Tóm Lại Là: Vì sao 1 triệu người Việt tham gia "ghét bếp"? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Tóm Lại Là: Vì sao 1 triệu người Việt tham gia "ghét bếp"?

Ghét bếp, đoảng việc nhà là trào lưu kỳ quặc nhất 2020. Liệu bạn có phải là thành viên của hội đoảng 2020?
Tóm Lại Là: Vì sao 1 triệu người Việt tham gia "ghét bếp"?

Tóm Lại Là: Vì sao 1 triệu người Việt tham gia "ghét bếp"?

1. Chuyện gì đang xảy ra trên Facebook vậy?

Từ ngày cả nước bắt đầu ở nhà để chống dịch COVID-19, trào lưu khoe ảnh “thảm họa” tề gia nội trợ lên ngôi.

Nếu hồi trước, những nồi “cá kho bóng đêm” và “bánh mì hư hỏng” chỉ viral trên một vài tài khoản Facebook nhỏ lẻ, thì giờ đã có hẳn các cộng đồng thi nhau trổ tài “phá bếp”.

Món ăn, nhà cửa trông càng “gớm ghiếc” thì càng viral, được nhiều lời khen và chia sẻ.

Có thể nói, đoảng việc nhà giờ đã trở nên thời thượng.

Vigrave sao 1 triệu người Việt tham gia gheacutet bếp
Một món trong tuyển tập “bóng đêm”.

2. Hội đoảng hiện có bao nhiêu thành viên?

Theo thống kê của Vietcetera dựa trên dữ liệu từ Facebook, tới 13/04, có khoảng 1 triệu người tham gia các hội đoảng trên cả nước.

3. Đoảng việc trở thành trào lưu khi nào?

Thành lập ngày 08/04, GHÉT BẾP, KHÔNG NGHIỆN NHÀ đã kết nạp khoảng 700,000 thành viên sau chưa đầy một tuần. Đây là hội đoảng lớn nhất cả nước.

Tên gọi của group này là câu trả lời cho YÊU BẾPNGHIỆN NHÀ, hai hội đảm lâu năm chuyên khoe đồ ăn đẹp, nhà xinh.

4. Vì sao 1 triệu người Việt hăng hái “ghét bếp”?

Giải tỏa áp lực xã hội

Có rất nhiều sự ngược đời trong các bài đăng viral của hội đoảng.

Đi ngược lại lời các cụ dạy, “đẹp khoe, xấu che”, tại hội đoảng càng xấu thì càng phải khoe. Các bà mẹ chồng trong hội đoảng vẫn thương đứa con dâu vụng về, và các ông chồng còn đảm đang hơn vợ.

Trong một xã hội nhiều áp lực ganh đua, nơi phụ nữ còng lưng gánh kỳ vọng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hội đoảng trở thành biểu tượng hy vọng.

Chúng ta hy vọng rằng những thất bại như nồi trân châu này có thể mang lại tiếng cười nhẹ nhõm thay vì câu chì chiết. Chúng ta thấy ấm lòng khi các gia đình vẫn thương yêu nhau dù cơm không ngon và canh không ngọt.

Vigrave sao 1 triệu người tham gia gheacutet bếp
Trân chây hy vọng.

Cười cho khỏe

Bất cứ ai từng thăm thú hội đoảng có thể đồng ý một điều: những bức ảnh “thảm họa” khiến họ bật cười.

Tiếng cười có khả năng gây nghiện vì nó kích thích não bộ sản sinh ra các hormone hưng phấn, giống thuốc phiện hay tình yêu.

Đi tìm tiếng cười trong không khí u ám của mùa dịch là một quyết định vô thức nhưng thông minh. Ít nhất 18 nghiên cứu khoa học chỉ ra sự hài hước và tiếng cười tác động tích cực đến hệ miễn dịch, vốn là lá chắn duy nhất trước một căn bệnh chưa có thuốc và vắc xin như COVID-19.

5. Ai nên đăng ký làm “đoảng viên”?

Đây là 7 dấu hiệu của một “đoảng viên” thực thụ. Nếu đây là bạn, hãy tự tin đăng ký:

1. Bạn thành thạo cách làm các món bóng đêm.

2. Thành quả lao động của bạn từng khiến gia đình chia rẽ.

3. Bạn không nghĩ chặt gà là một kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống lứa đôi.

4. Mẹ chồng bạn cũng đồng ý với bạn.

5. Nếu rảnh rỗi, bạn sẽ sinh nông nỗi.

6. Bạn sáng tạo trong việc trông con.

7. Đồ ăn bạn làm nhìn rất khác quảng cáo.

6. Bạn có thể đăng ký thành viên hội đoảng ở đâu?

Nếu bạn đã có tài khoản Facebook, bạn có thể đăng ký làm đoảng viên.

Vì các admin đang bị quá tải số lượng bài và đơn đăng ký cần duyệt, hãy đợi một lúc để họ chấp nhận yêu cầu vào nhóm của bạn nhé.

7. Ngoài phá bếp, hội đoảng còn tụ tập ở đâu?

Ở nhà vui thấy bà!, một phiên bản đa dạng hơn của hội đoảng, cũng chỉ mới được thành lập ngày 01/04. Không dừng lại ở đồ ăn, hội đoảng này chia sẻ cả những khoảnh khắc “rảnh rỗi sinh nông nỗi” ở mọi mặt cuộc sống.