5 Nhà thiết kế gốc Việt định hình thẩm mỹ Á Đông đương đại trong thời trang | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
17 Thg 06, 2020
People in Fashion

5 Nhà thiết kế gốc Việt định hình thẩm mỹ Á Đông đương đại trong thời trang

Hãy cùng điểm qua những nhà thiết kế gốc Việt trẻ tuổi đã và đang có rất nhiều cống hiến cho thời trang Á Đông qua bài viết sau.
5 Nhà thiết kế gốc Việt định hình thẩm mỹ Á Đông đương đại trong thời trang

5 Nhà thiết kế gốc Việt định hình thẩm mỹ Á Đông đương đại trong thời trang

Máy dệt vải, máy may, thời trang may sẵn, những tuần lễ thời trang — tất cả đều bắt nguồn từ phương Tây. Cũng từ đây, lịch sử thời trang được viết lên bởi đóng góp của cách mạng công nghiệp và truyền thông đại chúng, với nền tảng thẩm mỹ lấy Châu Âu làm tâm điểm (Eurocentrism).

Để thích nghi với thế giới hiện đại, thời trang cần phải đa dạng hóa, phi thực dân hoá (decolonization) và tạo ra một bức tranh thời trang bình đẳng hơn. Đây là cơ hội quý giá để những tài năng Châu Á tỏa sáng. Ngoài tơ lụa, thêu dệt và đính kết, đã bao giờ bạn tự hỏi thời trang Á Đông đương đại đang trông như thế nào chưa?

Hãy cùng điểm qua những nhà thiết kế gốc Việt trẻ tuổi đã và đang có rất nhiều cống hiến cho nền thời trang Việt, hoặc mang nét thẩm mỹ Á Đông đến gần hơn bạn bè năm châu với qua bài viết dưới đây.

1. Huy Luong, Dylan Cao — 2 trong 3 nhà đồng sáng lập COMMISSION

Từ traacutei sang Huy Luong Jin Kay vagrave Dylan Cao Nguồn Document Journal
Từ trái sang: Huy Luong, Jin Kay và Dylan Cao. | Nguồn: Document Journal.

Khi trang thương mại điện tử thời trang cao cấp NET-A-PORTER tìm kiếm những thương hiệu trẻ với thẩm mỹ mới lạ cho chương trình phân phối độc quyền Vanguard, họ đã chọn Commission — thương hiệu thời trang được thành lập tại New York vào năm 2018 bởi Huy Luong, Dylan Cao từ Việt Nam và Jin Kay từ Hàn Quốc.

Tuổi thơ của cả 3 nhà đồng sáng lập có chung nét tương đồng, đó là rất gắn bó với mẹ — những nữ nhân viên văn phòng ở thập niên 80s. Bộ ba gặp nhau tại Parsons School of Design, và cùng có nguyện vọng phối hợp thời trang châu Á đương đại trên nền Âu phục cổ điển.

Nhagrave thiết kế trẻ gốc Việt
Bộ sưu tập Thu Đông 2020. | Nguồn: Commission NYC

Commission ra đời với những bộ sưu tập tinh giản và quyến rũ, là phiên bản hiện đại của xu hướng mua sắm tiết kiệm mà những người mẹ châu Á đã lựa chọn vào những năm 80s. Thành công của Commission là biết dung hòa được thẩm mỹ và công năng. Áo sơ mi dáng hộp, chân váy bút chì và rất nhiều vải in hoa sặc sỡ sẽ phù hợp cho môi trường công sở, nhưng vẫn giữ được cá tính và sự sang trọng cho những cuộc gặp gỡ sau giờ làm.

Nhagrave thiết kế gốc Việt
Bộ sưu tập Xuân Hè 2020. | Nguồn: Commission NYC

Tuy còn non trẻ nhưng Commission đã có một lượng khách hàng ổn định và hiện đang phân phối sản phẩm độc quyền trên NET-A-PORTER.

2. Quách Đắc Thắng (Vickivirus) — AEIE Studios và La Lune

Nhagrave thiết kế gốc Việt

Vickivirus (tên thật là Quách Đắc Thắng) là nguồn cảm hứng cho thế hệ thời trang Việt trẻ. Tốt nghiệp Đại học Văn Lang chuyên ngành Thiết kế thời trang, Thắng đã làm việc tại nhiều nhà may lớn như Tùng Vũ, Vincent Đoàn, Lam Boutique.

Thắng luôn khéo léo lồng ghép cảm hứng cá nhân vào các sáng tạo của mình, tạo ra một bản sắc thời trang riêng biệt. Hai dự án hiện tại của anh, AEIE Studios và La Lune, phản ánh mạnh mẽ thẩm mỹ “Vickivirus”: có lúc lãng mạn thanh tú, khi lại gợi cảm đáng yêu. Sự hòa trộn thú vị này đã tạo nên sức hấp dẫn cho những thiết kế của Thắng.

Nhagrave thiết kế gốc Việt
Nếu AEIE Studios là những trang phục ứng dụng, thương mại... | Nguồn: AEIE

Ở Thắng, niềm đam mê cháy bỏng với thời trang và năng khiếu mỹ thuật bẩm sinh là động lực giúp Thắng lần lượt chinh phục các loại hình thiết kế khác nhau: trang phục trình diễn, dạ hội (với La Lune) và trang phục ứng dụng, thương mại nhưng vẫn mang tính thể nghiệm (AEIE Studios).

Nhagrave thiết kế gốc Việt
Thì La Lune lại là những màu sắc của trang phục trình diễn, dạ hội. | Nguồn: La Lune

Đắc Thắng từng đạt giải Nhất Stylist trong chương trình "Một ngày mới" của Yeah1 TV năm 2013 và là người phụ trách trang phục chính cho bộ phim điện ảnh “Vợ Ba” của đạo diễn Ash Mayfair. Những item của AEIE được tìm kiếm, sưu tầm và trao đổi, và La Lune dù sản xuất giới hạn nhưng vẫn nhận được sự ưu ái từ giới thời trang Việt.

3. Đinh Nguyễn Kiều My — AKA.MYDINH

Nhagrave thiết kế gốc Việt Đinh Nguyễn Kiều My

Đạt học bổng Artistic & Incentive từ SCAD — Savannah College of Art and Design vào năm 2010, Đinh Nguyễn Kiều My (My Đinh) lên đường sang Mỹ du học.

Với tuổi thơ đầy màu sắc qua những quả bóng bay, những bữa tiệc sinh nhật và những món đồ chơi hoài niệm, thiết kế của my Đinh đầy nữ tính và lãng mạn. Trang phục của My được làm từ vải được dệt từ giấy gói quà, dây nơ, thú nhồi bông cũ bị vứt đi.

Nguồn cảm hứng của My đến từ tuổi thơ đầy magraveu sắc với những quả boacuteng bay vagrave đồ chơi thuở beacute
Nguồn cảm hứng của My đến từ tuổi thơ đầy màu sắc với những quả bóng bay và đồ chơi thuở bé. | Nguồn: AKA.MYDINH

Với trăn trở về mặt trái của chủ nghĩa tiêu dùng cùng nguyện vọng tái chế và nâng cấp mục đích sử dụng của rác thải (upcycling), bộ sưu tập "Childhood Mourning" đã mang về cho My giải thưởng của Hiệo hội Nhà thiết kế thời trang Mỹ (CFDA) vào năm 2014.

Bộ sưu tập cũng được trưng bày tại lễ tốt nghiệp “Party Rental” tại SCAD Showcase 2015 tại Hong Kong. Có thể nói, upcycling đã trở thành kim chỉ nam trong sự nghiệp của tài năng trẻ này.

Nhagrave thiết kế gốc Việt

Bộ sưu tập "Lunch Interlude". | Nguồn: AKA.MYDINH

Sau khi thực tập và làm việc tại các thương hiệu lớn, My Đinh trở về Việt Nam năm 2016. Cô trở thành Giám đốc Sáng tạo tại The Blue Tshirt và giảng viên lớp thiết kế thời trang bền vững tại Đại Học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, cô dành toàn bộ tâm huyết để xây dựng AKA.MYDINH, thương hiệu thời trang riêng với 95% nguyên liệu sản xuất là vải thừa từ các xưởng sản xuất tại Sài Gòn.

4. Amy Trinh — WED

Nhagrave thiết kế gốc Việt Amy Trịnh vagrave Evan Phillips Nguồn WWD
Amy Trịnh và Evan Phillips. | Nguồn: WWD

Tốt nghiệp từ Đại học Central Saint Martins, Amy Trinh từng thực tập tại Louis Vuitton, Craig Green và Stella McCartney. Năm 2018, khi chuẩn bị kết hôn, Amy tìm kiếm một chiếc váy có thể mặc được nhiều lần: trước, trong và sau lễ cưới. Cô quyết định hợp tác với bạn cùng lớp Evan Phillips và tự may váy cưới cho mình. Đây là tiền đề để WED ra đời tại London năm 2019, trở thành một thương hiệu ready-to-wear mang phong cách siêu thực. WED thách thức quan niệm rằng váy cưới là một món đồ kỷ niệm và chỉ mặc được một lần.

Tại WED, bạn có thể tìm thấy chi tiết và kỹ thuật draping của váy cưới truyền thống và trang phục dạ hội, và đặc biệt, tất cả các thiết kế đều có thể trở thành những sản phẩm hoàn toàn mới. Trong bộ sưu tập gần nhất, WED sáng tạo với deadstock từ nhà vải hơn 300 năm tuổi Stephen Walters, nơi từng cung cấp vải gấm và satin may áo cưới cho Công nương Diana và Công chúa Anne của Hoàng Gia Anh.

WED thaacutech thức quan niệm rằng vaacutey cưới lagrave một moacuten đồ kỷ niệm vagrave chỉ mặc được một lần

WED thách thức quan niệm rằng váy cưới là một món đồ kỷ niệm và chỉ mặc được một lần. | Nguồn: WED

5. Tom Trandt — Môi Điên

Nhagrave thiết kế gốc Việt Tom Trandt

Nói đến thời trang Việt, chắc chắn không thể bỏ qua các tên Tom Trandt. Tốt nghiệp Parsons School of Design ngành thiết kế thời trang, Tom quay về Việt Nam và sáng lập thương hiệu Môi Điên.

BST của nhagrave thiết kế Tom Trandt
Nón Lừng Đen, Áo Khoác Toang và Túi Trống Đen trong bộ sưu tập thứ 8 của Môi Điên — Chích Quái | Nguồn: Môi Điên

Với nền tảng kiến thức vững chắc về thời trang, những bộ sưu tập của Tom mang màu sắc tự do và phóng khoáng. Những câu chuyện trong cái chất "Môi Điên" được anh lồng ghép qua từng chất vải thô và đường ráp tinh tế, song vẫn giữ được nét đương đại và cầu kỳ của thời trang. Năm 2019, anh lọt vào danh sách 30 Under 30 của Forbes, khẳng định vị thế tiên phong của mình trong làng thời trang đương đại Việt.

Nhagrave thiết kế gốc Việt

Bộ sưu tập Chích Quái | Nguồn: Môi Điên

Không chỉ dừng lại ở kinh doanh, với mong muốn giải quyết những bài toán về môi trường, Tom còn mang Môi Điên đến với các dự án xã hội, đặc biệt là những dự án vì môi trường. Tháng 4 vừa rồi, Môi Điên đã cùng tổ chức CHANGE và thực hiện dự án nâng cao nhận thức về nhựa dùng một lần. Điểm nhấn cho chiến dịch là chiếc túi Ba Gang được may từ vải denim do xưởng vải V-Sixtyfour quyên tặng.

Kết

Với 5 cái tên kể trên, có thể nói sức ảnh hưởng của thế hệ nhà sáng tạo trẻ người Việt đang càng lớn mạnh và rộng rãi hơn. Với họ, dung hoà chất bản địa trong thiết kế là một hướng đi thông minh và gây tiếng vang hiệu quả. Tuy nhiên, hành trình khẳng định bản sắc Á Đông đương đại trên bản đồ thời trang thế giới của họ vẫn còn tiếp tục ở phía trước. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ họ, để lan tỏa nhiều hơn giá trị nhân văn và trăn trở của những nhà thiết kế triển vọng này trong tương lai mới của thế giới.