Thực hư chuyện thú nuôi nhiễm COVID-19 | Vietcetera
Billboard banner

Thực hư chuyện thú nuôi nhiễm COVID-19

Nhiều tổ chức y tế và sức khỏe nhấn mạnh, đến nay hoàn toàn chưa có bằng chứng rằng thú nuôi có thể lây nhiễm và phát tán virus corona.

Thực hư chuyện thú nuôi nhiễm COVID-19

Thực hư chuyện thú nuôi nhiễm COVID-19

Theo thông tin từ Cục Y tế Hong Kong, chú chó giống Pomeranian là ca đầu tiên nhiễm chủng virus corona mới từ người sang thú cưng.

Chủ của chú chó là một phụ nữ 60 tuổi, thành viên của Jockey Club. Người này đã đi khắp Hong Kong suốt 2 tuần ủ bệnh: ghé thăm phòng khám tư nhân, nhà hàng và các cửa tiệm, cắt tóc, đi chùa và tham dự lễ cưới.

Với kết quả xét nghiệm dương tính, bà nhập viện vào ngày 25 tháng 2, còn chú chó hiện được cách ly tại Viện Nông, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong.

Thực hư chuyện “ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên thú nuôi”?

Chú chó có phản ứng “dương tính yếu” với chủng virus Corona mới. Xét nghiệm cho thấy chú chó có dấu vết nhiễm bề mặt, cụ thể là trên mũi và miệng. Điều này giống những trường hợp trước đây khi SARS bùng phát năm 2003.

Theo Giáo sư Vanessa Barrs, chuyên gia về sức khỏe động vật thuộc City University, dựa trên kinh nghiệm từ dịch SARS, chó mèo không bị nhiễm bệnh và không lây truyền virus sang người. Vào thời điểm đó cũng có một số thú nuôi phản ứng dương tính, song không có triệu chứng nhiễm bệnh.

Việc chó mèo phơi nhiễm virus corona không có gì là ngạc nhiên nếu chủ nuôi của chúng đang nhiễm bệnh. Dù có kết quả xét nghiệm “dương tính yếu” với virus, chú chó vẫn sống khỏe mạnh ở trung tâm cách ly và không có dấu hiệu lây sang người hay các động vật khác. Điều này có nghĩa là chú chó chỉ phơi nhiễm do tiếp xúc với bề mặt có chứa virus, chứ không chính thức nhiễm bệnh.

Mặc dugrave khocircng cần thiết nhưng những chuacute choacute nagravey ở Thượng Hải vẫn được chủ đeo khẩu trang Source NOEL CELISAFP via Getty Images sizesmaxwidth 1120px 100vw 1120px
Mặc dù không cần thiết, nhưng những chú chó này ở Thượng Hải vẫn được chủ đeo khẩu trang | Source: NOEL CELIS/AFP via Getty Images

Hiện chú chó vẫn đang được cách ly và vẫn sẽ tiếp nhận những xét nghiệm chuyên sâu hơn từ Viện Nông, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chủ có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ thú cưng không?

Nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên khắp hành tinh nhấn mạnh, đến nay hoàn toàn chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm virus cũng như triệu chứng phát bệnh ở thú cưng tương tự với biểu hiện trên con người.

Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ cho thấy chó có khả năng bị phơi nhiễm virus, nhưng không chứng minh được rằng thú nuôi mang mầm bệnh, hoặc có khả năng lây truyền virus sang người.

“Phơi nhiễm khác với thật sự nhiễm bệnh. Nhiễm bệnh đồng nghĩa với việc bạn có khả năng phát tán virus.” – The Guardian.

Từ những người có chuyên môn, lời khuyên là đừng quá hoảng sợ bởi lẽ không có bằng chứng gì cho thấy con người có thể bị lây bởi chó mèo.

Vào thời điểm này, những người chủ cần làm gì cho thú cưng?

Tránh ôm hôn thú cưng

Mặc dù những nghiên cứu hiện tại không chỉ ra bất kỳ bằng chứng gì về việc lây bệnh từ vật nuôi sang người, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chủ nuôi nên hạn chế tiếp xúc gần với thú cưng như ôm, hôn, và phải rửa tay với xà phòng đúng cách sau khi chơi đùa cùng chúng.

WHO nhấn mạnh chưa coacute bằng chứng nagraveo cho thấy choacute megraveo coacute thể bị lacircy nhiễm chủng virus corona mới nagravey Source WHO sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
WHO nhấn mạnh chưa có bằng chứng nào cho thấy chó mèo có thể bị lây nhiễm chủng virus corona mới này. | Source: WHO

Hạn chế cho thú cưng ra ngoài

Chúng ta không thể biết được khi ra ngoài chó mèo sẽ gặp ai, tiếp xúc với vật gì, nên tốt nhất là hạn chế để chúng hoạt động ngoài tầm quan sát và kiểm soát.

Nếu chó mèo có đi ra ngoài, hãy làm sạch phần đệm chân trước khi chúng bước vào nhà.

Có nên đeo khẩu trang cho thú cưng?

Đeo khẩu trang, giữ thói quen rửa tay đúng cách, tuyệt đối không chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay là những phương pháp hữu hiệu để phòng dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với người.

Chó không đổ mồ hôi nên lưỡi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nhiệt làm mát cơ thể. Vì thế, việc đeo khẩu trang cho thú nuôi là không cần thiết và cũng không tốt cho chúng.

Nếu nghi ngờ vật nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh, hãy liên hệ ngay với trung tâm thú y để kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp.

Đừng bỏ rơi thú cưng

Trong báo cáo gần nhất, Viện Nông, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong công bố kết luận dựa trên cuộc hội ý giữa các chuyên gia đến từ Đại học Hong Kong, Đại học Thành phố và Tổ chức Sức khỏe Động vật Thế giới. Tất cả đều nhất trí rằng: “Chó có khả năng nhiễm bệnh thấp và trường hợp chú chó Phốc này được xác nhận là ca lây nhiễm từ người sang thú cưng”.

Đại diện phát ngôn của Viện cũng nhấn mạnh việc chưa có một bằng chứng nào về việc thú nuôi là nguồn gốc của virus COVID-19 hoặc có khả năng nhiễm bệnh. Những nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy, đa số các ca nhiễm COVID-19 là kết quả của việc lây lan từ người sang người.

Vì vậy, bên cạnh việc cách ly bản thân và duy trì những thói quen vệ sinh khoa học, chủ nuôi không nên vì những thông tin vô căn cứ mà vứt bỏ thú cưng của mình.

Bài viết thực hiện bởi Alvin Lum, Danny Mok, Elizabeth Cheung and Karen Zhang trên South China Morning Post, được bình dịch bởi Peachylicious.

Xem thêm:
[Bài viết] Hắt hơi, tình dục, tiếp xúc bề mặt? COVID-19 có thể và không thể lây qua đường nào?
[Bài viết] Tóm Lại Là: Ứng dụng NCOVI chính thức ra mắt, cùng thực hiện khai báo y tế toàn dân