Thực tế mới của Quảng cáo, PR, Truyền thông, và Chuyển đổi số: Chia sẻ từ các agency | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
18 Thg 05, 2020
Xu Hướng Kinh Doanh

Thực tế mới của Quảng cáo, PR, Truyền thông, và Chuyển đổi số: Chia sẻ từ các agency

Đâu là những thay đổi cần thiết mà bản thân agency cũng như khách hàng của họ cần làm để sống sót và phát triển sau đại dịch? Những xu hướng nổi lên từ đại dịch mà họ quan sát được là gì? Cùng chúng tôi trò chuyện với các chuyên gia đến từ 4 agency lớn tại Việt Nam.

Thực tế mới của Quảng cáo, PR, Truyền thông, và Chuyển đổi số: Chia sẻ từ các agency

Thực tế mới của Quảng cáo, PR, Truyền thông, và Chuyển đổi số: Chia sẻ từ các agency

COVID-19 đi qua và thay đổi cục diện của hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực. Tuy có thể không phải là người chịu tác động trực tiếp, nhưng đại dịch chính là lúc mà các agency — chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp, dịch vụ marketing, quảng cáo, truyền thông và chuyển đổi số cho doanh nghiệp — phải nhanh chóng thay đổi, nhằm phát huy tối đa vai trò của mình đối với doanh nghiệp đối tác trong thời điểm khó khăn.

Vậy, đâu là những thay đổi cần thiết mà bản thân agency cũng như khách hàng của họ cần làm để sống sót và phát triển sau đại dịch? Những xu hướng nổi lên từ đại dịch mà họ quan sát được là gì? Cùng chúng tôi trò chuyện với các chuyên gia đến từ 3 agency lớn tại Việt Nam.

Hoàng Anh, Managing Partner, The Purpose Group

Hoang Anh 1 sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px

Năm 2019, những xu hướng nào là nổi bật nhất trong lĩnh vực Quảng cáo & Truyền thông?

Cá nhân tôi thấy các xu hướng nổi bật trong năm 2019 đều xoay quanh Gen Z. Đây sẽ vẫn là chủ đề mà các thương hiệu cũng như agency quan tâm trong thời gian tới, vì người làm quảng cáo còn đang loay hoay trước một thế hệ được mệnh danh là “siêu sáng tạo”.

Mặc dù được nhìn như lớp trẻ “sống ảo” nhưng Gen Z lại cực kỳ “thật”, đến mức dị ứng với những gì quá hoàn hảo và đòi hỏi mọi thứ đều “siêu thật”, gần như trần trụi và có thể còn xấu xí. Bản chất quảng cáo trước nay vốn luôn “truyền cảm hứng” bằng cách tạo ra những “ấn tượng” (perception) tốt đẹp về thương hiệu, sản phẩm giờ sẽ phải điều chỉnh trong cách truyền thông đến Gen Z. Cụ thể, sự thay đổi này đã, đang và sẽ thể hiện qua:

  • Cách làm nội dung: Người làm quảng cáo đang dần hiểu hơn cách Gen Z sáng tạo và tạo ra những nội dung đúng chất của họ hơn bằng cách phối hợp với chính những content creator (nhà sáng tạo nội dung) có đối tượng mục tiêu là Gen Z hoặc có khi còn chính là Gen Z influencers (người có tầm ảnh hưởng).
  • Cách tạo ảnh hưởng: Không còn bị thuyết phục bởi quảng cáo thuần túy hoặc thậm chí những người nổi tiếng mà các nhãn hàng sử dụng, họ hướng về những người có sức ảnh hưởng đồng trang lứa (peers), trong các cộng đồng riêng.

Ngoài ra Gen Z là 1 thế hệ “purposeful” với nhiều mục đích và lý tưởng cao đẹp; họ đòi hỏi các thương hiệu phải cùng họ có trách nhiệm với những vấn đề xã hội đang diễn ra. Một số thương hiệu đã hướng về việc xây dựng “purpose” (mục tiêu) cho thương hiệu của mình.

Chị có thể chia sẻ một số thay đổi nổi bật trong việc tư vấn chiến lược quảng cáo được không?

  • Integration: Càng lúc việc tư vấn chiến lược càng có sự tích hợp trong tất cả mọi phương diện của truyền thông để có thể xây dựng được một thương hiệu chạm đến được người dùng. Chiến lược gia trong thời đại ngày nay không còn phân chia chuyên môn của agency mình và agency bạn phụ trách phần nào mà khi lên kế hoạch cần phải tích hợp mọi nguồn lực mà thương hiệu có theo một cách tối ưu nhất, cùng với việc hiểu biết thấu đáo khả năng triển khai thực tế của từng kênh.
  • Influencers: Chúng tôi tập trung phân tích kỹ lưỡng hơn về influencers dựa trên đặc tính cũng như chất lượng của sức ảnh hưởng của họ, chứ không chỉ đơn thuần nhìn vào những con số bảo chứng như số fans hay tương tác đơn thuần. Trước khi chọn influencers cũng như sau khi thực hiện chiến dịch xong với họ, chúng tôi ứng dụng các công cụ thu thập dữ liệu để có thể phân tích sâu tiềm năng cũng như “performance” của họ.
  • Media Journey: Hành trình của người tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp nhưng nhờ công nghệ mà người làm truyền thông cũng có thể hiểu rõ hơn về các điểm chạm (touchpoints) của họ mà thiết kế những thông điệp dành riêng. Khi lên kế hoạch truyền thông, chúng tôi ứng dụng nhiều hơn digital media touchpoints (điểm chạm kỹ thuật số).

Dự án nào có ý nghĩa nhất đối với chị và đội ngũ trong năm vừa qua là gì?

  • Trước tiên là dự án The Tale of Cuội – là một sáng kiến nội bộ của The Purpose Group nhằm làm mới hình ảnh Trung Thu trong mắt của giới trẻ hiện đại để mỗi mùa Trung Thu về các bạn lại hào hứng đón chờ như các thế hệ đi trước. Vũ trụ The Tale of Cuội đã được tạo ra từ năm 2018 nhưng trong năm 2019 The Purpose Group đã có bước đột phá tạo ra 1 MV hoạt hoạ hoàn toàn với lực lượng sáng tạo trong nhà (The Purpose Group và Children Of – in-house content studio).

  • Dự án tung Huggies Platinum – thương hiệu tã cao cấp của Huggies: Đây là đề bài khó do bối cảnh là chen chân vào một phân khúc mà đối thủ đã quá mạnh và đối tượng các mẹ bỉm sữa cao cấp đòi hỏi một chiến lược tiếp cận rất khác biệt, không quá phụ thuộc vào sản phẩm quảng cáo truyền thống như TVC mà phải rất tích hợp ở mọi kênh. Sự thành công của dự án là khích lệ với đội ngũ chiến lược rằng chúng tôi phải luôn khám phá giải pháp truyền thông đa dạng và phù hợp với từng hoàn cảnh thương hiệu và người tiêu dùng.
  • Cuối cùng là dự án tung định vị mới của Beck’s Ice phối hợp cùng Binz: Chiến dịch này thể hiện thành công trong việc hợp tác hiệu quả với influencer và tạo ra hệ sinh thái nội dung (content ecosystem) phục vụ cho mọi kênh, mọi touchpoint rất tối ưu cho thương hiệu.

Theo chị, những xu hướng chủ chốt trong lĩnh vực Quảng cáo & Truyền thông tại Việt Nam trong 2020 là gì?

Tôi đã nhìn thấy xu hướng truyền thông đối phó và phục hồi từ dịch COVID-19. Bối cảnh này có thể đẩy nhanh các thương hiệu theo hướng purpose marketing, cũng đúng nguyện vọng của Gen Z. Ngoài ra, influencer marketing sẽ tiếp tục tiến hóa tinh vi hơn dẫn đến nhiều sự hợp tác lâu dài và ý nghĩa hơn giữa creators và thương hiệu. Các thương hiệu và cả agency sẽ bước vào công cuộc chuyển đổi số sâu sắc hơn, ứng dụng dữ liệu nhiều hơn để có những định hướng kế hoạch có thể triển khai và đo lường được hiệu quả một cách đúng đắn.

The Purpose Group sẽ làm gì để chuyển mình theo những xu hướng trên?

Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tư vấn cho các thương hiệu tìm kiếm và theo đuổi Purpose của mình. Ngoài ra chúng tôi còn đang nghiên cứu một công cụ mới áp dụng công nghệ để tối ưu hóa nội dung và việc hợp tác với người sáng tạo nội dung (content creators).

Chị có thể chia sẻ một số dự án nổi bật đến từng những công ty khác?

We Choice sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px

Theo tôi, đó là WeChoice Award 2019 với cách làm bài bản, tôi đặc biệt thích thú với các dự án của các content creators khiến Gen Z mê mệt.

Denise Thi, Managing Director, Isobar Việt Nam

Denise Thi 1 sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px

Năm 2019, những xu hướng nào là nổi bật nhất trong lĩnh vực của chị?

Xu hướng nổi bật nhất không chỉ trong 2019 mà trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây chính là digital transformation (chuyển đổi số — DX) trong mọi lĩnh vực. Hiện, chúng ta đã bắt đầu bước vào giai đoạn hậu kỹ thuật số, nơi mà giao tiếp và mọi hoạt động đều có thể diễn ra trên nền tảng công nghệ, các thiết bị số cũng ngày càng dễ dàng tiếp cận cho mọi tầng lớp.

Đại dịch COVID-19 vừa qua góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi số và thay đổi hành vi diễn ra nhanh chóng hơn. Vậy, trong thời kỳ hậu kỹ thuật số, khi mà lằn ranh giữa digital và offline ngày càng trở nên mờ nhạt, hành vi của con người sẽ thay đổi như thế nào?

Theo tôi, đó là sự khao khát được kết nối cảm xúc giữa người với người. Vì vậy, vai trò của ngành Quảng cáo đến cuối cùng vẫn là mang đến các giải pháp sáng tạo, các trải nghiệm dày dặn, phong phú và thú vị hơn.

Trước đây, khi bàn về Online to Offline (O2O) và brand commerce, Isobar từng chia sẻ rằng một trong những điểm yếu của marketer là chạy theo công nghệ quá nhiều. Bản chất của DX không phải là giới thiệu công nghệ mới, mà là ứng dụng công nghệ để tạo ra sự thay đổi/nâng tầm trải nghiệm cho con người, cho doanh nghiệp.

Vậy nên khi nói về DX trong ngành Quảng cáo, theo tôi, việc chuyển đổi số phải đáp ứng: 1) có khả năng chuyển đổi hoặc nâng tầm giá trị trải nghiệm người dùng; hoặc 2) có khả năng giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán của họ.

Isobar 2 sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px

Vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của DX chưa?

Các doanh nghiệp tại Việt Nam chia thành nhiều nhóm với đặc thù khác nhau, vì vậy chiến lực DX của họ cũng khác nhau.

Nhóm thứ nhất là những doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, các doanh nghiệp này để tâm nhiều hơn đến câu chuyện cải tiến. Ví dụ là PNJ với cách vận hành và đường hướng phát triển vài năm trở lại đây chứng tỏ mục tiêu chuyển đổi rất lớn.

Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng bắt đầu tiếp cận DX. Với các doanh nghiệp trong nhóm này, họ cần một số kết quả ngắn hạn nhằm chứng minh hiệu quả để có cơ sở tiếp tục. Vì vậy, agency cần phải phân chia rõ kết quả ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để xây dựng lòng tin của họ đối với mô hình phát triển bền vững này.

Còn đối với những tập đoàn quốc tế tại Việt Nam, họ hiểu DX là chuyện phải làm và họ có đủ khả năng để đầu tư quy mô lớn về mặt hệ thống cũng như giải pháp kỹ thuật. Điều họ lưu tâm là tập thể phản ứng như thế nào — đó là câu chuyện về chuyển đổi văn hoá. Tuy nhiên, đối với nhân viên làm việc tại các tập đoàn này, việc chuyển đổi và thích nghi với giải pháp mới cũng dễ dàng.

Khoảnh khắc và dự án đáng nhớ nhất đối với chị và đội ngũ trong năm vừa qua là gì?

Năm 2019 là tuổi thứ 10 của Isobar, cả công ty đã có dịp để các thành viên ngồi lại cùng nhau, chia sẻ về những bài học và định hướng phát triển. Đối với môi trường mà việc đến và đi diễn ra nhanh chóng như Agency, thì việc có những cộng sự gắn bó đã trên 5-7 năm hoặc những người đi rồi trở về quả thật là một vinh hạnh. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã tạo ra được một không gian để những người trẻ có cơ hội trưởng thành, người tài giỏi có thể tìm ra ý nghĩa trong sự nghiệp mà họ theo đuổi.

Đối với chúng tôi, dự án ý nghĩa chính là những dự án có thể giúp chúng tôi xác lập được vai trò rõ ràng hơn với các doanh nghiệp – một agency trong thời kỳ hậu kỹ thuật số với năng lực lập kế hoạch, điều phối triển khai đa kênh, và đồng hành cùng doanh nghiệp, điều hướng và hiện thực hoá tầm nhìn chuyển đổi kỹ thuật số, trở thành một người đối tác thật sự chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Đó cũng là điều mà Isobar luôn tự hào trước nay – nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác (business partner) chứ không phải mối quan hệ mua bán dịch vụ.

Theo chúng tôi, việc hoạt động theo mô hình cũ (creative agency ra TVC/artwork, dựa trên concept đó brief xuống cho PR/digital/event agency) không còn hiệu quả nữa, việc có một người đóng vai trò tổng đạo diễn (IMC) là điều tất yếu. Vì thế, từ khoảng 2017 – 2018 trở lại đây, Isobar sẵn sàng làm vượt scope của một digital agency để có thể trở thành một agency có khả năng làm truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications).

Cuối năm ngoái, Isobar vừa chính thức ra mắt Isobar Strategic Alliance — với sự tập trung của 50 nhân sự sáng tạo, 15 nhân sự phụ trách về chiến lược và hoạch định, cùng với hơn 350 thành viên dày dạn kinh nghiệm về tiếp thị, quảng cáo, đổi mới (innovation), hoạt động kích hoạt thương hiệu (trade activation), tiếp thị thực địa (field marketing), tổ chức sự kiện & lễ hội, cùng các chuyên gia công nghệ từ PPlus, ST Communications và Isobar Vietnam.

Isobar sizesmaxwidth 1280px 100vw 1280px

Chiến lược này giúp Isobar Việt Nam có năng lực đảm bảo chất lượng đồng nhất ở tất cả các kênh truyền thông đa dạng với tầm nhìn tiếp thị định hướng trải nghiệm, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng cho thương hiệu là hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, 2019 vừa qua Isobar đã có nhiều thử nghiệm đáng giá với digital transformation, đặc biệt đã ứng dụng xây dựng thành công mô hình bán lẻ O2O (online to offline) giúp cho một nhãn hàng thời trang bán lẻ tối ưu hoá được thời gian xử lý đơn hàng online từ 7 ngày xuống kịch bản các đơn hàng được xử lý hoàn toàn trong ngày, và giảm số lượng nhân sự còn dưới 50% cho công việc này, với số lượng đơn hàng cao hơn 30% so với cùng chiến dịch khuyến mãi.

Đặc biệt hệ thống theo dõi khách hàng được thiết kế giúp đội ngũ marketing của nhãn hàng hiểu sâu sắc hơn insight của khách hàng, tạo ra những gói khuyến mãi sát hơn với nhu cầu từng tập khách hàng khác nhau, cũng như giúp thay đổi cách thức trưng bày tại cửa hàng cho phù hợp với đối tượng khách hàng ở mỗi cửa hàng khu vực. Đồng thời hệ thống kỹ thuật số giúp tăng hiệu năng của luân chuyển hàng hoá nội bộ giữa các cửa hàng để phục vụ cả đơn hàng online lẫn offline, giảm chi phí vận chuyển cho các đơn hàng online. Đó cũng là nền tảng để Isobar bắt đầu chính thức cung cấp Giải pháp Tư vấn Chuyển đổi Kỹ thuật số cho doanh nghiệp từ 2020.

Ngoài ra, có những dự án dù không phải là dự án nổi bật về chuyên môn hay kinh doanh nhưng lại thể hiện được cam kết đối với cộng đồng của Isobar. Một là dự án đồng hành cùng Bridgestone, một khách hàng trong 3 năm vừa qua, trong chuỗi dự án xây dựng cầu cho những địa phương còn khó khăn.

Isobar 4 sizesmaxwidth 1077px 100vw 1077px

Bridgestone lựa chọn hai điểm dân cư xa xôi tại hai tỉnh – bản Nịch Lưa, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và Thôn 7&8, xã Ea Lê, huyện Ea Sup, tỉnh Đắc Lắk. Đây là hai địa phương có tỷ lệ hộ nghèo đều cao hơn 50% với kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trẻ em ở đây không biết tới những cây cầu bê tông khang trang khi con đường tới trường của các em đều chông chênh trên những chiếc cầu gỗ.

Tuy nhiên, những cây cầu chông chênh ấy cũng không chống nổi lũ quét mùa mưa và có thể bị cuốn trôi đi bất cứ lúc nào. Một chiến dịch ý nghĩa đã trôi qua, 335 các em học sinh tại hai địa phương trên đã có những ngày đầu năm học đầy ý nghĩa và phấn chấn. Cây cầu mới xây đã giúp bước đường tới trường của trẻ không còn xa xôi, rút ngắn tới 8km con đường đi bộ, cuộc sống của người dân cũng khấm khá hơn khi giao thương buôn bán thuận tiện.

Bên cạnh đó còn có hành trình của Isobar cùng Google trong dự án “Lập trình Tương lai cùng Google” (Google Coding for the Future) Giai đoạn 2. Dự án“Lập trình Tương lai cùng Google” là một trong nhiều nỗ lực của Google nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam.

Giai đoạn 2 của dự án được mở rộng với số lượng học sinh, sinh viên dự kiến được đào tạo lập trình miễn phí tăng hơn 100 lần so với năm 2018, nhằm trang bị kiến thức về lập trình, sử dụng an toàn và khai thác hiệu quả Internet, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thông qua các môn học lập trình và kiến thức Internet, dự án “Lập trình Tương lai cùng Google” cổ vũ việc đưa lập trình trở thành môn học công nghệ chính khóa tại các trường học từ cấp tiểu học đến cấp phổ thông, hướng tới việc đào tạo đào tạo nguồn nhân lực số đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Theo chị, những xu hướng chủ chốt tại Việt Nam trong 2020 là gì?

Digital transformation tại Việt Nam vẫn còn là hành trình dài. Nếu vượt qua đại dịch và kinh tế kịp phục hồi trong năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến những phản ứng dây chuyền đến từ DX.

Đây cùng là lúc chúng ta (agency) cần xem lại để biết mình có đang làm hiệu quả hay không. Bởi sau khi đại dịch đi qua, các thương hiệu hồi phục và có khả năng đầu tư vào các chiến dịch marketing, agency sẽ tiếp tục thử thách: Làm thế nào để những dịch vụ truyền thống hiện chịu sức ép thay đổi và trở nên tốt hơn?

Ví dụ như PR, liệu khách hàng đang trả tiền cho chất xám, hay đang trả tiền để booking? Ngày trước, người tiêu dùng có ít nền tảng để giải trí, nên họ hứng thú với sự kiện của các thương hiệu. Giờ đây hoạt động giải trí nhiều vô kể, để thu hút được khách hàng tương tác với thương hiệu, trước hết, phải cho khách hàng thấy được những trải nghiệm độc đáo mà họ có khi tham gia cùng thương hiệu trước đã.

Có thể nói, trải nghiệm có thể xảy ra ở bất kỳ touchpoints (điểm chạm) nào, nên người làm creative, media, event, digital, PR,… phải biết lưu ý và tạo ra sự khác biệt trong từng điểm chạm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý về sự khác biệt trong hành vi của từng thế hệ.

Chị có thể chia sẻ một số dự án nổi bật đến từng những công ty khác?

Theo mình, không chỉ có một mà hàng loạt các dự án tận dụng music marketing để kết nối với khách hàng, đây là một trong những xu hướng mà Isobar thấy mình cần phải học hỏi. Từ các music video mà đội ngũ Isobar học được cách tiếp cận cũng như thiết kế trải nghiệm sao cho phù hợp với thị hiếu khán giả, lồng ghép nhịp nhàng giữa DNA của nghệ sĩ và DNA của thương hiệu. Sau đó, chuyển đổi ngôn ngữ sáng tạo từ các music video ra các event nhằm mang đến trải nghiệm cho khách hàng mà vẫn truyền tải trọn vẹn thông điệp của thương hiệu.

Nhi Châu (Ivy), Media Engagement Lead tại Vero Vietnam & Raphael Lachkar, Director tại Vero ASEAN

Vero sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px

Năm 2019, những xu hướng nào là nổi bật nhất trong lĩnh vực?

Nhi: Năm ngoái, chúng tôi phát hành whitepaper về influencer marketing, với tên gọi ‘Influencers mới tại Việt Nam: Gen Y và Gen Z đặt niềm tin vào ai?’, cho thấy thời đại số không chỉ mang đến sự chuyển đổi về nền tảng, mà còn về tâm lý người tiêu dùng đối với marketing — sự kết nối được tạo ra từ những thứ riêng tư, cá nhân hoá hơn. Chúng tôi đo lường tỉ lệ thu hồi vốn để tìm kiếm những kênh hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp. Năm nay, chúng tôi vẫn nhìn thấy những chuyển đổi tương tự — đó là chuyển đổi từ một cá nhân influencer sang các cộng đồng, hội nhóm trên mạng xã hội.

Một ví dụ điển hình là Yêu Bếp — một hội những người đam mê nấu ăn, thích chia sẻ công thức và hình ảnh thành quả với nhau. Được thành lập năm 2018, nhóm này trở nên nổi tiếng vào cuối năm 2019, khi vượt mốc 1.1 triệu thành viên. Trong thời gian cách ly xã hội do đại dịch, nhóm này càng trở nên phổ biến hơn nữa.

Ngoài ra còn có Nghiện Nhà và Ghét Bếp Không Nghiện Nhà, được thành lập vào đầu tháng 4/2020. Nhóm nhanh chóng trở nên viral và nhanh chóng đạt 1 triệu thành viên chỉ trong vòng vài tuần. Trong các cộng đồng, nhiều người chia sẻ quan điểm của họ với những người có cùng mối quan tâm và phong cách sống. Mỗi bài đăng từ những nhóm này có thể đạt được 20.000 likes và vài ngàn bình luận — hoàn toàn tự nhiên! Bất cứ ai đăng bài cũng có thể được xem là một influencer với chính nội dung của họ, rõ ràng là một xu hướng thay đổi cuộc chơi.

Yeu Bep sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px

Dự án nào có ý nghĩa nhất đối với chị và đội ngũ trong năm vừa qua là gì?

Raphael: Thật khó nếu chỉ có thể chọn một! 2019 có thể nói là năm thành công nhất trong thập kỷ qua đối với Vero, và nó gần như là thước đo chuẩn mực để phấn đấu cho những năm sau. Chúng tôi thắng giải Southeast Asia PR Campaign of the Year cho chiến dịch xây dựng nhận thức cộng đồng tại Giải thưởng PR Awards Asia 2019.

Năm qua, chúng tôi cũng có dịp tân trang và ra mắt văn phòng của mình tại Việt Nam cũng như hợp tác với các đối tác lớn như Air Asia, Daikin, Estée Lauder, và Under Armour. Vero còn mở rộng doanh nghiệp sang Indonesia và đội ngũ trên toàn ASEAN tăng 30%. Vậy nên, nếu phải rút gọn, thì 2019 chính là một năm của những chuỗi sự kiện ý nghĩa đối với chúng tôi.

Trước tình hình kinh tế ngược dòng như hiện tại, lĩnh vực của anh đã điều chỉnh như thế nào để thích nghi?

Raphael: Xu hướng chuyển đổi số vốn đã phổ biến, đại dịch bùng phát chính là đòn bẩy để chúng ta chúng ta tăng tốc digital transformation, vì nhu cầu ở nhà đặt hàng bỗng chốc gia tăng chóng mặt. Kết quả là nhiều thương hiệu phải tăng cường dịch vụ trực tuyến của mình. Chúng tôi kỳ vọng mọi thứ sẽ diễn ra tương tự như cái cách mà Alibaba và các marketplace khác tại Trung Quốc bức tốc khi đại dịch SarS diễn ra. Nhưng lần này là trên phạm vi toàn cầu.

Sự chuyển đổi này còn tạo ra thay đổi to lớn về cách mà mọi người dành thời gian online, được phản ánh trong việc thay đổi chiến lược truyền thông của các thương hiệu. Mạng xã hội chỉ từng là một trong những kênh trải nghiệm của khách hàng. Ngày nay, nó là một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt thường nhật. Từ giải trí, tập luyện sức khỏe, ăn uống, tụ họp…. tất cả đều có thể diễn ra trên mạng, phổ biến hơn bao giờ hết.

Chúng tôi nhận thấy xu hướng này trong việc địa phương hoá các chiến dịch quảng cáo điện tử quốc tế. Levi’s đang tổ chức một series các buổi concerts trực tiếp trên Instagram TV. Adidas ra mắt những video thử nghiệm tự sản xuất với các influencers.

Tại Việt Nam, Tiger Beer đang quảng bá chương trình giao hàng và trong thời kỳ cách ly xã hội, họ khuyến khích mọi người ở nhà tận hưởng với Thử thách nhảy cộng đồng trên Facebook. Unilever đồng tổ chức một series các buổi livestreams có tên “Ở nhà? Có sao!” với Yeah1TV, với sự góp mặt của một KOL/nghệ sĩ mỗi tuần để quảng bá cho các dòng dầu gội Clear và Sunsilk.

Ngoài ra còn có Pizza 4P’s — chuỗi nhà hàng pizza cao cấp với hơn 20 chi nhánh tại Việt Nam, tận dụng thời điểm này để ra mắt một podcast để gợi nhớ sứ mệnh của mình “Mang tới thế giới nụ cười vì hoà bình”, với sản phẩm đầu tiên là một Bản podcast mang tên Thiền Pizza — tham khảo từ những bài giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã giảng dạy Chánh niệm khắp thế giới từ nhiều năm nay.

Nhìn chung bối cảnh kinh tế trong lĩnh vực của anh sẽ trông như thế nào trong năm 2020? Và làm thế nào để có thể vực dậy sau đại dịch?

Raphael: Là một công ty làm việc với các thương hiệu quốc tế, chúng tôi nhìn nhận Việt Nam là một phần của hệ sinh thái toàn cầu. Và khi các nền kinh tế khác đang chịu ảnh hưởng nặng nề, chúng tôi kỳ vọng tình hình của Việt Nam sẽ theo hướng khả quan hơn. Tuy các chuỗi cung ứng bị trì trệ và nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sụt giảm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng, chúng tôi vẫn nhận thấy sự thu hút đổ dồn về phía Việt Nam, mang đến nhiều cơ hội hơn cho nước này.

Giữa tháng 4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF mới đây dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ ở mức 2.7%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất châu Á, và với tình hình cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, rõ ràng Việt Nam có cơ hội độc nhất để trở nên nổi bật. Điều này có nghĩa là quan hệ và niềm tin giữa nhà đầu tư, mô hình khởi nghiệp, người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam sẽ được thắt chặt, từ đó mang đến nhiều cơ hội thương thảo.

Chúng tôi còn muốn nhấn mạnh rằng, các công ty mong muốn sống sót trong thời đại này cần phải chuyển mình — cả trong quy cách vận hành lẫn cách họ kết nối với khách hàng, và từ đó nhờ đến sự hỗ trợ của các agency có kinh nghiệm giúp họ theo dõi và thực hiện một cách hiệu quả.

Xu hướng PR, digital, social và influencer marketing nổi bật tại Việt Nam trong năm 2020 là gì?

Nhi: Hiện tại, chúng tôi nghĩ về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng nhiều hơn là về xu hướng. Xu hướng cho thấy những thay đổi, nhưng thường mang tính nhất thời và trên bề mặt, trong khi sự thay đổi đúng nghĩa cần phản ánh những chuyển biến dài hạn trong đường lối phát triển của xã hội. Công cuộc số hoá nền kinh tế là một thay đổi đúng nghĩa, bởi nó cho chúng ta thấy sự cá nhân hoá khi tiêu dùng, trên khắp các nền tảng và cộng đồng.

Một trong những ví dụ cho xu hướng này là việc Millennials bắt đầu ưa chuộng TikTok khi đại dịch bùng phát, với 32% số lượng người Việt dùng ứng dụng nằm trong độ tuổi 25-44. TikTok vốn được xem là ứng dụng dành cho người trẻ, và các marketer không thường sử dụng ứng dụng này để tiếp cận Millennials. Nhưng ngạc nhiên là những người lớn tuổi đã bắt đầu dành ra một khoảng thời gian tương tự [hoặc nhiều hơn] người trẻ trên ứng dụng này và tương tác.

Khủng hoảng không tạo ra những mô hình mới, nhưng nó là đòn bẩy để những thay đổi trước đó diễn ra nhanh hơn. Một điều chúng tôi nhìn thấy xuyên suốt nghiên cứu của mình trong những năm qua là nhu cầu ngày càng tăng về việc trở thành một phần của một cộng đồng nhỏ những người đồng điệu.

Theo cách nào đó, điều này giống như việc đi ngược về thời của những forums, chat rooms, nhưng đông người hơn — và có nhiều chi phí marketing can thiệp vào hơn. Hơn bao giờ hết, cộng đồng là tâm điểm của truyền thông thương hiệu, thay thế việc sử dụng những KOL lớn với mức độ tương tác rời rạc.

Chị có thể chia sẻ một số dự án nổi bật đến từng những công ty khác?

Nhi: Tôi cực kỳ ấn tượng với chiến dịch Cảm hứng tự hào từ Đường phố Việt Nam quảng bá cho dòng Hunter Street x Việt Max – The Nameless Edition, kết hợp với Art Director Việt Max. Anh chịu trách nhiệm thiết kế cả bộ sưu tập lẫn TVC quảng bá cho chiến dịch, được bình chọn là chiến dịch xuất sắc nhất trong số 11 chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam năm 2019, do độc giả Advertising Vietnam bình chọn.

Xem thêm:

[Bài viết] Tương lai của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam

[Bài viết] Thị trường tuyển dụng hậu COVID-19: Phân tích & Dự đoán từ 3 chuyên gia