Tóm Lại Là: Phim lậu đội lốt “review phim” | Vietcetera
Billboard banner

Tóm Lại Là: Phim lậu đội lốt “review phim”

Bản quyền phim luôn là vấn nạn làm tốn giấy mực của báo đài và đau đầu người quản lý.
Tóm Lại Là: Phim lậu đội lốt “review phim”

Nguồn: Đạt cho Vietcetera

1. Review phim hay xem phim kiểu “tàu nhanh” là gì?

Roman Polanski chắc chắn sẽ phải khóc thét khi thấy bộ phim đoạt 3 giải Oscar của mình: The Pianist từ 150 phút bỗng chốc thu bé lại còn 10 phút với video “review phim".

alt

"Review phim" The Pianist | Nguồn: Mọt Review

Video “review phim kiểu tàu nhanh” này xuất hiện tràn lan khắp nơi trên mạng xã hội Facebook, Youtube và Tiktok. Có 3 đặc điểm nhận dạng:

  • Thời lượng từ 2-10 phút.
  • Giọng đọc kiểu chị Google.
  • “Giật tít” nghe rất kêu.

Đó là cách "cư dân mạng" gọi tên và định nghĩa trào lưu này, tuy nhiên liệu đây có phải cách hiểu đúng về "review phim"?

2. Sự đánh tráo khái niệm trong cách gọi tên?

Bản chất của những video này là "tóm tắt" (recap) lại tình tiết chính của phim trong một thời gian ngắn. Đa số các trang tóm tắt phim được lập ra với mục đích tăng tương tác cho fanpage để thu về lợi nhuận.

Còn "Review văn minh" hay phê bình phim là đưa ra quan điểm cá nhân cũng và phân tích về các yếu tố tạo nên bộ phim. Người đảm nhận công việc này là Nhà Phê bình phim nhằm phân tích sâu về bộ phim

3. Tại sao mọi người thích xem Tóm tắt phim?

Thành công này nằm ở định dạng video. Đây là định dạng được ưa thích nhất của người tiêu dùng và là công cụ quảng cáo hiệu quả. Tiêu đề có phần "giật tít" cũng giúp định hướng người xem và gây sự chú ý khi lướt mạng xã hội. Bên cạnh đó video "review phim" gãi đúng chỗ ngứa của Millenials và Gen Z với tư duy "làm vì tiện" và coi vì nó "miễn phí".

Lý do chung người ta chọn xem "recap video" kiểu này là để nắm bắt nội dung chỉ trong vài phút. Nhưng một bộ phim được tạo ra từ nhiều yếu tố nhằm mang lại một trải nghiệm điện ảnh người xem.

alt
Các yếu tố trong Lý thuyết Điện Ảnh | Nguồn: nofilmschool

Khó có thể chỉ cho người khác về cách xem phim đúng nhưng nhà phê bình phim Anna Horaday trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng: “Bản thân bộ phim sẽ dạy ta cách xem nó chỉ trong những giây phút đầu tiên”.

4. Tóm tắt phim có phải là một hình thức phim lậu?

Những video "recap phim" vẫn đang làm đúng theo Quyền Sử dụng Hợp lý (Fair Use). Điều này giải thích cho sự xuất hiện dày đặc của chúng trên mạng xã hội (YouTube và Facebook). Tuy nhiên như đã nhắc đến, mục đích của việc tái sử dụng lại nội dung của phim ảnh đều nhằm mục đích kiếm tiền trên nền tảng Ads Breaks của Facebook và TikTok. Vậy nên theo như Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ việc sử dụng tác phẩm với mục đích thương mại thì ít có khả năng là đang được sử dụng hợp lý. Vậy nên có thể nói về bản bản chất của "recap phim" vẫn là phát hành trái phép phim hay nói các khác đây là một hình thức "tiến hoá" của phim lậu.

Lấy ví dụ nếu trước đây chúng ta có câu chuyện NSND Nguyễn Chánh Tín phá sản vì phim Dòng Máu Anh Hùng bị phát hành dưới dạng băng đĩa “lậu”, thì các hình thức vi phạm bản quyền cũng đang “tiến hoá” theo thời gian. Hiện nay đang có hơn 400 website "lậu" công khai chiếu phim bản quyền.

5. Văn hoá “xem chùa" bao giờ mới hết?

Có lẽ nhà mạng Việt Nam "dạy hư" người dùng khi mà có thể dễ dàng tìm được mọi thứ miễn phí. Từ khoá "phim miễn phí" ra tới 71,400,000 kết quả trên Google và 10 kết quả đầu tiên là những trang phim “lậu".

Kết quả tigravem kiếm trecircn Google từ khoaacute
Kết quả tìm kiếm của từ khoá "phim miễn phí"

Có thể thấy tư duy tiêu dùng của người Việt vẫn chưa chống lại được sức hấp dẫn của từ "miễn phí". Cái gì xảy ra nhiều quá thì thành quen và người tiêu dùng Việt cho rằng chuyện coi phim miễn phí là đương nhiên.

6. Đã có những giải pháp nào?

Cách đây không lâu cư dân mạng lại có dịp "nháo nhào" khi trang phim “lậu" phimm** bị chặn. Tuy nhiên chưa bao lâu thì trang này đã đội mồ sống dậy như zombie với tên miền mới. Vấn đề nan giải mãi vẫn chưa được giải quyết khi mà đa số những trang phim này đều được đăng ký tên miền quốc tế, ẩn danh, hoặc khai báo sai để né cơ quan pháp luật.

Vào năm 2005 đã có chiến dịch chống phim lậu "You can click but you can't hide" của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ. Nói cách khác nếu bạn sống tại Mỹ, FBI sẽ gõ cửa nhà bạn nếu phát hiện bạn tải phim lậu! Bên cạnh đó mức phạt cho tội chia sẻ phim lậu là từ 750$ trở lên.

Chiến dịch ldquoYou can click but you cant hide
Chiến dịch “You can click but you can't hide" | Nguồn: Reddit.

7. Tại sao nên xem review phim thay vì tóm tắt phim?

"Không có bộ phim hay nào quá dài, và không có bộ phim dở nào ngắn đủ" là những gì Robert Ebert, nhà phê bình điện ảnh huyền thoại đã nói về phim. Cả một bộ phim là một sự tính toán, "cân đo đong đếm" của đạo diễn và đó là điều đáng tiếc khi công sức này bị cắt đi chỉ còn một phần.

Tóm tắt phim có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng phê bình phim đem lại kiến thức, góc nhìn - và cả cảm xúc, đúng như những gì Robert nói về công việc của mình, “Đôi khi kiến thức chuyên môn có thể bị nhầm lẫn nhưng cảm xúc thì không.”