những con người cá tính, bản thân họ ít nhiều là những con người đặc biệt...vì thế cái tôi, khát khao thể hiện, tính ganh đua cũng rất lớn.

Theo tôi, hãy tổ chức thật nhiều những cuộc thi thiết kế mà yêu cầu vừa có tính ứng dụng vừa có tính sáng tạo độc đáo từ chính tài nguyên của thương hiệu, doanh nghiệp đang có. Đó vừa là cách tôn vinh họ, vừa là cách kết giao lành mạnh, hào hứng, thấu hiểu nhau. Cuộc thi và các hoạt động cộng đồng sẽ là khởi đầu của rất nhiều cơ hội phát triển sau nay của cả hai phía.

Vis
Cuộc thi thiết kế nội thất S.O.S – Soul Of Stone được kỳ vọng là nơi hội ngộ của những con người yêu và mong muốn chuyển hóa đam mê trở thành những tác phẩm giàu giá trị.

S.O.S – Soul Of Stone – cuộc thi thiết kế nội thất thường niên do thương hiệu đá thạch anh Vicostone phối hợp cùng cộng đồng VietCG và các đối tác tổ chức, dành cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất trẻ, các văn phòng Kiến trúc trên cả nước được phát động từ ngày 15/8/2021 với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 200 triệu đồng.

Nhằm tôn vinh thông điệp “sống cảm hứng” và “sáng tạo không ngừng” thương hiệu Vicostone và Cộng đồng VietCG tổ chức cuộc thi The S.O.S năm 2021 thiết kế sáng tạo không gian giải trí trong nhà với chủ đề “Dòng chảy” để khuyến khích các KTS, Nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo và mang đến những không gian sống chất lượng. Đề bài năm nay khai thác bối cảnh đại dịch Covid tác động đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Các hoạt động ngoài trời bị hạn chế, con người sinh hoạt và làm việc nhiều hơn tại nhà dẫn đến nhu cầu biến căn nhà trở thành chốn dừng chân và refresh cảm xúc, do đó không gian gia đình cần được nâng tầm cho những hoạt động giải trí và giải phóng cảm xúc.

Ngay từ bây giờ, kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất quan tâm đến cuộc thi có thể đăng kí tham gia ngay bằng cách gửi bài dự thi về fanpage S.O.S – Soul Of Stone 2021 hoặc đăng bài tại cộng đồng VietCG trước ngày 15/10/2021.Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo trên fanpage cuộc thi.