Tại sao gọi là "Cá tháng 4"? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Tại sao gọi là "Cá tháng 4"?

Tại sao phải là "cá" mà không phải loài vật khác? "Cá của tháng 4" liên quan gì đến nói dối?
Tại sao gọi là "Cá tháng 4"?

Nguồn: The Verge. Thiết kế ảnh bởi Hà Trâm cho Vietcetera.

1. Cá tháng 4 là gì?

Cá tháng 4, hay “ngày Cá tháng 4” là tên gọi Việt hoá của April Fool’s Day, ngày mà người dân toàn cầu trở nên rộng lượng với những lời nói dối (tai quái nhưng vô hại).

2. Nguồn gốc của Cá tháng 4?

Một trong những giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc của ngày Cá tháng 4 là câu chuyện dời lịch “ăn Tết” của người dân nước Pháp.

Năm 1564, Hoàng đế Charles IX ban lệnh cho người dân bắt đầu đón năm mới theo lịch Gregorian, tức là vào ngày 1 tháng 1, thay cho ngày Xuân phân (thường rơi vào đầu tháng 4). Tuy nhiên, vì không nhận được tin kịp thời, những người ở xa thủ đô vẫn đón năm mới theo lịch cũ.

Biết đến màn tiệc lệch pha này, nhiều người dân ở địa phương khác giễu cợt họ bằng cái tên Poisson d’Avril (Cá tháng 4), và xem sự kiện như một trò đùa cố ý của hoàng gia.

Vagraveo ngagravey 0104 trẻ con Phaacutep thường cắt những mảnh giấy thagravenh higravenh chuacute caacute rồi biacute mật daacuten chuacuteng lecircn lưng bạn học Khi người xấu số nhận ra trograve đugravea kẻ nghịch ngợm sẽ heacutet lecircn ldquoPoisson drsquoAvrilrdquo Nguồn France Bleu
Vào ngày 01/04, trẻ con Pháp thường cắt những mảnh giấy thành hình chú cá, rồi bí mật dán chúng lên lưng bạn học. Khi người xấu số nhận ra trò đùa, kẻ nghịch ngợm sẽ hét lên “Poisson d’Avril!”. Nguồn: France Bleu.

Cách gọi “Cá tháng 4” có thể được giải thích bằng một đặc điểm thời tiết tại Pháp. Các loài cá ôn đới sinh sản nhiều vào tiết xuân ấm áp, khiến số lượng cá con vào mùa này thường rất lớn. Cá con nhiều thì dễ vớt. Tương tự, người “còn non” thường dễ bị lừa. Theo logic này, “những kẻ ngốc” bị so sánh với “cá tháng 4”.

Có lẽ vì ảnh hưởng bởi văn hoá Pháp từ thời kỳ thuộc địa, nên người Việt cũng mượn cách nói này khi nhắc đến “April Fool’s Day”.

3. Cá tháng 4 phổ biến từ khi nào?

Với mục đích mang lại tiếng cười, truyền thống trêu đùa vào ngày 1 tháng 4 vẫn tiếp diễn đến thời hiện đại.

Theo thống kê của Google Trends, “Cá tháng 4” bắt đầu xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Việt Nam từ năm 2007, một cột mốc hội nhập quan trọng của đất nước. Chúng ta dần tiếp nhận ngày lễ văn hoá này, một phần nhờ cơ hội tiếp xúc rộng với các nguồn phim ảnh, sách, truyện, âm nhạc khai thác đề tài “Lời nói dối tháng 4”, mặt khác thông qua các chiến lược marketing của các công ty, tập đoàn thế giới.

Năm 2019, Google từng công phu chuẩn bị một video giới thiệu tính năng “lau màn hình” (lau cả vết dầu mỡ, đồ ăn rơi vãi) trên ứng dụng Files. Dù đã chuẩn bị tinh thần cho trò đùa truyền thống của Google vào ngày 1 tháng 4, nhiều người xem vẫn “tin sái cổ” vào tính chân thực của sản phẩm.

Phổ biến là thế trên thế giới, “April Fool’s Day” vẫn bị chỉ trích là tạo cơ hội diễn tập cho những kẻ nói dối, gây ra những trò đùa không hề vô hại. Vào thời điểm này năm ngoái, một vài bạn trẻ vì đăng tin sai sự thật rằng mình mắc COVID-19, mà phải lên làm việc với cơ quan chức năng và nhận mức phạt 10 triệu đồng.

Chính phủ Việt Nam cùng Thái Lan, Ấn Độ, và nhiều nước châu Âu khác phải đưa ra lời cảnh báo chính thức rằng người dân sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu dùng Fool’s Day để thực hiện các trò đùa tương tự. Google cũng phải tạm ngưng truyền thống của công ty để thể hiện sự tôn trọng với chính sách chống tin giả, ngăn chặn các trò đùa tinh quái trong bối cảnh đại dịch căng thẳng.

4. Cách dùng Cá tháng 4?

A: Sao thế bạn tôi?

B: Nói hôm nay sinh nhật tôi mà không ai tin!

A: Cũng do ông ham vui đòi chui ra vào ngày Cá tháng 4...