ACB đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo ESG như thế nào? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
27 Thg 12, 2023

ACB đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo ESG như thế nào?

Năm 2023, khi “ESG” mới bắt đầu được nhắc đến như một từ khóa “top trending” tại Việt Nam thì ACB đã tích lũy kinh nghiệm từ nhiều năm trước.
ACB đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo ESG như thế nào?

Báo cáo ESG của ACB được lấy tên là Change (Thay đổi). | Nguồn ảnh: ACB

Nói đến ngân hàng người ta thường liên tưởng đến những con số khô khan, đến hệ thống vận hành dường như rất phức tạp và cứng nhắc. Nhưng ít ai biết được rằng ngân hàng là một trong những ngành phải tiên phong linh hoạt thích ứng với thời đại nhiều nhất để chính nó tồn tại và phát triển, cũng như giúp vận hành các mắt xích quan trọng khác trong nền kinh tế - xã hội.

Năm 2023, khi “ESG” hay “phát triển bền vững” mới bắt đầu được nhắc đến như một từ khóa “top trending” tại Việt Nam thì đã có những tổ chức tích lũy kinh nghiệm từ nhiều năm trước, trong đó có ACB. Vào ngày 27/10/2023 vừa qua, ACB đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo về ESG (Environmental - Social - Governance/Môi trường - Xã hội - Quản trị).

Tại sao từ 10 năm trước ACB đã bắt đầu quan tâm đến ESG?

Tại Việt Nam, kể từ khi Chính phủ có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26 vào năm 2021, ESG đã trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhằm phát triển an toàn, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên nếu nhìn lại thì từ khoá “ESG” hay “phát triển bền vững” không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.

Năm 2012, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã được tổ chức, tập trung bàn thảo vào các nội dung cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và nền kinh tế xanh. Từ tháng 9/2013, nhiều quốc gia khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc sau năm 2015, và xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Năm 2013, dưới sự dẫn dắt của vị chủ tịch HĐQT trẻ tuổi nhất trong lịch sử ngân hàng với tư duy khác biệt, ACB lên kế hoạch cho lộ trình phát triển bền vững của mình.

Chủ tịch Trần Hugraveng Huy chia sẻ về hagravenh trigravenh của ACB tại chương trigravenh Have A Sip Nguồn Khooa Nguyễn cho Vietcetera
Chủ tịch Trần Hùng Huy chia sẻ về hành trình của ACB tại chương trình Have A Sip. | Nguồn: Khooa Nguyễn cho Vietcetera

Chủ tịch Trần Hùng Huy chia sẻ rằng:

“Cách đây 10 năm, ESG là một câu chuyện rất xa vời. Ngay cả các cổ đông lớn của ACB cũng e dè, thậm chí là phản đối. Nhưng tôi tin tưởng ACB là một doanh nghiệp trường tồn. Không chỉ vài chục năm mà là hàng trăm năm. Thế nên phát triển bền vững không phải là một phong trào, một xu hướng, mà là một điều tất yếu.

Ngoài ra, ngành ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nền kinh tế khi cung cấp, điều phối nguồn vốn. Thế nên, việc ngân hàng tiên phong trong việc thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.

Và thật lòng mà nói, hiện giờ chúng ta đã hơi muộn rồi. Ở các nước phát triển, họ đã không còn dùng từ ESG nữa mà có rất nhiều tranh luận xoay quanh EEE - tất cả đều là về Environment. S (Social) và G (Governance) là một điều mặc nhiên và doanh nghiệp cần phải làm gì đó vượt trội hơn.

Dù hơi muộn so với thế giới nhưng ở thị trường đang phát triển như Việt Nam thì ESG vẫn là một khái niệm thiết thực đối với các doanh nghiệp.”

Thực tế cũng cho thấy ngân hàng đã tồn tại hàng trăm năm như JPMorgan cũng đầu tư gần 70 tỷ USD cho Mục tiêu Phát triển Bền vững của mình, đồng thời đưa ra Khung Đánh giá Carbon để các khách hàng đáp ứng mục tiêu giảm cường độ phát thải.

Việc ACB, một ngân hàng Việt Nam với tuổi đời vừa tròn 30 năm nhưng đã có 10 năm kiên trì với những sáng kiến hành động bền vững cho thấy được tầm nhìn xa của ban lãnh đạo trong bối cảnh thế giới có nhiều sự chuyển dịch.

ACB sẵn sàng hướng tới ESG nhờ hội tụ đủ những điều kiện nào?

Trên thực tế, ACB đã quan tâm đến yếu tố G (quản trị) và S (xã hội) ngay từ những ngày đầu thành lập. Đến năm 2013 thì ngân hàng đầu tư thực hiện chương trình cộng đồng Gần Lại O gồm nhiều chuỗi hoạt động về môi trường.

Trong quá trình thực hiện chương trình này, ACB dần xây dựng được cho mình nền tảng về E (môi trường), kết hợp thêm với yếu tố G và S được phát triển từ trước, ngân hàng đã thiết lập kế hoạch ESG, từng bước hoàn thiện nó và ghi nhận được những cột mốc lớn sau 10 năm kiên trì hành động.

G- Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam

Năng lực quản trị (Governance) là một trong ba thế mạnh lớn nhất của ngân hàng khi phát triển theo định hướng ESG.

Năm 2022, ACB hoàn thành xây dựng và triển khai chính thức các nội dung trọng yếu của quy định đánh giá an toàn thanh khoản của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ILAAP) và chuẩn mực Basel III. Đến năm 2023, PwC đã đánh giá và công nhận ACB tuân thủ đầy đủ các quy định tại Basel III đối với Quản lý rủi ro Lãi suất trên sổ ngân hàng và Basel II đối với Quản lý rủi ro thị trường.

Đây là cơ sở giúp Ngân hàng tiệm cận các chuẩn mực quốc tế, phát triển hiệu quả và vững chắc.

Tháng 3 năm 2023, ACB được The Asian Banker vinh danh tại hạng mục “Best Enterprise Risk Management In Vietnam – Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất Việt Nam 2023”. Đại diện của The Asian Banker đặc biệt đánh giá cao khả năng phản ứng nhanh của ACB với các rủi ro ngắn hạn và khả năng dự báo tác động có thể xảy ra trong vòng 10-20 năm tiếp theo trong bối cảnh ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều biến động.

S - Nơi làm việc tốt nhất Châu Á

Phát triển con người là một nội dung quan trọng tại hạng mục S (xã hội) trong kế hoạch ESG của ACB.

Với chiến lược trẻ hoá nguồn nhân lực và xây dựng văn hoá WORK:LIVE:LEARN, ACB nỗ lực tạo một môi trường làm việc hòa nhập và công bằng, giúp nhân viên cảm thấy an tâm về tài chính, sức khỏe, được trao cơ hội khẳng định bản thân cũng như kiến tạo giá trị cho doanh nghiệp và cộng đồng.

năm 2023 lagrave năm thứ 5 liecircn tiếp ACB đạt giải thưởng ldquoNơi lagravem việc tốt nhất Chacircu Aacute 2022 Best companies to work for in Asiardquo do tạp chiacute HR Asia bigravenh chọn
Năm 2023 là năm thứ 5 liên tiếp ACB đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022 - Best companies to work for in Asia” do tạp chí HR Asia bình chọn.

Nỗ lực của nhà băng đã được ghi nhận khi năm 2023 là năm thứ 5 liên tiếp ACB đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022 - Best companies to work for in Asia” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đồng thời ACB cũng được vinh danh thêm tại hạng mục “HR ASIA Digital Transformation Awards”, nhằm tôn vinh các công ty tốt nhất ở châu Á đã chuyển tương tác trải nghiệm nhân viên từ truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số giúp cải thiện văn hóa và sự gắn kết tại nơi làm việc.

Nói về công thức để tạo nên một nơi “đáng làm việc”, ông Nguyễn Khắc Nguyện, Giám đốc Khối Quản trị Nguồn Nhân Lực ACB đã chia sẻ tại Tọa đàm Tái thiết kế mô hình quản trị nhân sự để đổi mới - The Makeover - do Talentnet tổ chức:

“Workforce không nên được đóng khung trong 4 chữ “lực lượng lao động” mà nên được tiếp cận theo hướng “tài sản của doanh nghiệp”.

Để nuôi dưỡng tài sản quý giá này, việc tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng không chỉ là chính sách phúc lợi hay lương thưởng, mà còn là quan tâm đến sức khỏe tinh thần, tổ chức các chương trình đào tạo phát triển sự nghiệp, hay sự trao quyền cũng cần được quan tâm hơn cả.”

Là một trong số ít những ngân hàng có trung tâm học tập riêng biệt, độc lập, ACB thường xuyên có những khóa học nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động để nhân sự làm chủ công việc và có cơ hội thăng tiến. 2022 đánh dấu hoạt động mạnh mẽ của nhân viên ACB với tổng số giờ học hơn 760,105 giờ, tăng 17% so với năm 2021.

Trạm taacutei tạo năng lượng Eneji Station của ACB
Khu tái tạo năng lượng Eneji Station của ACB.

Cũng nằm trong dự án nâng cao chất lượng môi trường làm việc, ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai khu tái tạo năng lượng Eneji Station chăm sóc nhân viên với các dịch vụ ăn uống, thư giãn, vận động nhẹ, ghế mát-xa tại phòng nghỉ trưa,…

E - Bền bỉ 10 năm Gần Lại O

Trước khi triển khai Gần Lại O, ACB đã thực hiện khảo sát nội bộ và ghi nhận chỉ có 6% nhân viên “có biết về ô nhiễm môi trường”. Đại đa số thực sự không quan tâm và không nghĩ những hoạt động cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nhưng đến năm 2022, chiến dịch ghi nhận 93 % nhân viên sẵn sàng thực hiện ESG cùng ngân hàng, 215 tấn giấy được tiết kiệm và tái chế thông qua hoạt động số hóa quy trình, 32 tấn nhựa thay bằng các vật liệu thân thiện với môi trường.

10 năm hagravenh trigravenh bền bỉ để hướng tới phaacutet triển bền vững của ACB
10 năm - hành trình bền bỉ để hướng tới phát triển bền vững của ACB.

Để đạt được những kết quả đó, trong vòng 10 năm ACB đã đầu tư hơn 307 tỷ đồng cho các hoạt động thực tế, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến nhân viên, khách hàng và cộng đồng.

Và cũng sau 10 năm, ACB mới chính thức công bố báo cáo phát triển bền vững của mình cho thấy sự thận trọng của nhà băng này trong việc hài hoà giữa nói và làm.

Ta để lại gì cho mai sau? - 10 năm và hơn thế nữa

10 năm là một hành trình không hề ngắn nhưng có lẽ cũng chưa đủ dài nếu gọi là “phát triển bền vững”.

Hiện tại ACB đang thực hiện tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược kinh doanh. Các kết quả hoạt động ESG sẽ được ngân hàng đo lường, theo dõi, giám sát thực hiện và đánh giá thường xuyên.

Theo chia sẻ từ ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu của ngân hàng:

“Đầu năm 2024, ACB sẽ đẩy mạnh chương trình tín dụng xanh để gia tăng tỷ trọng giải ngân/cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt với môi trường.

Hiện tại ngân hàng đang xây dựng khung tài trợ xanh để khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh này thì sẽ có một “tấm lưới xanh” để sàng lọc. Trong đó có “xanh dương” (liên quan đến các dự án sử dụng nước bền vững, xử lý nước thải...) và “xanh lá” (liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo, giao thông sạch, tòa nhà xanh, quản lý sử dụng tài nguyên hiệu quả…).”

ACB cho thấy ngân hàng đang thực hiện các bước đi cần thiết để cân bằng hợp lý giữa kết quả ngắn hạn với phát triển bền vững dài hạn, giữa tăng trưởng doanh thu với việc tạo giá trị cho các bên liên quan, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Lãnh đạo ACB kỳ vọng mô hình ESG của ACB sẽ là nguồn cảm hứng để khuyến khích các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng cùng thực hành ESG góp phần thúc đẩy Việt Nam đạt được cam kết Net Zero.