4 Giai đoạn của một nỗi đau | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
01 Thg 09, 2023
Chất Lượng Sống

4 Giai đoạn của một nỗi đau

Mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để vượt qua nỗi đau, nhưng khi nào thì biết được ta đã hoàn thành bài thử thách? Và vì sao lại cần biết điều đó?
4 Giai đoạn của một nỗi đau

Nguồn: Ron Lach/ Pexels

Where is the pain, there is growth. - Sudhandira

Niềm vui hiếm khi cần được giải thích, nhưng nỗi đau lại luôn dai dẳng khiến chúng ta ngụp lặn trong nó. Nhưng cũng nhờ thế mà ta thường học được nhiều bài học quý giá để trưởng thành.

Mình không biết cuộc đời đáng sống sẽ như thế nào, nhưng mình biết sẽ lãng phí nếu để nỗi đau qua đi mà không học được gì từ chúng. Bởi cái gì không giết được ta sẽ quay lại lần nữa theo cách mạnh mẽ hơn để giết ta, cho đến khi ta thấm thía bài học.

Mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để vượt qua nỗi đau, để nhận ra bài học, nhưng khi nào thì biết được ta đã hoàn thành bài thử thách? Và vì sao lại cần biết?

Vì nếu không biết, ta sẽ bỏ sót bài học.

Nếu không biết, ta sẽ để mình mắc kẹt lại trong mớ bòng bong của cảm xúc.

Bài viết này ghi lại những giai đoạn mà mình đã trải qua với nỗi đau, hy vọng sẽ phần nào giúp ích trong hành trình nhận thức bản thân của bạn đọc.

Giai đoạn 1: Hình thành

Khi nỗi đau mới bắt đầu ta dễ bị mắc kẹt ở trong noacute
Đôi khi ta mắc kẹt trong nỗi đau vì đã không cho phép bản thân đối diện với nó và trải qua mọi cảm xúc nó mang đến.

Khi nỗi đau mới bắt đầu, ta dễ bị mắc kẹt ở trong nó.

Mình có một bé mèo vàng sống với mình hơn 10 năm. Hắn chứng kiến gần như mọi thăng trầm trong quá trình trưởng thành của mình. Những lần mình mệt nằm lỳ trên giường, hắn lại leo lên người mình, rồi nằm đó phát ra tiếng grừm grừm dễ thương đưa hai đứa vào giấc ngủ.

Một hôm mình đang ở văn phòng thì mẹ nhắn: không thấy hắn trong nhà nữa. Lúc đó mình chỉ nghĩ đơn giản trong đầu: “Chắc lại leo trèo lên nóc cục nóng máy lạnh nằm ngủ rồi, con này thích đu đưa lắm.”

Mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn khi mình về và tìm khắp mọi nơi không thấy hắn. Khoảng thời gian mình rời nhà đi thang máy xuống tìm gặp bác bảo vệ hỏi chuyện là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng.

Hôm đó, hắn đã quyết định không làm mèo trong nhà nữa, mà muốn được làm chim tự do trên bầu trời (hy vọng ở kiếp sau hắn đã được thoả lòng).

Còn mình thì thậm chí còn không có cơ hội được nhìn hắn lần cuối, vì người ta đã dọn đi mất.

Mình không muốn chia sẻ nhiều hơn về giai đoạn này, sợ rằng bạn đọc sẽ buồn theo. Những gì mình học được là những lý do vì sao người ta lại dễ bị mắc kẹt lại khi nỗi đau mới hình thành:

  • Ta mắc kẹt vì tìm cách xao nhãng bản thân khỏi sự kiện, như một cơ chế phòng vệ. Điều này giúp chúng ta tạm thời không phải đối mặt với mọi khía cạnh của đau đớn, nhưng nếu kéo dài, chúng ta có thể bị mắc kẹt.
  • Ta mắc kẹt vì muốn tự trừng phạt mình, vì ta phải chịu trách nhiệm cho sự kiện đã xảy ra.
  • Ta mắc kẹt vì không biết phải làm gì để khắc phục hậu quả.
  • Ta mắc kẹt vì nó đã trở thành một phần của ta. Ta sợ nếu không còn nỗi đau này nữa, ta cũng quên luôn lý do nó bắt đầu.

Cách duy nhất để vượt qua giai đoạn này là cho phép bản thân cảm nhận và trải qua đủ các loại cảm xúc mà nỗi đau mang đến. Đôi khi, việc chấp nhận sự thật lại là điều khó khăn nhất.

Giai đoạn 2: Nguôi ngoai

Noacutei về nỗi đau với chiacutenh migravenh vagrave với những người thật sự muốn nghe bạn để rồi một ngagravey bạn thấy migravenh đatilde ở ngoagravei noacute
Nói về nỗi đau với chính mình và với những người thật sự muốn nghe bạn, để rồi một ngày bạn thấy mình đã ở ngoài nó.

Sau một thời gian ta sẽ bắt đầu nguôi ngoai, nhưng chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi nỗi đau, như đống tro còn âm ỉ cháy gặp gió sẽ bùng lên. Chẳng hạn như:

  • Khi Facebook bắt đầu nhắc về những tấm ảnh, những status mình đăng cùng bé mèo vàng.
  • Khi bé mèo muối tiêu (được mèo vàng chăm như con từ nhỏ) bắt đầu trở nên lạnh nhạt, mà mình cho rằng hắn trách mình đã đem chị của hắn đi mất.
  • Khi một người bạn kể về mèo bạn nuôi, lông vàng và tinh nghịch.

Mỗi lần như thế mình lại cảm thấy như vô tình chạm vào một mảnh vỡ còn sót lại trong lòng. Nỗi đau vẫn âm thầm tồn tại, thì thầm nhắc nhở mình "vẫn còn bài học đấy, học đi".

Nhà thơ Rumi từng viết: “You have to keep breaking your heart until it opens.”

Ở giai đoạn này, phần nào đó trái tim của chúng ta vẫn còn đóng cửa, không thể đón nhận thêm niềm vui mới.

Kinh nghiệm của mình là hãy kể thật nhiều về nỗi đau này, cho chính mình, và cho những người thật sự muốn nghe. Để rồi vào một khoảnh khắc nào đó, chúng ta nhận ra mình đã thôi ngụp lặn trong nó.

Giai đoạn 3: Tách biệt

Chữa lagravenh lagrave khi nỗi đau khocircng cograven lagravem phiền bạn nữa
Chữa lành là khi không để nỗi đau làm phiền bạn nữa.

Những người tu tập thường nói:

“Khi thấy được núi, ta ở ngoài núi.

Khi thấy được sông, ta ở ngoài sông.

Khi thấy nỗi sợ, ta ở ngoài nỗi sợ.”

Nỗi đau cũng vậy, khi mình nhận ra rằng mình có thể nghĩ về bé vàng mà không còn cảm thấy đau lòng, thì hắn đã trở thành một kỷ niệm đẹp, một phần của quá khứ đã qua. Cảm xúc của mình về những ký ức với bé mèo giờ đây là bình thản, giống như mặt hồ yên lặng không còn sóng vỗ.

Đây là giai đoạn tuyệt vời mà có thể người ta đang gọi là “sự chữa lành”, và mình cũng thường nói với người khác: “Chữa lành là khi không để nỗi đau làm phiền bạn nữa.”

Giai đoạn 4: Biết ơn

quotWhere there is pain there is growthquot Sudhandira
"Where there is pain, there is growth." - Sudhandira

Gần đây, mình nhận ra thêm một giai đoạn khác của nỗi đau nữa, đó là sự trân trọng.

Có những nỗi đau trong quá khứ - những nỗi đau đủ mạnh làm thay đổi niềm tin của mình về cuộc sống, mà nay mình đã có thể hài hước kể về nó. Kết quả là người nghe không chỉ thoải mái đón nhận hơn, mà họ còn cảm thấy phần nào được xoa dịu cho những nỗi đau tương tự họ đang có.

Xin được trích lời nhận xét từ một bạn tham gia buổi workshop gần đây mình chia sẻ ở Thế Giới Di Động từ lời mời của anh Tùng Jacob:

“Trong hoàn cảnh có thể nói là không được hạnh phúc như các bạn trang lứa nhiều khả năng sẽ chuyển biến tiêu cực cả về cách sống, con người. Thật may mắn, và hạnh phúc khi được anh Hoàng chia sẻ chính từ những khó khăn đó đã giúp anh có được góc nhìn tích cực và vượt qua nó. Và bây giờ anh không ngại để chia sẻ lại câu chuyện của chính mình để giúp những người trong hoàn cảnh này có được góc mình tươi mới hơn trong cuộc sống - Đây là điều tâm đắc nhất, Thank's anh”

- Hùng Quân

Suy nghĩ cuối

Nỗi đau nagravey đoacuteng lại coacute thể một nỗi đau khaacutec lại mở ra Nhưng may mắn lagrave chuacuteng ta coacute ngocircn ngữ coacute cocircng nghệ để chia sẻ cugraveng nhau
Không ai biết trước cuộc đời sẽ còn đưa đến cho ta những nỗi đau nào. Nhưng may mắn là chúng ta có ngôn ngữ, có công nghệ và nhiều công cụ để sẻ chia cùng nhau.

Tất cả chúng ta sẽ có những trải nghiệm và cách vượt qua nỗi đau khác nhau trong hành trình độc bản của mình. Thật may mắn là chúng ta có ngôn ngữ, có công nghệ và có nhiều công cụ để có thể chia sẻ những trải nghiệm này cùng nhau.

Mình xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu để đọc, để nghe, để thảo luận những gì mình chia sẻ.

Chúc các bạn có những nỗi đau đắt giá, và những bài học để đời!