Cách startup Việt đang biến thách thức thành cơ hội từ COVID-19 | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
20 Thg 04, 2020

Cách startup Việt đang biến thách thức thành cơ hội từ COVID-19

Nhiều start-up Việt đang vươn lên để giành lấy thành công từ chính mùa dịch COVID-19 này. Đây là 3 định hướng chủ chốt giúp biến khó khăn trở thành cơ hội.
Cách startup Việt đang biến thách thức thành cơ hội từ COVID-19

Cách startup Việt đang biến thách thức thành cơ hội từ COVID-19

Sự tác động mạnh mẽ của COVID-19 trên toàn thế giới hiện đã đẩy hơn 15 triệu người tại Mỹ nộp đơn xin thất nghiệp trong ba tuần. Rất nhiều chuyển biến khác về kinh tế, xã hội cũng đang xảy ra và dự báo sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống chúng ta sau đại dịch.

Tìm cách phát triển các ý tưởng hay dịch vụ mới giúp mọi người thích nghi với biến đổi trên sẽ đem đến cơ hội thành công cho nhiều doanh nghiệp.

"Trên thực tế đã có rất nhiều startup tên tuổi được thành lập từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và vẫn đang duy trì tình hình kinh doanh tốt ngay trong đại dịch này. Điển hình phải kể đến Uber (2009), Whatsapp (2009), Pinterest (2010), Instagram (2010)…"

Vì vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ có nhiều doanh nghiệp trẻ tìm thấy hướng đi hay thậm chí, bứt phá để vươn lên dẫn đầu.

Đi sâu vào vấn đề này, Giám Đốc PR Newswire (đơn vị phân phối tin tức toàn cầu) có cuộc phỏng vấn ngắn với các đại diện startup Việt, những đơn vị vẫn duy trì và hoạt động tốt trong thời gian qua.

Tính trước kịch bản ứng phó cho tương lai không thuận lợi

Anh Nghiêm Xuân Huy – CEO kiêm nhà sáng lập Finhay cho biết : “Hai tháng nay công ty có sự tăng trưởng so với tháng 1/2020. Các yếu tố khách quan như: mọi người dành thời gian ở nhà và online nhiều hơn, cũng như hứng thú hơn với việc sử dụng các dịch vụ trên nền tảng số, đã giúp những doanh nghiệp như Finhay đón được lượng traffic lớn hơn thông thường”.

Caacutech startup Việt đang biến thaacutech thức thagravenh cơ hội từ COVID190

Khi được hỏi một doanh nghiệp còn non trẻ như Finhay (thành lập năm 2017) đã chuẩn bị kịch bản nào cho “vị khách không thể lường trước” COVID-19, anh Huy chia sẻ:

"Thực tế, đội ngũ đã có sự chuẩn bị từ cuối 2019. Tuy nhiên, sự chuẩn bị đó không phải vì COVID-19, mà vì WeWork. Nguyên nhân là các startup lớn như WeWork, Slack hay HonestBee được dự báo sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến những đơn vị nhỏ hơn. Vì thế, Finhay đã tính đến kịch bản 2020 là một năm rất không thuận lợi. May mắn là nhờ điều đó, đội ngũ đã có chuẩn bị về mặt tài chính và nguồn lực nên dự kiến tăng trưởng vẫn được như kế hoạch khi COVID-19 xảy ra."

Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng để tăng trưởng

Bên cạnh đó một start up khác cũng khá bận rộn mùa Corona. Đó chính là startup của Nguyễn Bá Khánh Trình, chuyên cung cấp dụng cụ gym thể thao tại nhà.

Caacutech startup Việt đang biến thaacutech thức thagravenh cơ hội từ COVID191

Trong thời buổi 50% dân số thế giới trong tình trạng cách ly xã hội, nhu cầu thể thao tại nhà đang là trào lưu mà cả thế giới quan tâm. Sản phẩm xà đơn từng được đánh giá là top 5 mặt hàng yêu thích tại Mỹ đã có số lượng doanh thu tăng 300% trong 2 tháng gần đây. Cũng theo 1 báo cáo độc lập của Công ty đánh giá iPrice Group thì nhu cầu tìm mua các sản phẩm gym tại nhà (sau khi có chính sách giữ khoảng cách xã hội) tăng 116% so với một tháng trước đó.

"Covid không chỉ mang lại áp lực về chi phí, nhân sự, doanh thu… mà cả cơ hội cho doanh nghiệp non trẻ của chúng tôi. Quan trọng là chúng tôi phải tập trung cải tiến sản xuất, logistic, mở rộng mạng lưới đại lý bán hàng, gọi vốn để đẩy mạnh thương hiệu và marketing ra các thị trường tiềm năng đặc biệt là thị trường nước ngoài." – Chia sẻ từ anh Khánh Trình.

Theo một chia sẻ khác từ chị Candice Hiền Nguyễn – CEO và Founder của thương hiệu Thanh năng lượng 365 Begin: “Dịch COVID-19 như một lời nhắc nhở nghiêm túc về việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân. Ban đầu khi xảy ra dịch, vấn đề đầu tiên chúng tôi bị ảnh hưởng là tài chính. Nhưng cũng nhờ khó khăn đó, 365 Begin nhận ra lợi thế của mình là một công ty về thực phẩm dinh dưỡng và trong thời kỳ khó khăn như hiện nay thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất.”

Caacutech startup Việt đang biến thaacutech thức thagravenh cơ hội từ COVID192

Lập tức chuyển mình, không cầm chừng chờ đến tương lai

Với bối cảnh dịch bệnh leo thang, eDoctor, startup thuộc mảng cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, là một trong số ít đơn vị Việt nhận được khoản “rót vốn” triệu đô từ 4 nhà đầu tư CyberAgent Capital, Genesia Ventures (Nhật Bản), Bon Angels và Nextrans (Hàn Quốc).

"Dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài ít nhất đến cuối 2020 với nhiều diễn biến phức tạp mà ta khó lòng đoán trước. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là đặt mình vào tình huống khủng hoảng kéo dài 2-3 năm, hoặc sẽ phải sống chung với COVID-19 (vì chưa có vacxin) và suy nghĩ xem liệu mình phải làm gì ngay từ bây giờ. Đợi khi khủng hoảng kết thúc thì cơ hội cũng mất, và nguồn lực cũng cạn. eDoctor sẽ sớm đưa ra nhiều dịch vụ và sản phẩm mới, thích ứng với thị trường ở hiện tại và trong tương lai." – Theo nhận định từ anh Alain Huỳnh, CEO của eDoctor.

Caacutech startup Việt đang biến thaacutech thức thagravenh cơ hội từ COVID193

Anh cũng nói thêm: “Là một startup công nghệ trong lĩnh vực y tế, tôi nghĩ rằng Nhà nước cần tiếp tục chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo; duy trì, mở rộng môi trường giao lưu quốc tế. Quan trọng hơn, cơ quan quản lý ngành ICT cần tham gia thiết kế và hoàn thiện sớm hành lang pháp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho các giải pháp công nghệ và dịch vụ mới. Chẳng hạn như các cơ sở pháp lý của hồ sơ sức khỏe điện tử, quyền riêng tư, bảo mật và an ninh thông tin, luân chuyển thông tin sức khỏe, công nhận hồ sơ sức khỏe điện tử giữa các cơ sở dịch vụ…”.

Kết

Có thể thấy sau mỗi đại dịch hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ thay đổi. Điều đó có thể mang nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp để cung cấp các dịch vụ có ý nghĩa ra thị trường. Tuy nhiên cái mà các startup cần làm bây giờ là tối ưu hoá nguồn lực và chuẩn bị tâm thế để thay đổi, điều chỉnh và cải tiến. Vì hơn ai hết, startup luôn bắt đầu từ mô hình nhỏ uyển chuyển, năng động và có chăng các startup cần thêm ở thời điểm này là sức bền, sự dẻo dai và khả năng thích nghi một hoàn cảnh mới.

Bài viết được thực hiện bởi Lê Mai Anh.

Chị Mai Anh là Giám đốc quốc gia PR Newswire Việt Nam (Đơn vị truyền tải tin tức quốc tế thuộc tập đoàn CISION – Mỹ). Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong mảng truyền thông và quan hệ báo chí, chị đã từng tư vấn và làm việc với nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước ở các mảng viễn thông, du lịch, khách sạn, F&B, công nghệ và start-up. Hiện tại chị là đồng chủ tịch của Hiệp hội VNPR (mạng lưới những người làm nghề QHCC tại Việt Nam) và Core member của Startup Elite – Pitching for Success.

Trước đó, chị là Giám đốc quản lý truyền thông của Hãng tin Reuters, quản lý các thị trường: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Philippines. Chị vinh dự nhận giải thưởng Diamond – ASEAN PR Excellence Awards vào năm 2019.

Xem thêm:

[Bài viết] Làm sao để sống sót qua COVID-19? Lời khuyên của các nhà đầu tư dành cho giới khởi nghiệp

[Bài viết] 5 Lời khuyên giúp Start-up chống chọi COVID-19 khi chưa có hỗ trợ từ nhà đầu tư