Digital nomad - Xê dịch nhưng không thất nghiệp | Vietcetera
Billboard banner

Digital nomad - Xê dịch nhưng không thất nghiệp

Vừa du lịch khắp nơi vừa có thu nhập ổn định có phải là mơ ước của bạn?
Digital nomad - Xê dịch nhưng không thất nghiệp

Nguồn: Monstera/Pexels

1. Digital nomad là gì?

Digital nomad /ˈdɪdʒɪtl nəʊmæd/ (danh từ) có nghĩa đen là "dân du mục kỹ thuật số". Cụm từ chỉ những người thường xuyên "xê dịch", không phụ thuộc vào địa điểm làm việc truyền thống nhờ vào làm việc hoàn toàn hoặc phần lớn qua các thiết bị công nghệ.

Bạn có thể tìm thấy digital nomad chủ yếu trong trong các ngành nghề như marketing, truyền thông, IT, thiết kế, dạy kèm, tư vấn.

2. Digital nomad phổ biến thế nào?

Khái niệm digital nomad được cho là xuất hiện lần đầu trong cuốn sách "The Digital Nomad" xuất bản vào năm 1997. Nhưng theo thống kê của trang Techmonitor, đến năm 2014 lối sống này mới bắt đầu phát triển vượt bậc.

Ngoài vì số lượng các ứng dụng công nghệ tăng mạnh, nguyên nhân còn đến từ việc các không gian sống và làm việc chung (co-living & co-working space) trở nên phổ biến.

Một số quốc gia còn ủng hộ xu hướng này bằng việc phát hành digital nomad visa, điển hình là Estonia. Đây là loại giấy tờ cho phép các digital nomad di chuyển đến các quốc gia khác làm việc từ xa một cách hợp pháp.

titleDigital nomad Digital nomad gần như coacute thể lagravem việc tại bất cứ đacircu chỉ cần coacute thiết bị điện tử vagrave mạng internet Tuy nhiecircn điều đoacute cũng đồng nghĩa lối sống nagravey đogravei hỏi lớn về khả năng tự quản lyacute cocircng việc vagrave cuộc sống
Digital nomad gần như có thể làm việc tại bất cứ đâu, chỉ cần có thiết bị điện tử và mạng internet. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa lối sống này đòi hỏi lớn về khả năng tự quản lý công việc và cuộc sống.

Tổ chức MBO Partners ước tính rằng hiện nay trên toàn cầu đã có khoảng 4.8 triệu digital nomad. Trong đó, thế hệ Millennial và thế hệ Z chiếm khoảng 50%.

Bối cảnh đại dịch trong 2 năm gần đây đã gây ra nhiều cản trở về mặt di chuyển và thị thực du lịch, nhưng xu hướng này vẫn không hề hạ nhiệt trong phạm vi quốc gia. Một phần là vì cộng đồng digital nomad có thể đáp ứng nhu cầu về mặt nhân lực cho lĩnh vực công nghệ gần như đang dẫn đầu nền kinh tế. Phần khác là vì đại dịch thúc đẩy tầm quan trọng của làm việc từ xa.

Trong một khảo sát của Gallup tại Hoa Kỳ, 2/3 số người tham gia đã chia sẻ rằng họ muốn tiếp tục làm việc từ xa (và tự do) ngay cả sau khi COVID đã qua đi. Điều này có thể thấy rõ qua làn sóng nghỉ việc của người dân nước này vào giữa năm nay.

3. Cách dùng digital nomad

Tiếng Anh

An quit her 9-to-5 job and became a digital nomad 4 years ago. She's in Singapore now but maybe next month she will fly to Thailand.

Tiếng Việt

An nghỉ việc giờ hành chính rồi trở thành "dân du mục" được 4 năm rồi. Giờ cổ ở Singapore, chứ tháng tới chắc bay sang Thái Lan đó.

4. Các từ liên quan đến digital nomad

Expat (danh từ): người đang sinh sống và/hoặc làm việc ở nước ngoài. Khoảng thời gian thường kéo dài một vài năm. Ngoài ra, công việc của họ có thể yêu cầu đến văn phòng mỗi ngày, khác với tính chất công việc tự do hơn của các digital nomad.

Freelancer (danh từ): người lao động tự do, được trả lương dựa trên khối lượng công việc hoàn thành. Sự khác biệt chính giữa freelancer và digital nomad nằm ở lối sống. Trong khi digital nomad thường xuyên thay đổi địa điểm sống, freelancer có thể chỉ sinh sống tại một nơi cố định.

Remote worker (danh từ): nhân viên làm việc từ xa. Công việc của họ vẫn có thể được thực hiện tại văn phòng (không phải trụ sở chính) và thường là trong một múi giờ nhất định.

5. Đọc thêm về những chủ đề liên quan đến digital nomad tại Vietcetera

Nghề freelance không dành cho những ai?

Freelance dự đoán sẽ là xu hướng nổi bật, đặc biệt sau COVID-19. Nhưng liệu freelance có hợp với tất cả mọi người? Hãy nghe chia sẻ từ người có kinh nghiệm.

Freelancer không phải khởi nghiệp

Bạn đang khởi nghiệp hay thực chất chỉ đang làm freelance? Cùng điểm qua những điểm khác biệt giữa hai hình thức công việc "tự làm chủ" này.

Office Gossip: Làm freelance khi đã có việc toàn thời gian?

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm từ các nhân viên làm thêm freelance khi đã có công việc chính.

Làm sao để đảm bảo cả chất và lượng khi làm việc từ xa?

Làm việc từ xa có thể gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của cả doanh nghiệp và nhân viên. Làm sao để giữ được cả chất và lượng trong công việc trong lúc này?