Liệu chúng ta có đang hiểu sai về ‘Chủ nghĩa tối giản’? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Liệu chúng ta có đang hiểu sai về ‘Chủ nghĩa tối giản’?

‘Chủ nghĩa tối giản’ hay ‘Minimalism’ đang dần được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc đối thoại của người Việt. Có lẽ chính bởi tần suất được sử dụng thường

Liệu chúng ta có đang hiểu sai về ‘Chủ nghĩa tối giản’?

Nguồn: Unsplash.

‘Chủ nghĩa tối giản’ hay ‘Minimalism’ đang dần được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc đối thoại của người Việt. Có lẽ chính bởi tần suất được sử dụng thường xuyên như hiện nay, mà các vấn đề có phần rối rắm xoay quanh danh từ thể hiện sự ‘tiết chế’ này đang ngày một nhiều hơn.

Chẳng hạn, thiết kế không gian ‘tối giản’ là khi những bức tường đều buộc phải sơn trắng và không được trang trí thêm bất kỳ chi tiết nào. Một chiếc đầm ‘tối giản’ là phải bao gồm các yếu tố như: thiết kế đơn giản, tính ứng dụng cao, đơn sắc và chất lượng vải ‘đáng đồng tiền’.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm và phương pháp cho phép chúng ta theo đuổi phong cách sống ‘tối giản’
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm và phương pháp cho phép chúng ta theo đuổi phong cách sống ‘tối giản’.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm và phương pháp cho phép chúng ta theo đuổi phong cách sống ‘tối giản’. Các ứng dụng chỉnh sửa ảnh cũng dần nắm bắt và khuyến khích người dùng hòa vào xu hướng chụp hình ‘tối giản’ bằng hàng loạt thao tác công phu.

Qua thời gian, những người thực sự quan tâm đến thuật ngữ ‘tối giản’ dần trở nên hoang mang bởi mức độ phủ sóng rầm rộ của nó. Nhằm nhìn về cội nguồn cũng như bóc tách được nguyên do chủ nghĩa tối giản trở nên ngày càng phổ biến, Kyle Chayka đã cho ra đời cuốn ‘The Longing for Less: Living With Minimalism’.

Nhận định về chủ nghĩa tối giản đang dần chệch hướng

Thông qua những cuộc khảo sát trải dài từ ngoại thành Texas đến Kyoto (Nhật Bản) xa xôi, Chayka nhận thấy, xu hướng để tâm có phần ‘thái quá’ về chủ nghĩa tối giản của công chúng chính là một biến thể từ ý nghĩa nguyên bản.

Tất cả việc thanh lý, giải pháp sắp xếp ngăn nắp cùng hàng loạt sản phẩm nội thất đề cao tính ứng dụng, đa năng mà các thương hiệu tranh nhau tung hô,… đang làm nhận định về chủ nghĩa tối giản của người tiêu dùng bị chệch hướng. Với Chayka, không quá lời khi nói chủ nghĩa tối giản hiện nay đang bị công chúng ‘đúc khuôn’ thành một hình thức khác của ‘chủ nghĩa tiêu dùng’.

Với nỗi ám ảnh về việc sở hữu đồ vật bất kể là theo xu hướng giảm hay tăng chúng ta đang tự đánh mất đi ý niệm về ‘tối giản’
Với nỗi ám ảnh về việc sở hữu đồ vật, bất kể là theo xu hướng giảm hay tăng, chúng ta đang tự đánh mất đi ý niệm về ‘tối giản’.

Với nỗi ám ảnh về việc sở hữu đồ vật, bất kể là theo xu hướng giảm hay tăng, chúng ta đang tự đánh mất đi ý niệm về ‘tối giản’. Tưởng chừng giản đơn như tên gọi, nhưng chủ nghĩa tối giản thật ra là một thách thức về mặt triết học.

Nó không chỉ là việc chúng ta phải mua chính xác những vật dụng nào, mà còn phải cân nhắc lại mối quan hệ của chúng ta với thế giới xung quanh, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, cơ bản nhất. Không đơn thuần là một xu hướng hà khắc, thể hiện lối sống ‘tiết chế’ đậm chất thời thượng, chủ nghĩa tối giản là về những tầm nhìn đa dạng.

Ý nghĩa nguyên bản của chủ nghĩa tối giản

Quay ngược lại ý nghĩa nguyên bản của ‘tối giản’. ‘Minimalism’ được khởi xướng bởi nhà triết gia nghệ thuật người Anh, Richard Wollheim, qua bài tiểu luận mang tên “Minimal Art” (Nghệ thuật tối giản) được ra mắt vào năm 1965. Trong đó, ông đưa ra những nghi vấn và lập luận xoay quanh việc một nhóm nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm có vẻ ngoài không ‘nghệ thuật’, mà giống với sản phẩm công nghiệp hơn.

Cụ thể, Donald Judd dựng những chiếc hộp gỗ đơn giản và đặt trên sàn của phòng trưng bày. Dan Flavin chỉ đơn giản gắn đèn huỳnh quang màu lên các bức tường. Còn Yayoi Kusama lại phủ lên những đồ nội thất hàng ngày bằng những miếng vải lưới mềm, xốp hình nón để khơi gợi cho khán giả nhiều sự liên tưởng lý thú.

Tác phẩm nghệ thuật Alternate Diagonal của Dan Flavin gửi tới Don Judd vào năm 1964 Nguồn Judd Foundation
Tác phẩm nghệ thuật Alternate Diagonal của Dan Flavin gửi tới Don Judd, vào năm 1964. | Nguồn: Judd Foundation.

Các tác phẩm của họ buộc công chúng phải bàn luận, bởi chúng không phù hợp với chuẩn thẩm mỹ nghệ thuật thông thường. Hình thức trước đó của nghệ thuật vốn được sinh ra nhằm phục vụ cho công cuộc thể hiện bản thân và trao đổi cảm xúc hoặc góc nhìn của nghệ sĩ.

Trong khi đó, với nguyên vật liệu mộc mạc, các tác phẩm kể trên lại ẩn chứa yếu tố nghệ thuật tối giản (minimal art content). Chúng đưa khán giả trở về với những cảm nhận ban sơ nhất. “Chúng buộc người xem phải thật sự chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm vào từng vật trước mắt,” Wollheim phân tích. Và từ đó nhận ra, “điều bạn chiêm nghiệm cũng chính là điều bạn đang chiêm ngưỡng,” như Frank Stella từng bổ sung.

Một tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật sắp đặt installation khác của Dan Flavin được trưng bày tại Judd Foundation Nguồn Judd Foundation
Một tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật sắp đặt (installation) khác của Dan Flavin được trưng bày tại Judd Foundation. | Nguồn: Judd Foundation.

Kyle Chayka cho biết, trên thực tế các nghệ sĩ theo chủ nghĩa tối giản đích thực lại luôn có ác cảm với chính thuật ngữ này và xu hướng sử dụng của nó. Bởi theo họ: “Không có gì là thực sự tối giản cả.”

‘Tối giản’ không đồng nghĩa với ‘ngăn nắp’. ‘Tối giản’ cũng không phải là một danh từ chung để nói về: sự đơn sắc, tính sang trọng hay tinh tế. Nó vốn là một định nghĩa nhiều tầng, khó hiểu và khác lạ, và người xem buộc phải chấp nhận rằng không thể áp đặt theo những quan điểm truyền thống về cái đẹp nữa.

Qua những lần được tìm hiểu và chiêm ngưỡng về những tác phẩm được phát triển dựa trên ý niệm tối giản, Chayka nhận ra, chủ nghĩa tối giản cần rất nhiều sự tập trung. Thay vì bị chi phối bởi hàng loạt các sản phẩm theo phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản ủng hộ việc nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm. Đôi khi, một bức tranh vẽ nguệch ngoạc lúc nhỏ của bạn lại chính là ‘cái đẹp’ khiến bạn vỡ oà, chứ không hẳn là những bức vẽ kinh điển của một hoạ sĩ lừng danh.

Tiểu thuyết gia Junichiro Tanizaki từng chia sẻ “Chúng ta tìm kiếm nét đẹp không chỉ ở bề mặt của sự vật và sự việc mà còn ở cái bóng từ cả hai mặt sáng và tối từ những chi tiết tương phản tạo nên chúng” Nguồn Magda Rittenhouse
Tiểu thuyết gia Junichiro Tanizaki từng chia sẻ: “Chúng ta tìm kiếm nét đẹp không chỉ ở bề mặt của sự vật và sự việc mà còn ở cái bóng, từ cả hai mặt sáng và tối, từ những chi tiết tương phản tạo nên chúng.” | Nguồn: Magda Rittenhouse.

Nhìn lại lịch sử nghệ thuật, Chayka khẳng định chủ nghĩa tối giản không phải là tạo ra một thế giới quan, một thành phẩm chỉ dựa trên những gì công chúng vốn đã ưa chuộng. Ngược lại, chủ nghĩa tối giản khuyến khích chúng ta tập trung vào những điều chân thật ban sơ, những thứ có thể không ‘đẹp’ ngay từ ấn tượng đầu, để rồi biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật.

Trải qua một khoảng thời gian dài bị hiểu sai và lạm dụng, dần dà, thuật ngữ ‘hợp thời’ này vô tình bị chúng ta ép trở thành đại diện cho một lối sống thoải mái. Một cuộc sống ‘tối giản’ được công chúng rôm rả truyền tai nhau là một cuộc sống vô âu, vô lo gần như tuyệt đối, và đương nhiên là không có chỗ cho bất cứ biến chuyển cản trở nào. Tuy nhiên, nếu xem xét lại một lần nữa, chẳng phải cuộc sống như trên quá thiếu thực tế?

Một cuộc sống ‘tối giản’ được công chúng rôm rả truyền tai nhau là một cuộc sống vô âu vô lo gần như tuyệt đối Tuy nhiên nếu xem xét lại một lần nữa chẳng phải cuộc sống như trên quá thiếu thực tế
Một cuộc sống ‘tối giản’ được công chúng rôm rả truyền tai nhau là một cuộc sống vô âu, vô lo gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu xem xét lại một lần nữa, chẳng phải cuộc sống như trên quá thiếu thực tế?

Thay vì mù quáng hướng đến sự hoàn mỹ phi thực tế, Chayka muốn mọi người nhìn nhận chủ nghĩa tối giản một cách rộng mở và thực tế hơn. Đó là một cuộc sống mà mọi người sẵn lòng chào đón mỗi nét đẹp đã và sẽ qua đi, kể cả những điều không ngờ, những yếu tố tiêu cực, như nhận thức về sự hữu hạn trong cuộc sống này.

Kết

Chủ nghĩa tối giản không đại diện cho sự tinh giản tuyệt đối trong khuôn khổ đơn sắc, mà nó là quá trình vận động, cập nhật và đổi mới cuộc sống của bản thân mỗi ngày.

Tiểu thuyết gia người Nhật Junichiro Tanizaki qua cuốn sách ‘In Praise of Shadows’ (tựa tiếng Việt: Ca tụng bóng tối) từng chia sẻ: “Chúng ta tìm kiếm nét đẹp không chỉ ở bề mặt của sự vật và sự việc mà còn ở cái bóng, từ cả hai mặt sáng và tối, từ những chi tiết tương phản tạo nên chúng.”

Những gì đang hiện hữu trước mắt luôn quan trọng hơn là những thứ sâu xa mơ hồ Trong thực tế không hoàn hảo chính là sự hoàn hảo
Những gì đang hiện hữu trước mắt luôn quan trọng hơn là những thứ sâu xa mơ hồ. Trong thực tế, không hoàn hảo chính là sự hoàn hảo.

Kyle Chayka cho rằng chủ nghĩa tối giản rồi cũng sẽ đi đến hồi kết như bao phong trào khác. Rồi sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy lạc hậu, quê mùa khi diện những bộ quần áo đơn giản, khi ngắm nhìn những bức tường trống trải một màu, và hướng đến những xu hướng thời thượng hơn.

Rồi sẽ đến lúc chúng ta sẽ cảm thấy lạc hậu quê mùa khi diện những bộ quần áo đơn giản khi ngắm nhìn những bức tường trống trải một màu và hướng đến những xu hướng thời thượng hơn
Rồi sẽ đến lúc chúng ta sẽ cảm thấy lạc hậu, quê mùa khi diện những bộ quần áo đơn giản, khi ngắm nhìn những bức tường trống trải một màu, và hướng đến những xu hướng thời thượng hơn.

Thế nhưng ý niệm nguyên bản về chủ nghĩa tối giản sẽ luôn trường tồn, bởi có mấy ai trong chúng ta hiểu được hết giá trị và bài học nó mang lại: Những gì đang hiện hữu trước mắt luôn quan trọng hơn là những thứ sâu xa mơ hồ. Trong thực tế, không hoàn hảo chính là sự hoàn hảo.

Bài viết của tác giả Kyle Chayka tại The New York Times, được chuyển ngữ bởi Kỳ Thơ.

Xem thêm:

[Bài viết] Sống tối giản: Tiết kiệm tiền lại bảo vệ môi trường

[Bài viết] Người Việt bắt đầu sống tối giản từ đâu?