Giáo dục sáng tạo là xu hướng giáo dục tất yếu của hiện tại và tương lai | Vietcetera
Billboard banner

Giáo dục sáng tạo là xu hướng giáo dục tất yếu của hiện tại và tương lai

Giáo dục phải giúp con trẻ phát triển được bộ não sáng tạo – giúp trẻ biết tò mò, biết hứng thú với cuộc sống và chủ động khám phá thế giới.

Giáo dục sáng tạo là xu hướng giáo dục tất yếu của hiện tại và tương lai

Nguồn: Embassy Education

Hội nghị thường niên về giáo dục “Bản Hòa ca Trí tuệ” (Symphony Of The Mind) với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” (Creativity is the next intellect), là chương trình mở màn cho chuỗi Hội nghị thường niên về tương lai giáo dục.

Hội nghị do Tổ chức Giáo dục Embassy Education thực hiện, được diễn ra trong hai ngày 8 – 9/10, với sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia đa lĩnh vực trên toàn cầu như Giáo sư Howard Gardner, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh,…

Giáo dục sáng tạo là xu hướng giáo dục tất yếu 

“Một môi trường giáo dục phù hợp là môi trường để các em có đủ điều kiện tiếp xúc với một thế giới rộng lớn hơn, để từ đó có dịp bộc lộ tiềm năng, đủ năng lực để tư duy độc lập, và các em có thể nói lên nguyện vọng của mình mà không bị bó hẹp bởi những thiên kiến từ trước."

"Không phân biệt não trái hay não phải mà phải hiểu đó là sự tổng hòa của khối óc, để trí tưởng tượng bay bổng, trí sáng tạo được phát huy.”

Đó là một trích đoạn về quan điểm sáng tạo và vai trò của giáo dục sáng tạo trong kỷ nguyên mới của Giáo sư Trần Thanh Vân, tại hội nghị thường niên về giáo dục sáng tạo “Symphony Of The Mind”.

Sau nhiều phiên thảo luận trên tinh thần cởi mở, các khách mời là những chuyên gia đa lĩnh vực, đều thống nhất đi đến một quan điểm cho rằng: Giáo dục sáng tạo là xu hướng giáo dục tất yếu của ngày nay và tương lai.

Sáng tạo thúc đẩy khả năng học tập trên nhiều bình diện

Xoay quanh chủ đề định hướng giáo dục sáng tạo cho tương lai, Giáo sư Trần Thanh Vân cho rằng, dù ở thời đại nào, con người cũng cần nuôi dưỡng năng lực trí tuệ, cụ thể là năng lực của não bộ.

“Tôi hình dung rằng bộ óc như một nhạc cụ với nhiều dây đàn, khi được kích thích sẽ phát ra âm thanh, có phải đó là bản hòa ca của trí tuệ chăng?”.

Chính vì vậy, một bộ não có năng lực là bộ não biết sáng tạo, là nơi hội tụ của trí và tâm. Giáo dục phải giúp con trẻ phát triển được bộ não ấy – giúp trẻ biết tò mò, biết hứng thú với cuộc sống và chủ động khám phá thế giới.

Liên quan tới việc xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo, Giáo sư Ngô Bảo Châu khuyến khích các bậc cha mẹ nên tạo cho con cảm hứng, để con trẻ trở thành người chủ động trong việc biết mình muốn học gì và cần phải học gì.

Đây chính là những trải nghiệm đầu tiên để trong tương lai con có thể trở thành những người độc lập, làm chủ cuộc sống của mình, có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đem lại những niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

Giáo sư Ngô Bảo Châu | Nguồn: Embassy Education

Còn đối với Tiến sĩ – Nghệ sĩ quốc tế Alex Tú, và nhà giáo dục Tony Diệp, cả hai cùng đồng ý về việc một người thầy giống một người huấn luyện hơn. Có lúc đi đằng trước, có lúc đi đằng sau, có lúc đi kế bên. Luôn luôn sát cánh cùng các em, để các em khi học không chỉ cứ học động tác xong là xong, mà còn tự khám phá để tự biến chuyển theo ý mình muốn.

Câu chuyện của Tri Giao - sinh viên Đại học Princeton (thuộc IVY League), hay Minh Quân - sinh viên Đại học California tại Berkeley, đều nhờ được rèn luyện các kỹ năng sáng tạo từ sớm, nên không chỉ giúp các em nâng cao năng lực trong học tập mà cả kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc giáo dục sáng tạo không phải là một trào lưu nhất thời, mà là xu thế tất yếu trong xu hướng phát triển giáo dục ở hiện tại và tương lai.

Sáng tạo nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc

Chia sẻ về chủ đề này, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh khuyến khích việc cha mẹ và nhà trường tạo môi trường cởi mở để trẻ được đặt câu hỏi.

“Tôi thường nói với thanh niên là trả lời có thể khó, nhưng đặt câu hỏi có khi còn khó hơn. Các bạn chỉ cần tiếp cận nhiều chiều, phải làm cái điều mà người ta gọi là “Thinking out of the boxes” - thoát ra khỏi những cái khuôn sáo có sẵn”.

Nữ đạo diễn Kathy Uyên – người tham gia sâu vào việc đào tạo năng lực diễn xuất - cũng đồng ý với quan điểm này.

Theo chị, cảm xúc là phần quan trọng bậc nhất giúp các cá nhân có được tương tác xã hội hiệu quả, từ đó phát triển năng lực EQ. Và sáng tạo cũng giữ vai trò then chốt trong việc phát triển EQ, khi giúp mỗi cá nhân “sống nhiều cuộc đời”, có được sự thấu cảm, trắc ẩn, nhạy cảm, từ đó kết nối với bản thân và thế giới hiệu quả.

Sáng tạo là trọng tâm của nền kinh tế mới

Làm thế nào mà sáng tạo đã trở thành động lực phát triển của nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong việc tạo ra những con người đón đầu nền kinh tế mới?

Trả lời cho câu hỏi này, anh Hùng Võ - Phó Tổng Giám Đốc Marketing tại Biti’s, cũng là người sáng lập, giám đốc điều hành Dentsu Redder - cho biết: Sáng tạo là tố chất không thể thiếu cho trẻ em khi lớn lên.

Anh Hùng Võ - Phó Tổng Giám Đốc Marketing tại Biti’s; người sáng lập, giám đốc điều hành Dentsu Redder | Nguồn: Embassy Education

“Nền giáo dục này cũng cần giúp cho trẻ chủ động độc lập, nhưng song song đó là việc hiểu tầm quan trọng của những mối quan hệ hữu ích, ý nghĩa, và hiểu rằng bản thân mình có kết nối, chịu sự ảnh hưởng qua lại từ gia đình, bạn bè, cộng đồng, quốc gia, thế giới, và đặc biệt là cả trái đất”.

Điều này cũng đặt ra bài toán cấp thiết cho giáo dục hiện nay là cần phải dạy gì cho trẻ - nếu không phải là kỹ năng sáng tạo?

Chị Christy Lê – cựu giám đốc Facebook tại Việt Nam - nói thêm: “Chuyện này cần bắt đầu từ rất sớm, bởi cũng giống như trong kinh doanh, sáng tạo như một khoản đầu tư. Mà chúng ta đầu tư đúng và càng sớm, chúng sẽ càng dễ dàng sinh sôi, nảy nở.”

Sáng tạo là bản hòa ca của trí tuệ

Từ 40 năm trước, giáo sư Howard Gardner - Giám đốc cấp cao Harvard Project Zero, cha đẻ của thuyết đa trí thông minh - đã thấy được điểm mù của IQ, và quan trọng hơn là trí thông minh không chỉ là logic. Nó đa dạng và linh hoạt hơn thế. Dựa trên việc mỗi cá nhân là một bản thể khác biệt, trí thông minh vì vậy vốn cũng khác nhau.

Giáo sư Howard Gardner. | Nguồn: Embassy Education. 

Giáo sư Howard Gardner cũng nhấn mạnh vai trò của xã hội và các tổ chức giáo dục khi cho rằng: “Để một con người có thể phát triển hết tiềm năng hay một loại hình trí thông minh nào đó, thì cần rất nhiều động lực cũng như được dạy dỗ tốt trong một môi trường khuyến khích trẻ khám phá. Đặc biệt, xã hội cũng cần chung tay để biết và công nhận giá trị của trí thông minh đó”.

“Chính vì vậy, chúng ta nên quan tâm đến sự phát triển sớm về trí tuệ, trí thông minh và sức sáng tạo ngay từ khi có thể.”  - Giáo sư nhấn mạnh.

Giáo dục sáng tạo là chìa khóa phát triển trong thời đại mới

Những chia sẻ của các trí giả và câu chuyện học tập của những bạn trẻ tại Symphony Of The Mind càng khẳng định vai trò tiên quyết của sáng tạo trong hành trình phát triển con người, cũng như định hình tương lai của nền giáo dục tiên tiến.

Tại sự kiện, nhà sáng lập Embassy Education, Thanh Bùi, chia sẻ tâm huyết của mình với giáo dục sáng tạo, và khao khát mang lại cơ hội phát triển toàn diện hơn cho trẻ.

Nhà sáng lập Embassy Education Thanh Bùi | Nguồn: Embassy Education

“Thanh mong là qua Symphony Of The Mind, phụ huynh sẽ thấy được các con xuất sắc và lý do nào tạo nên sự xuất xắc của các con. Các con cần được sống trong một môi trường luôn khuyến khích sự sáng tạo, các con được là chính bản thân của các con."

"Bố mẹ có thể thấy việc đào tạo cho con phát triển toàn diện là một điều rất cần thiết, tất cả các môn đều cần có sự quan tâm như nhau, không có sự phân biệt giữa các môn học tự nhiên và các môn nghệ thuật. Bất cứ ai cũng có thể sáng tạo, và sáng tạo có trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.”

Hội nghị thường niên về giáo dục Symphony Of The Mind do Embassy Educaiton tổ chức với sự tham gia đồng hành của Vietcetera, i-IVY, Similac, Biti's Kids & Dentsu Redder, đã lan tỏa cảm hứng giáo dục sáng tạo cho 10,000 phụ huynh và những cá nhân quan tâm đến hoạt động giáo dục. 

Embassy Education cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam hợp tác với dự án Harvard Project Zero, kết nối nhiều học giả hàng đầu nhằm truyền cảm tới các trẻ em Việt Nam. Đặc biệt từ tháng 11/2021, Embassy Education sẽ công bố chương trình sáng tạo Connected Creativity lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam dành cho trẻ ở ba nhóm tuổi (0-6 tuổi; 7-10 tuổi; 11-17 tuổi) để trẻ có thể tự khám phá, phát triển bản thân, từ đó trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của mình. 

Fanpage: https://www.facebook.com/embassyeducation.edu.vn

Website: https://embassyeducation.edu.vn/