Giao điểm của quá khứ và hiện tại | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Giao điểm của quá khứ và hiện tại

Phong trào Bauhaus do Walter Gropius sáng lập ra, ca ngợi tính ứng dụng và tiện nghi trong thiết kế. Ở Bauhaus, khoảng cách giữa nghệ thuật, kiến trúc và công nghệ được xoá nhoà.

Giao điểm của quá khứ và hiện tại

Nguồn: Shutterstock

Officehaus

Dạo quanh trung tâm Sài Gòn, chắc hẳn những toà nhà với nét kiến trúc tân cổ điển nổi bật được xây dựng từ thời Pháp thuộc sẽ khiến những ai lần đầu đến thành phố đều phải trầm trồ. 

Tuy nhiên, nét đẹp thân thương của kiến trúc Sài Gòn không chỉ có những mái ngói đỏ thắm, những khung cửa sổ gỗ mộc mạc, hay những mẫu lan can sắt được chạm trổ cầu kỳ. Thực chất, nhân tố tạo nên vẻ quyến rũ đặc trưng cho thành phố này chính là dãy nhà được xây theo phong cách chủ nghĩa hiện đại (modernism) bởi các kiến trúc sư người Việt trong những thập niên 40s, 50s và 60s. 

Cũng như văn hoá Sài Gòn, nếu quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy kiến trúc nơi đây là tổng hòa của nhiều yếu tố và thiết kế ngoại lai, được thể hiện qua ngôn ngữ kiến trúc địa phương và chủ nghĩa hiện đại. Dưới bàn tay tài hoa của biết bao con người, vẻ đẹp từ sự hoà hợp này mang lại một phong cách rất riêng cho thành phố, một nét hoài niệm thật tinh tế ẩn mình giữa những toà nhà hiện đại xung quanh.

Trong bối cảnh kinh tế và xã hội xoay chuyển nhanh chóng, nét đẹp của phong cách kiến trúc nửa thuộc địa, nửa hiện đại vốn đã từng là đặc trưng Sài Gòn giờ đây cũng dần bị mai một.

Biết bao nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về đây, mang theo những ý tưởng của họ về một Sài Gòn mới hơn, “quốc tế hơn” với biết bao công trình mới mọc lên. Bitexco là một trong những địa điểm nổi bật ở trung tâm thành phố, cũng là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc quốc tế nói trên.

Thorakao
Tổng hành dinh của thương hiệu mỹ phẩm Thorakao một thời, được xây dựng theo phong cách chủ nghĩa hiện đại. | Nguồn: Lê Quân/Zing.

Trái với các công trình kiến trúc di sản có từ thời thuộc địa bắt đầu được chính quyền đầu tư bảo tồn, những ngôi nhà theo chủ nghĩa hiện đại vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực.

Vietnamese Modernist Architecture là một trong số các hội nhóm trên Facebook đang nỗ lực từng bước nâng cao nhận thức và giúp nhiều người quan tâm hơn đến những công trình quan trọng dần bị bỏ quên và hư hại trong thành phố. Bên cạnh đó, đội ngũ những nhà phát triển tiên phong của Vietnamese Modernist Architecture cũng sẵn sàng rút hầu bao cho các dự án ít phổ biến hơn, trong đó có nỗ lực hồi sinh phong cách Bauhaus.

Linh hoạt, hiệu quả, bền vững và hiện đại

OfficeHaus chính là lời giải đáp hiện đại và tinh giản cho những nhu cầu của một thành phố đang phát triển. Đây chính là không gian làm việc của thế kỷ 21, với ý tưởng và phong cách kế thừa chủ nghĩa hiện đại trong quá khứ.

Khai thác tư duy đề cao tính ứng dụng trong thiết kế của chủ nghĩa hiện đại, OfficeHaus lấy cảm hứng từ phong trào Bauhaus ở Đức trong những năm đầu của thế kỷ 20. Phong trào Bauhaus do Walter Gropius sáng lập ra, ca ngợi tính ứng dụng và tiện nghi trong thiết kế. Ở Bauhaus, khoảng cách giữa nghệ thuật, kiến trúc và công nghệ được xoá nhoà. 

Bauhaus
Trường Bauhaus được thành lập bởi KTS Walter Gropius. | Nguồn: Tadashi Okochi/Dezeen.

Ra đời vào thời kỳ hậu chiến tranh, phong trào Bauhaus mang sứ mệnh giữ gìn những chuẩn mực thẩm mỹ trong bối cảnh thế giới phát triển theo hướng công nghiệp hoá, đồng thời khuyến khích sử dụng vật liệu một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Phong trào đã tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trong giới kiến trúc trên toàn thế giới khi Gropius và các thành viên ưu tú của Trường Nghệ thuật Bauhaus đặt chân đến nước Mỹ vào những năm 30s của thế kỷ 20. Một thế kỷ đã trôi qua, sức ảnh hưởng của phong trào Bauhaus vẫn tồn tại khắp nơi trên thế giới. Và giờ đây, đội ngũ OfficeHaus sẽ mang phong cách Bauhaus trở lại ngay tại khu vực lân cận trung tâm Sài Gòn xanh mát này.

Office Haus
OfficeHaus được thiết kế theo hướng tinh gọn, nhưng lại có rất nhiều những tiểu tiết phối hợp những đường nét nghệ thuật và tính tiện dụng. | Nguồn: OfficeHaus.

Theo ông Axel Korn, nhà sáng lập Công ty Kiến trúc Korn Architects và cũng là nhà thiết kế của OfficeHaus, “hiện ở Việt Nam có rất nhiều công trình hoành tráng, bề ngoài quả thực rất ấn tượng, nhưng lại không thật sự hiệu quả để sử dụng làm môi trường làm việc.” Chính vì thế, rất nhiều tòa nhà không tạo được dấu ấn cho riêng mình. 

Ông cũng chia sẻ thêm: “Nhằm kế thừa những giá trị của tính đơn giản và ứng dụng trong phong trào Bauhaus, OfficeHaus được thiết kế theo hướng tinh gọn, nhưng lại có rất nhiều những tiểu tiết phối hợp những đường nét nghệ thuật và tính tiện dụng.” 

Khác với những tòa nhà cầu kỳ với quá nhiều những tấm nhôm và các chi tiết trang trí dư thừa, OfficeHaus gây ấn tượng nhờ sự kết hợp của sắc xám và trắng, của đá tự nhiên từ Việt Nam và nhôm tĩnh điện. Với một diện mạo sắc nét, hiện đại mà không phô trương, OfficeHaus mang trở lại những yếu tố không thể thiếu trong một không gian công sở: ấn tượng, linh hoạt và hiệu quả.

Dấu ấn Bauhaus trên thế giới 

Seagram Building, New York, Mỹ

Bauhaus 4
Nguồn: Dan DeLuca

Là công trình tiên phong sử dụng dầm thép chữ I, tòa nhà Seagram Building là một trong những ví dụ tiêu biểu của phong trào kiến trúc Bauhaus. Nằm đối diện đại lộ Park Avenue, Seagram trông như một khối đồng giản dị, được dựng lên thật gọn ghẽ giữa những “khối đá vôi” xung quanh. Nếu đã từng xem bộ phim “Breakfast At Tiffany’s” nổi tiếng ra mắt vào năm 1961, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp công trình này.

White City, Tel Aviv, Israel

Shutterstock
Nguồn: Shutterstock

Không thành phố nào trên thế giới có nhiều công trình mang phong cách Bauhaus như tại Tel Aviv, Israel. Tại đây có hơn 4.000 tòa nhà chung cư với những bức tường sơn trắng đặc trưng mà phần lớn được thiết kế với các kiến trúc sư người Đức-Do Thái vào những năm 1930s.

Gropius House tại Lincoln, Massachusetts

Bauhaus 5
Nguồn: Wikipedia

Vào năm 1937, Walter Gropius rời châu Âu để đến giảng dạy tại Khoa Thiết kế bậc cao học của trường Đại Học Harvard. Không chỉ muốn thoát khỏi những rào cản về mặt chính trị lẫn nghệ thuật ở quê nhà, ông còn muốn đưa những thiết kế với phong cách Bauhaus đến đất nước Hoa Kỳ cấp tiến và cho xây dựng gia trang của mình tại Lincoln, Massachusetts. Ngôi nhà mới của ông đã khiến cư dân New England kinh ngạc bởi những khối thuỷ tinh lạ mắt, lan can bằng đồng, cùng những món nội thất kim loại do Breuer thiết kế.

“Chiếc hộp dụng cụ” mang màu sắc Bauhaus

Vận dụng những ý tưởng từ phong cách kiến trúc Bauhaus, Korn Architects đã thực hiện dự án mang lại một môi trường làm việc mà ở đó mọi nhu cầu phức tạp nhất của người sử dụng được đáp ứng, đồng thời thể hiện rõ nét những giá trị của chủ nghĩa hiện đại.

OfficeHaus
Mang dáng vẻ của chủ nghĩa hiện đại từ Đức cùng tinh thần “less is more” - đơn giản là nhất, toà nhà được chăm chút tỉ mỉ để luôn tồn tại bền bỉ với thời gian. | Nguồn: OfficeHaus

Có thể nói OfficeHaus giống như một chiếc “hộp dụng cụ” cỡ lớn. Các nhân viên làm việc trong tòa nhà có thể lựa chọn nhiều khu vực chính trong không gian này để tạo ra một môi trường mà ở đó hiệu quả công việc được tối ưu hoá. Ngoài việc giới thiệu công nghệ “không-tiếp-xúc” tiên tiến lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, toà nhà văn phòng còn có những chi tiết khéo léo mang lại lợi ích cho người sử dụng như: mặt bằng sàn cho thuê có sẵn lớn nhất cả nước, mặt bằng cho thuê có thể linh hoạt mở rộng và thông nhau theo chiều ngang và chiều dọc, và hệ thống cửa sổ được thiết kế nhằm tận dụng không gian tối ưu nhất. Với những đặc điểm trên cùng với công nghệ không chạm và dịch vụ quản lý hiệu quả, chi phí vận hành cho các khách thuê được giảm thiểu tối đa.

Vẻ đẹp của toà nhà có khả năng chinh phục bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mang dáng vẻ của chủ nghĩa hiện đại từ Đức cùng tinh thần “less is more” - đơn giản là nhất, toà nhà được chăm chút tỉ mỉ để luôn tồn tại bền bỉ với thời gian. Mặt bằng dự kiến sẽ thu hút và làm hài lòng khách thuê vào cuối năm 2021.

OfficeHaus 5
Tại OfficeHaus giới thiệu công nghệ “không-tiếp-xúc” tiên tiến, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. | Nguồn: OfficeHaus

Những dự án táo bạo, mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng và thành phố, có công năng được thể hiện rõ ràng thông qua diện mạo tinh tế như OfficeHaus sẽ luôn đạt được thành công trong các thị trường luôn-chuyển-mình-nhanh-chóng như Việt Nam. 

Bài viết được dịch bởi L A M.

'Duy nhất tại OfficeHaus' là series nơi chúng tôi hình dung về không gian làm việc của tương lai.

Thị trường bất động sản văn phòng Sài Gòn sắp chào đón sự xuất hiện của một gương mặt mới, OfficeHaus, chính thức ra mắt vào khoảng cuối năm 2021. Với mục tiêu thay đổi tác phong làm việc hối hả vốn có, OfficeHaus chọn đặt mình tại khu đô thị Celadon City (quận Tân Phú, TP. HCM - vốn được mệnh danh là ‘lá phổi xanh' phía Tây Sài Gòn), cạnh ngay khu dân cư, trung tâm thương mại Aeon Mall lớn nhất Việt Nam và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Lấy cảm hứng từ trường phái kiến trúc Bauhaus, tòa nhà văn phòng OfficeHaus 7 tầng với giá thuê phải chăng được ‘thiết kế để phục vụ công năng’ (formed for function). Từng chi tiết ở đây được cân nhắc tỉ mỉ để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người làm việc. Nằm ngoài khu vực trung tâm và được đầu tư kỹ lưỡng, chẳng có gì ngạc nhiên khi OfficeHaus nhận được Chứng nhận LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) - một tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về kiến trúc xanh.