Parallel play - Mình ở gần nhau nhưng có bên nhau? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Parallel play - Mình ở gần nhau nhưng có bên nhau?

Trong một mối quan hệ, việc làm mọi thứ cùng nhau liệu có tốt? Parallel play chính là câu trả lời.

Parallel play - Mình ở gần nhau nhưng có bên nhau?

Nguồn: Bed & Board (1970)

1. Parallel play là gì?

Parallel play là ở bên cạnh nhau nhưng làm những việc khác nhau.

Đây thật ra là khái niệm dành cho trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Lúc này trẻ bước ra khỏi giai đoạn một mình và bắt đầu tiếp xúc với bạn bè. Vì còn nhiều e ngại nên lúc này trẻ vẫn chọn chơi một mình nhưng vẫn chú ý tới bạn. Tuy nhiên parallel play có thể được áp dụng trong một mối quan hệ của cặp đôi.

2. Nguồn gốc của parallel play

Mildred Parten là một trong những người đầu tiên nghiên cứu tính hòa đồng trang lứa ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi vào năm 1932. Parten nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ của việc tương tác theo độ tuổi. Ông kết luận rằng sự phát triển xã hội bao gồm ba giai đoạn và parallel play là giai đoạn đầu tiên.

3. Từ khi nào parallel play trở nên phổ biến?

Parallel play là một khái niệm dành cho trẻ em, tuy nhiên lại là thứ người lớn có thể áp dụng. Năm 2013, tờ WSJ đã đăng một bài viết giải thích tại sao ở bên nhau quá nhiều có thể phá hủy một mối quan hệ lâu năm.

Bài viết hướng tới đối tượng những cặp đôi đã kết hôn lâu năm và chuẩn bị bước vào giai đoạn “nghỉ hưu". Cặp đôi ở tuổi này thường rơi vào vòng lặp của sự chán chường khi bị ràng buộc bởi việc “làm mọi thứ cùng nhau".

alt

Thiếu tính mới lạ cũng chính là một lý do mà cặp đôi rời xa nhau. Việc có những sở thích riêng sẽ khiến cặp đôi trở nên thú vị và tạo ra sự gắn kết bền chặt hơn khi ở bên cạnh nhau. Đây được cho là chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh khi tạo ra sự cân bằng cho thời gian ở bên nhau và thời gian ở một mình (Theo tờ Psychology Today).

Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, sự phát triển của công nghệ khiến người ta rơi vào trạng thái alone together, nghĩa là cùng nhau cô đơn (The Guardian). Nhu cầu của cuộc sống đôi khi sẽ bắt buộc mỗi người dành quá nhiều thời gian riêng thay vì ở cùng nhau. Vậy nên luôn cần có một sự cân bằng giữa 2 trạng thái: một mình và cùng nhau bằng cách hy sinh.

Hy sinh thời gian “việc riêng" để cùng chia sẻ thời gian với nhau. Đồng thời cũng hãy thông cảm và nhận ra rằng ai cũng cần một khoảng thời gian riêng tư cho bản thân mình. Dù không làm cùng một thứ, hãy cùng đồng hành với nhau, thay vì cô đơn cùng nhau.

4. Dùng parallel play như thế nào?

Tiếng Anh

A: We usually spend time together every night. I enjoyed my book while he was playing some games.

B: That's okay. It's a parallel play.

Tiếng Việt

A: Ê tối nào tụi tui cũng dành thời gian cho nhau. Mà tui thích đọc sách ông kia thì toàn chơi game.

B: Cũng có sao đâu, cái đó gọi là “chơi song song" á.