Khi những bài hát nhạc xuân bắt đầu vang lên trên những con đường lớn lẫn những con hẻm nhỏ, chúng ta biết Tết đã ở ngưỡng cửa nhà. Trong không khí hối hả, nôn nao ở mọi miền đất nước, ai cũng thoáng nghĩ “Tết này sẽ thế nào?”
Những năm trước, Tết gắn liền với đường hoa, múa lân và những buổi gặp mặt họ hàng linh đình. Trải qua một năm đầy cảm xúc vì mất mát và hy sinh, ai cũng cảm thấy một nốt trầm những ngày xuân về. Đạo diễn Chung Chí Công cũng vậy. Không náo nhiệt, tưng bừng như một mùa Tết kinh điển, anh chọn những khoảnh khắc rất “đời” để khơi dậy tinh thần ngày Tết - sự đồng cảm và sẻ chia trong cộng đồng.
Sau thành công của phim quảng cáo “Sống như ý”, đạo diễn Chung Chí Công thực hiện một bộ phim ngắn “Yêu Thương tiếp nối” với những thước phim khiến người xem lắng đọng trong suy nghĩ và cảm xúc.
Định nghĩa, cũng như cảm giác của Công về Tết có thay đổi gì từ nhỏ đến lớn, hay trước và sau đại dịch?
Đối với mình, ngày Tết là một khoảng thời gian quý giá. Mình có thời gian về nhà và nghỉ ngơi. Thật ra, trong năm mình cũng có thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch hay là nghỉ ngơi trong lúc làm việc,... Dù vậy, cảm giác nghỉ ngơi về nhà với ba mẹ nó hoàn toàn khác - Mình có thể thỏa mái đi chân đất trong nhà, nằm dưới sàn nhà, hay ngủ trễ và được ăn những món mình chắc chắn ở thành phố không bao giờ có. Và đó là Tết trong suy nghĩ của mình.
Với Công, ngày Tết khác biệt nhất là từ khi mình lập gia đình. Mỗi năm, ngoài việc đi về nhà mình thì còn đi về nhà vợ mình. Từ chỗ có 1 nơi để về, mình giờ đã có 2 nơi để về. Mình có 2 gia đình, 2 ba mẹ để về, sau 1 năm mình làm việc rất nhiều. Cảm xúc, hành trình ngày Tết của mình nhân đôi. Bởi vậy, mình sắp xếp thời gian nhiều hơn để hai bên có khoảng thời gian đủ để về nhà vợ và nhà mình.
Năm 2021, mình trải qua 1 năm có quá nhiều mất mát. Và từ những mất mát đó, mình nghĩ về những điều còn hiện hữu. Mình trân trọng chúng hơn và cảm thấy được thôi thúc để tiến lên phía trước hơn những năm trước. Những năm trước, nhà mình vẫn luôn ở đó chờ mình, còn năm nay mình muốn chủ động làm nhiều thứ hơn cho ba mẹ. Đó là suy nghĩ của mình về sự khác biệt giữa trước và sau dịch.
Vì sao Công chọn "Yêu Thương tiếp nối" làm tựa phim?
Đây là một cụm từ quen thuộc, nhưng ai trong chúng ta cũng dễ bỏ qua giá trị tinh thần của nó. Khi đọc to lên, “Yêu Thương tiếp nối” mang đến một cảm giác lan toả và đồng lòng như thể cả cộng đồng là một.
Khi bắt tay đi tìm một từ khoá cho thương hiệu ZaloPay, Công chọn ra được chữ “pay” (chi trả). Kết hợp với một năm đặc biệt, đầy biến động, đầy khó khăn, người dân với muôn nỗi niềm, trắc trở trong năm vừa qua, Công đã nghĩ ra cụm từ “Pay it forward”.
Trong năm qua, Công nhận được rất nhiều sự chia sẻ, cũng như cho đi rất nhiều. Trải qua năm 2021 với những biến cố khôn lường, tất cả chúng ta, này bằng cách này hay cách khác, đều học cách tiếp tục cuộc sống của mình. Nhận ra khao khát được sống và tiếp tục chia sẻ ở mọi người Việt Nam, Công nghĩ không có năm nào hợp hơn để giới thiệu ý tưởng “Pay it forward” đến mọi người.
Khi cố gắng tìm cách để dịch cụm này sang tiếng việt, Công nhận thấy phần lớn sẽ dịch “đáp đền tiếp nối” – vốn đã quá nổi tiếng. Bản thân Công muốn thử thách đặt một cái tên khác với Đáp đền, nhưng vẫn còn mãi loay hoay. May mắn thay, đội ngũ Công đã nhắc nhở rằng những thước phim đơn giản mộc mạc cần một cái tên tương tự. Vì thế, Công chọn “Yêu Thương tiếp nối” làm tựa đề cho phim.
Đâu là cách Công chọn một khoảnh khắc để đưa vào phim?
Mình đi ngoài đường hay quan sát những điều dễ thuơng hai bên đường. Đặc biệt, mình thích ngắm người lao động khi họ làm việc chăm chú. Phim cũng là phản chiếu hình ảnh của mình về những chất liệu đời thực và mình chỉ là người ghi chép lại những điều đẹp đẽ ấy bằng hình ảnh thôi.
Thực ra chất liệu đời sống rất nhiều nhưng các hình ảnh mang tính chất đại diện. Như trong phim có hình ảnh 2 cha con bán đầu lân không phải ai ở Sài Gòn cũng thấy. Mình duy nhất 1 lần trong đời thấy 2 cha con bán đầu lân đi ngang qua thôi và sau đó không bao giờ mình gặp lại nữa. Có những thứ chỉ diễn ra một lần trong đời nhưng làm mình nhớ mãi, vậy nên mình quyết định lưu trữ chúng vào những thước phim.
Vì chất liệu cuộc sống rất nhiều và không bao giờ cạn nên mình nghĩ sẽ còn khai thác được trong nhiều năm tiếp theo.
Hành trình làm phim của 30 Pictures có những phút giây nào “yêu thương tiếp nối”?
Câu này khó quá! (cười)
Có một câu chuyện nho nhỏ Công từng thấy là anh Bình Roá, diễn viên sau khi nhận 1 vai chính trong film, anh ấy đóng rất tốt. Anh ấy tự tin để về mở lớp dạy cho các bạn trẻ hơn, truyền lại lửa và chia sẻ những kinh nghiệm cho các bạn trẻ hơn tham gia vào công việc diễn xuất. Bản thân anh ấy và những bạn trong ekip cũng cảm thấy yêu nghề hơn.
Có một bối cảnh mình rất thích nhưng sát giờ không thể xin phép quay được vì dịch bệnh. Âu cũng là duyên. Nhưng cũng nhờ dịch bệnh, mình học được cách thích ứng cũng giống như những nhân vật trong phim. Dù khó khăn, họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tiếp tục sống và chuyển động về phía trước.
Bộ phim tiếp theo của Công sẽ là…
Một bộ phim dài!
Sau “Yêu Thương tiếp nối”, Công vẫn chưa biết duyên mình sẽ đưa thương hiệu nào đến. Cho đến lúc đó, mình vẫn tiếp tục sống và hít thở những âm vang của cuộc sống này thôi.
Mỗi năm luôn có những biến động, chất liệu cuộc sống thì chỉ thêm vào chứ không mất đi bao giờ. Bản thân mình cũng luôn tự học hỏi mỗi năm để trưởng thành hơn nên không sợ là không có chất liệu mới.
Mình chỉ sợ là không đủ tự học để tiến bộ hơn thôi. Đó mới là sự nhàm chán đối với chính mình khi làm phim quảng cáo.
Cùng ZaloPay, Mỹ Tâm, Phan Mạnh Quỳnh, khép lại một năm đầy biến động và hẹn một năm mới như ý qua sản phẩm âm nhạc ‘Yêu Thương Tiếp Nối’: https://www.youtube.com/watch?v=8fXOfDX2RZQ
Tết này cùng Ví Vàng ZaloPay, Đón Tết San Chia, Khai Xuân Như Ý!