Tóm Lại Là: 22/04 Rồi! Còn phải cách ly xã hội nữa không? | Vietcetera
Billboard banner

Tóm Lại Là: 22/04 Rồi! Còn phải cách ly xã hội nữa không?

Những cập nhật mới nhất về đại dịch COVID-19, những quyết định của chính phủ và tình hình cách ly xã hội ở Việt Nam.
Tóm Lại Là: 22/04 Rồi! Còn phải cách ly xã hội nữa không?

Tóm Lại Là: 22/04 Rồi! Còn phải cách ly xã hội nữa không?

1. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch mới quyết định điều gì?

Hôm nay (22/04) là ngày cuối cùng của giai đoạn tiếp nối cách ly toàn xã hội đầu tiên ở Việt Nam.

Ban Chỉ đạo mới quyết định khiến nghị Thủ tướng cho Hà Nội tiếp tục cách ly tới hết 30/04. Đồng thời, Hà Nội được nới lỏng chỉ thị cách ly xã hội dựa trên tình hình dịch bệnh.

Hà Nội là thành phố duy nhất thuộc nhóm nguy cơ cao và được kiến nghị tiếp tục cách ly xã hội. Ban chỉ đạo yêu cầu hai nhóm còn lại thận trọng trong các khâu kiểm soát dịch.

2. Các tỉnh thành được chia nhóm như nào?

Ngày 15/04, nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh. Nhóm có nguy cơ gồm 15 tỉnh. Nhóm nguy cơ thấp gồm các tỉnh còn lại.

Một tuần sau đó, tới 22/04, theo phân tích của Ban chỉ đạo, nhóm nguy cơ cao chỉ còn Hà Nội.

Nhóm có nguy cơ giảm xuống còn 3 tỉnh thành là Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang. Nhóm nguy cơ thấp gồm 59 tỉnh còn lại.

3. Ngoài Hà Nội, những tỉnh thành khác còn phải cách ly xã hội?

Theo kiến nghị, với các tỉnh thành trong nhóm có nguy cơ như Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND sẽ quyết định việc mở lại các cửa hàng, dịch vụ không thiết yếu dựa trên tình hình thực tế.

Với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp và khách hàng phải thực hiễn giãn cách và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

4. Việt Nam có bao nhiêu người đang nhiễm COVID-19?

Đến hôm nay, Việt Nam đã trải qua 6 ngày liên tiếp không có ca dương tính mới.

Nước ta có tổng cộng 268 ca dương tính. Hiện tại, 46 ca đang được điều trị. Trước đó, 222 bệnh nhân đã hồi phục.

Vẫn chưa có ca nào tử vong.

5. Cách ly xã hội ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra vẫn đang được ước tính theo từng kịch bản diễn biến của dịch bệnh, theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Trong trường hợp tốt, dịch được kiểm soát gọn trong quý 2/2020 và các hoạt động kinh tế, xã hội sớm trở lại từ tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2020, thì tăng trưởng GDP quốc gia năm 2020 sẽ giảm khoảng 1,4 đến 2 điểm %.

Trong trường hợp xấu, nếu dịch kéo dài đến hết quý 3 trên toàn thế giới, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ giảm khoảng 2,58 điểm %.

6. Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất khi cách ly xã hội?

Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều chịu hệ quả của giai đoạn giãn cách. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất, gồm 7 ngành dịch vụ sau:

  • Du lịch – dịch vụ ăn uống;
  • Vận tải;
  • Bán lẻ;
  • Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm;
  • Kinh doanh bất động sản;
  • Dịch vụ y tế;
  • Giáo dục, đào tạo.

7. Vì sao người dân chưa nên thoải mái ra đường?

Ban Chỉ đạo công nhận chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, tức hạn chế tập trung đông người và cách ly xã hội, là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng diễn biến dịch bệnh trên thế giới sẽ còn kéo dài. Thực tế đã chứng minh những nước chủ quan rất dễ “vỡ trận”.

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về hiện tượng tái dương tính với virus sau khi khỏi bệnh, cùng làn sóng COVID-19 thứ hai.

Vì vậy, đây chắc chắn chưa phải lúc người Việt tay trong tay ùa vào các quán nhậu. Nếu không cần thiết ra đường, tốt nhất bạn hãy ở nhà nhé!