Sẽ có “kỳ nghỉ Tết lịch sử” thứ hai? | Vietcetera
Billboard banner

Sẽ có “kỳ nghỉ Tết lịch sử” thứ hai?

Covid "mùa thứ 3" ập đến không báo trước, nhưng có phải vì thế mà dư vị Tết mất ngon?
Sẽ có “kỳ nghỉ Tết lịch sử” thứ hai?

Nguồn: Hân Nguyễn cho Vietcetera

1. Sẽ có “kỳ nghỉ Tết lịch sử” thứ hai?

Tết Tân Sửu đến trong niềm hy vọng về một mùa xuân an lành. Vậy mà không báo trước, Covid “mùa” thứ 3 ập tới không khoan nhượng. Theo kế hoạch, học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ Tết 2021 từ ngày 8/2, nhưng trước chủng virus cứng đầu, các công văn khẩn được gửi đi, cho phép các em được nghỉ luôn từ ngày 2/2. Nghỉ Tết sớm, nhà trường chuyển sang hình thức dạy và học qua Internet.

Viễn cảnh về kỳ nghỉ Tết dài ba tháng có thể lại xảy ra, nhưng lần này chúng ta đã sẵn sàng đương đầu, cùng sự chuẩn bị đầy đủ về tinh thần lẫn “vũ khí chiến đấu”.

Với ý chí chống dịch như chống giặc trong suốt 1 năm qua, đặc biệt trong môi trường giáo dục, Việt Nam mới đây đã lọt top 2 các quốc gia xử lý dịch hiệu quả nhất thế giới, thậm chí được trao danh hiệu “Ngôi sao đang lên của châu Á”. Hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ vững năng lượng này, để một kỳ nghỉ Tết của hoang mang và hỗn loạn sẽ không lặp lại một lần nữa.

2. Phim Tết có được ra rạp đúng dịp?

Nếu không có dịch, 4 bộ phim Việt chiếu Tết năm nay sẽ là Bố già, Gái già lắm chiêu 5, Lật mặt 5: 48h và Trạng Tí phiêu lưu ký.

Cuộc đua phim Tết giờ đây không còn là trận chiến giữa các phim với nhau, mà là cuộc chiến chống lại “trùm cuối” Covid-19. Vừa qua, lần lượt toàn bộ các ekip làm phim đã phải hủy hoặc hoãn lịch họp báo ra mắt vì dịch.

Nếu dịch không thể kiểm soát trong 2 tuần tới, tất cả kế hoạch sẽ phải hoãn lại. Dời lịch phát hành kéo theo gánh nặng về chi phí quảng bá, chưa kể phải cạnh tranh với các phim chiếu rạp sau Tết.

Trạng Tiacute lagrave một trong những phim chiếu Tết 2021 Nguồn cdnmedia
Trạng Tí là một trong những phim chiếu Tết 2021 | Nguồn: cdnmedia

Riêng với Trạng Tí, phim đã phải dời lịch phát hành một lần, nay lại hứng chịu làn sóng tẩy chay từ cộng đồng mạng. Nếu dịch tiếp tục bùng phát, Ngô Thanh Vân sẽ phải cân nhắc kỹ các hướng đi kế tiếp để không nối gót sự thất bại của một phim Việt gần đây là Cậu Vàng.

3. Cuối năm, Hà Nội có tin vui!

Trang web về du lịch TripAdvisor vừa công bố danh sách 25 địa điểm du lịch “ổn áp” nhất 2021, trong danh sách có tới 2 thành phố của Việt Nam - Hà Nội đứng thứ 6 và Hội An đứng thứ 11. Điểm chung của 2 địa điểm này là sự cổ kính, trầm mặc, với những vết tích văn hóa lưu dấu trên kiến trúc cổ - một trong những điều mà khách du lịch thường tìm kiếm.

Danh sách này được bình chọn bởi hàng triệu người dùng TripAdvisor trên toàn thế giới. Họ là những du khách đã từng tới thăm Hà Nội khi du lịch mở cửa, hoặc những người mong muốn tới sau khi Covid-19 kết thúc.

Được ghi nhận bởi những nỗ lực “dập dịch” vừa qua, nếu có danh sách những thành phố, vùng lãnh thổ an toàn nhất để sống sót qua thời Covid 2021, hẳn Việt Nam sẽ có thêm vài đề cử.

4. Lần đầu tiên Táo Quân ghi hình mà không có khán giả

Táo quân trở lại sau 1 năm vắng bóng và dự kiến ghi hình trong 3 đêm liên tiếp 26, 27 và 28-1. Không may, 2 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ngày 28-1 đã buộc ban tổ chức phải hủy bỏ buổi ghi hình trong cùng ngày.

Không chỉ dưới hạ giới mà các Táo trên Thiên Đình cũng nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc phòng dịch, với khẩu trang và sát khuẩn đầy đủ. Bên cạnh các buổi chầu mang tính tổng-kết-chương như thường lệ, tiết mục ca hát năm nay bổ sung thêm một “bộ môn” rất “tren-đì” là nhạc rap.

Caacutec Taacuteo cũng phải nghiecircm chỉnh chấp hagravenh luật lệ để lagravem gương cho hạ giới Nguồn MSN
Các Táo cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ để làm gương cho hạ giới | Nguồn: MSN

Trong thời kỳ của dịch bệnh, sẽ có thêm những “lần đầu tiên” nữa trong các chương trình như Táo Quân. Nhưng ít nhất đêm giao thừa năm nay, các fan của Táo đã có thể thưởng thức trọn vẹn chương trình giải trí yêu thích.

5. Quay ngược thời gian, về ăn Tết trong cung đình triều Nguyễn

Tết xưa thì khác Tết nay, nhưng Tết từ thời Nguyễn chẳng ai biết nhiều. Để tái hiện lại không khí Tết nơi cung đình triều Nguyễn, trung tâm Lưu trữ Quốc gia I khai mạc triển lãm "Cung đình đón Tết" tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Không gian được bao trùm bởi những tư liệu, hình minh họa về Tết xưa với những nghi lễ long trọng: chuẩn bị từ mùng 1 bằng lễ ban lịch năm mới, thỉnh tiên đế về “ăn Tết”, nối tiếp bởi các nghi lễ Trừ tịch, Thượng tiêu, tiễn hết điều xấu của năm cũ.

Những nghi lễ linh đình này đã không còn phổ biến, nhưng ảnh hưởng của thời Nguyễn thì bắt đầu lan tỏa rộng rãi trong những năm qua nhờ truyền thông, điện ảnh và âm nhạc. Minh chứng rõ nhất là phong trào phục dựng trang phục Việt cổ.

Tết của những năm tới, sẽ thật khác biệt và ấn tượng nếu bên cạnh tà áo dài truyền thống là những bộ áo ngũ thân, áo giao lĩnh, áo Nhật Bình cách tân, hiện đại.