Xu hướng kinh doanh tại Việt Nam 2020: Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
07 Thg 04, 2020

Xu hướng kinh doanh tại Việt Nam 2020: Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế của Việt Nam và dự đoán của bà về sự phát triển trong năm 2020.

Xu hướng kinh doanh tại Việt Nam 2020: Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế của Việt Nam và dự đoán của bà về sự phát triển trong năm 2020. 

Khoảnh khắc nổi bật nhất của thị trường nói chung và đội ngũ của bà nói riêng trong năm 2019 là gì?

Về phía cá nhân, khoảnh khắc đáng nhớ nhất có lẽ là lúc tôi gia nhập Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham VietNam – HCMC) với vai trò Giám đốc điều hành vào tháng 8 năm 2019. Ban đầu, kế hoạch của tôi là quay lại Washington, DC vào tháng 7 sau khi làm việc ba năm giữ cương vị Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận công việc này đã cho phép tôi tiếp tục ở lại Việt Nam — đất nước tôi yêu mến — để khôi phục AmCham, thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Khoảnh khắc đáng nhớ nhất của AmCham trong năm 2019 là lễ kỷ niệm 25 năm thành lập AmCham Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (03/1994–một năm trước khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7 năm 1995). 

Chúng tôi tổ chức kỷ niệm 25 năm vào tháng 11 năm ngoái tại khách sạn Caravelle, với rất nhiều vị khách quý, bao gồm Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Marie Damour, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Lê Thanh Liêm, và khách mời đặc biệt — cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang — đồng thời cũng là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90. Ông Trương Tấn Sang là một trong những người hỗ trợ hết mình cho AmCham từ những năm đầu thành lập cho đến hiện tại. Tại sự kiện, chúng tôi có trình chiếu một video đánh dấu những cột mốc quan trọng và những thay đổi nổi bật của công ty từ thuở sơ khai.


Quan trọng hơn hết, sự kiện này đánh dấu sự cam kết của AmCham trong việc đầu tư cho tương lai 25 năm tới, với các chương trình như học bổng AmCham hay học bổng Nữ sinh Kỹ thuật AmCham, những khởi xướng về giáo dục như chương trình Cử nhân tại Đại học Fulbright Việt Nam, và chương trình Khởi sự doanh nghiệp & Đổi mới. AmCham mong muốn hỗ trợ thế hệ doanh nhân tiếp nối và phát triển các mối quan hệ kinh doanh đầu tư với Việt Nam.

Trước tình hình kinh tế ngược dòng như hiện tại, lĩnh vực của bà sẽ cần điều chỉnh thế nào để thích nghi với những thay đổi của năm 2020?

Sứ mệnh cốt lõi của AmCham vẫn sẽ được giữ nguyên — thúc đẩy giao thương và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam, và là tiếng nói đại diện cho nền thương mại của Mỹ tại Việt Nam, cùng với văn phòng tại Hà Nội. AmCham Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trở thành một trong những hiệp hội kinh tế lớn nhất cả nước, với hơn 500 doanh nghiệp và 1500 doanh nhân đại diện.

Đầu năm nay, Ban lãnh đạo tại AmCham Việt Nam TP.HCM đã xác định mục tiêu của 2020 — trở thành hiệp hội kinh tế thịnh vượng trong chiến lược, tầm ảnh hưởng và sự năng động tại Việt Nam — thúc đẩy sự cải tiến và hỗ trợ các thành viên phát triển tại Việt Nam. Một cộng đồng mà mọi người sẽ muốn tham gia.

Chúng tôi cũng xác định mục tiêu của năm 2020 là thành lập văn phòng tại Đà Nẵng để hỗ trợ các thành viên trong nội thành, củng cố sức mạnh của tập thể lãnh đạo và điều hướng các giá trị mới đến nhóm doanh nghiệp thành viên.

Chúng tôi đang trong quá trình thực hiện các mục tiêu trên — kế hoạch hiện đang có một chút điều chỉnh so với những gì chúng tôi đề ra vào giữa tháng 1.

AmCham hiện vẫn tiếp tục hỗ trợ các thành viên từ các buổi gặp mặt, hệ thống báo cáo quản trị thông minh (BI), đề xuất nâng cao, và các cơ hội xúc tiến thương mại. Chúng tôi đã có những phương sách phù hợp với môi trường điều hành mới, và mang lại các giá trị mới cho thành viên.

Từ hồi đầu tháng 3, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp thường kỳ từ xa, và đến giữa tháng 3, tất cả các cuộc họp đều được diễn ra trên nền tảng số. Các cuộc họp cũng bao gồm buổi Họp báo Quản trị Thông minh về các vấn đề Pháp lý liên quan đến đại dịch COVID-19, về vấn đề quản lý nhân sự từ xa (sau này do Hảo Trần, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tại Vietcetera và cũng là Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế số tiếp quản), cũng như buổi chào đón các thành viên mới — AmCham 101 Newcomers Orientation.

Tuy các cuộc họp từ xa không có lợi cho việc mở rộng các mối quan hệ cá nhân, nó lại thu hút nhiều sự tham gia hơn, có cả các lãnh đạo doanh nghiệp kỳ cựu, hay những cá nhân với lịch công tác dày đặc và bị hạn chế bởi họ phải có mặt tại các xưởng và nhà máy ở ngoại thành.

Trong giai đoạn thử thách này, ưu tiên của chúng tôi hiện giờ là hỗ trợ hết mình cho các doanh nghiệp thành viên. Hồi đầu tháng 2, chúng tôi đã tổ chức buổi Họp báo Quản trị Thông minh về các ảnh hưởng Y tế và Thương mại của COVID-19, với sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, và đại diện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát vào giữa tháng 2 nhằm xác định những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến các thành viên, gặp gỡ với Tổng lãnh sự quán và các nhà sản xuất để thảo luận về những thử thách trong chuỗi cung ứng, và tổ chức các buổi chia sẻ về giải pháp hiệu quả nhất với uỷ ban, cũng như các sự kiện tham vấn chuyên gia. Chúng tôi cập nhật thường xuyên với các thành viên và duy trì trang tin tức về COVID-19 trên website với các nguồn tin từ Chính phủ và các tổ chức uy tín.

Trong môi trường thay đổi liên tục này, AmCham tập trung vào các đổi mới về chính sách — chỉ ra các quan ngại chính của thành viên và đề xuất với Chính phủ Việt Nam các tiêu chuẩn chọn lọc các ngành thương mại chủ đạo, cả trong khối ngành dịch vụ và khối ngành sản xuất — trong trường hợp các phương pháp này là cần thiết để kiểm soát sự bùng phát của dịch.

Tổng hợp các chia sẻ từ 5 chuyên gia về xu hướng kinh doanh tại Việt Nam 2020 tại đây.

Đọc chia sẻ về xu hướng kinh doanh của Sylvia Nguyễn tại đây.

Đọc chia sẻ về xu hướng kinh doanh của James Vương tại đây.

Đọc chia sẻ về xu hướng kinh doanh của Quang Thái tại đây.

Cùng với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, tôi đã đồng dẫn chương trình một cuộc họp từ xa vào thứ 6 tuần trước (03/04), với hơn 85 người tham gia và 20 tổ chức thương mại trong và ngoài nước, để bàn thảo các đề xuất chính sách về giảm thiểu ảnh hưởng của COVID-19 đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời xác định các khối ngành dịch vụ và sản xuất thiết yếu trong thời gian này.

Tuy các khâu hậu cần rất thử thách, đội ngũ tài năng của AmCham vẫn có thể thực hiện, với hai phòng họp trực tuyến chính, một phòng tập trung thảo luận bằng tiếng Việt, phòng còn lại kết hợp song ngữ Anh – Việt. Những buổi họp đã tạo ra những tác động tích cự. Một vài đề xuất của AmCham và các tổ chức doanh nghiệp khác đã được nêu ra trong công văn của Chính phủ số 2601/VPCC-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng chống dịch COVID-19 vào buổi tối cùng ngày.

AmCham cũng đang hỗ trợ trực tiếp những nỗ lực ấn tượng của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát dịch. Nhờ vào các đóng góp hào phóng của các thành viên và bạn bè, vào ngày 31/03, AmCham đã quyên góp được 250.000 khẩu trang y tế cho Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ đội ngũ y tế tiền tuyến tại các bệnh viện và khu cách ly tập trung. Nhiều thành viên của chúng tôi, bao gồm Intel và Coca Cola, cũng đã có nhiều đóng góp nổi bật đến Chính phủ. Cá nhân AmCham cũng đã tổ chức các buổi đóng góp thực phẩm có hạn dùng dài lâu để phục vụ cho đội ngũ y tế tuyến đầu. AmCham cũng đã cùng với các doanh nghiệp nước ngoài viết một tâm thư bày tỏ sự cảm kích đến Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực duy trì sự an toàn và bình yên của đất nước.

Hơn nữa, AmCham cũng làm việc với các đối tác tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để tìm ra các nhà cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tiềm năng tại Việt Nam để thực hiện xuất khẩu.

Cuối cùng, chúng tôi áp dụng chương trình Ưu đãi đối với các thành viên trong Hiệp hội để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương đang đặc biệt gặp khó khăn trong thời điểm này, nhưng đồng thời cũng khiến Sài Gòn và Việt Nam thật sự trở thành một nơi đáng sống. Các doanh nghiệp không nhất thiết phải trở thành hội viên của AmCham. Họ chỉ cần cung cấp những ưu đãi đặc biệt trong khả năng và chúng tôi sẽ kết nối họ đến 1.500 thành viên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam.

Hồ sơ khách hàng của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh thế nào để phù hợp với tình hình hiện tại?

AmCham sẽ tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ 500 doanh nghiệp và 1500 doanh nhân đại diện khắp Việt Nam, giúp họ thích nghi và thành công. Chúng tôi mong muốn phát triển quy mô thành viên và tăng cường hỗ trợ các thành viên tại Hồ Chí Minh và khu vực Trung bộ, đi kèm trong kế hoạch thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.

AmCham hoan nghênh các doanh nghiệp lớn nhỏ đến từ Hoa Kỳ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, cũng như các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân. Chúng tôi cũng đang triển khai gói thành viên mới nhằm hỗ trợ các đơn vị khởi nghiệp, góp phần vào nỗ lực đầu tư của chúng tôi trong tương lai.

Xu hướng kinh doanh tại Việt Nam 2020 Bà Mary Tarnowka Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam0


Bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực của anh/chị trong năm 2020 sẽ là gì: tích cực, tích cực một cách cẩn trọng hay tiêu cực? Sau đại dịch, lĩnh vực này có khả năng vực dậy không?

Từng là một nhà ngoại giao, tôi khá rụt rè trong việc đưa ra những dự đoán. Với đại dịch COVID-19 đang không ngừng lây lan khắp thế giới, đặc biệt đang diễn ra phức tạp tại Mỹ và châu Âu, tôi lại càng quan ngại hơn.

Bản thân tôi thấy lạc quan một cách cẩn trọng trước khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với những động thái sáng suốt và quyết đoán mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm tận dụng các tài nguyên một cách chiến lược và kiểm soát dịch bệnh, bao gồm các nỗ lực hết mình trong việc giám sát, phát hiện và cách ly những trường hợp có khả năng lây nhiễm. Chính phủ cũng khuyến cáo mọi người ở nhà, thực hiện cách ly xã hội và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đồng thời còn duy trì các dịch vụ và hoạt động sản xuất thiết yếu. Và hơn hết, họ luôn minh bạch trong công tác truyền thông thông qua các ứng dụng, mạng xã hội, và dịch vụ tin nhắn SMS.

Từ đại dịch này, sẽ có những loại hình kinh doanh hay phong cách lãnh đạo nào khởi sinh?

Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo xuất chúng là những cá nhân có khả năng giữ vững sứ mệnh cốt lõi của mình, đồng thời sử dụng các phương pháp mới để tạo ra giá trị. Tôi tự hào khi thấy nhiều thành viên trong Hiệp hội đang đóng góp để đẩy lùi COVID-19 tại Việt Nam thông qua những chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như cá nhân họ. 

Thật hứng khởi khi được nhìn thấy các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang sản xuất máy thở, thiết bị bảo hộ cá nhân, nghiên cứu vacxin và cách chữa trị COVID-19. Gần hơn, tôi thật sự bị ấn tượng bởi cách mà huấn luyện viên của mình, Cyril Terrones, đã đưa ra giải pháp sử dụng công nghệ để tiếp tục các lớp thể hình khi phòng gym bị đóng cửa. Hoặc các chủ doanh nghiệp như Vincent Mourou và Samuel Maruta, đồng sáng lập Maison Marou, ra mắt dịch vụ giao hàng trực tuyến cho các sản phẩm chocolate và bánh ngọt, trong đó có những chiếc bánh pain au chocolat. Tiếp đến là các chủ nhà hàng như Brad Segal của Eddie’s Diner, với thức ăn ngon và dịch vụ giao nhận xuất sắc. Không thể không kể đến đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng Anan Saigon. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh đã tìm ra cách để chuyển hoá menu thực ăn Việt cầu kỳ đa công của mình thành một thực đơn giao hàng tinh giản. 

Xem thêm:

[Bài viết] Tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn sống tốt trước COVID-19?

[Bài viết] Vietnam Remote Workforce: Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona