Đối thoại với người trong ngành về "Kiến tạo không gian" | Vietcetera
Billboard banner

Đối thoại với người trong ngành về "Kiến tạo không gian"

Kiến trúc sư là người kể chuyện bằng không gian. Vậy các kiến trúc sư Việt Nam đang kể câu chuyện gì?
Đối thoại với người trong ngành về "Kiến tạo không gian"

Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera

Trong ngành kiến trúc, tất cả những gì tinh hoa nhất đều xuất phát từ bản vẽ phác thảo. Một trong những bản phác thảo nổi tiếng nhất thế giới là chiếc khăn ăn của Renzo Piano. Trên đó, ông nguệch ngoạc những nét bút đầu tiên của công trình sau này trở thành tòa tháp 72 tầng cao nhất London - “The Shard”.

Lấy cảm hứng từ bản vẽ phác thảo đầu tiên, Blueprint là cuộc trò chuyện giữa những kiến trúc sư hàng đầu Việt Nam xoay quanh chủ đề “Kiến tạo không gian là gì?”. Đó không đơn giản là xây dựng một công trình, mà còn là sự giao thoa: giữa không gian và thời gian, giữa góc cạnh và sự mềm mại, giữa kỹ thuật và mỹ thuật, giữa giá trị truyền thống và công nghệ hiện đại.

Phía sau mỗi công trình là những câu chuyện thú vị trong ngành, những triết lý thiết kế, trăn trở của các kiến trúc sư về việc xây dựng không gian sống chất lượng hơn cho con người.

Mỗi không gian là một triển lãm nghệ thuật

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera

Là nhà sáng lập Toong - chuỗi Co-working space đầu tiên tại Việt Nam, anh Dương Đỗ luôn cho rằng người kiến tạo phải có khả năng thấu hiểu và gọi tên những nhu cầu mà thị trường thậm chí chưa có khả năng gọi tên.

Một không gian sẽ không đơn thuần chỉ để sinh hoạt, mà còn có sứ mệnh nâng cao tính thẩm mỹ cho người dùng. Đó là lý do 19 cơ sở của Toong trải dài trên khắp Đông Nam Á là 19 không gian mang nét kiến trúc riêng biệt, vừa hiện đại vừa gắn kết tinh hoa văn hóa từng khu vực.

Mỗi không gian là một triển lãm nghệ thuật, nơi trưng bày các tác phẩm của các nghệ sĩ từ nhiều lĩnh vực và hướng đến tinh thần nhất quán: lan tỏa những câu chuyện tích cực, giúp những giá trị văn hóa có thêm một nơi để “sống”, để được nhìn ngắm và tiếp xúc hàng ngày.

alt
Nguồn: TOONG

Lắng nghe không gian để hiểu tính bản địa

Kiến trúc sư Trần Quốc Khôi Nguyên - Đồng sáng lập SgnhA Architetcts, là tên tuổi quen thuộc khi nhắc đến các không gian cà phê đậm chất đương đại như Danshari Coffee, Okkio Caffe, All Day Coffee… Việc tạo ra dấu ấn đặc trưng cho những không gian công cộng quen thuộc như quán cà phê ngày càng trở nên khó khăn với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ này.

Trong bất cứ ngành sáng tạo nào, việc chạy theo xu hướng cũng sẽ khiến cho thiết kế đánh mất bản sắc. Các quán cà phê hiện nay phần lớn đều trông na ná nhau vì chạy theo xu hướng để trông có vẻ “rất Hàn Quốc” hoặc “rất Nhật Bản”.

alt
Nguồn: Rita Hạ Vũ cho Vietcetera

Là một kiến trúc sư đề cao tính bản địa trong thiết kế, anh Nguyên luôn đặt câu hỏi “Làm thế nào để làm nổi bật dấu ấn của thiết kế Việt?”. Để làm được điều đó, kiến trúc sư cần là người bước vào lắng nghe và trò chuyện với không gian mình sẽ xây dựng, hiểu được câu chuyện, tinh thần của mỗi khu đất cũng như gốc rễ văn hóa truyền thống ở mỗi nơi. Đem tinh thần đó vào kiến tạo không gian mới cũng là cách để câu chuyện văn hóa đó sống một đời sống mới.

“Xanh” không chỉ là nhiều cây cối

Khi kinh tế phát triển và đô thị tiếp tục được mở rộng, các thành phố sẽ ngày càng to lớn, hiện đại và lộng lẫy hơn. Câu hỏi quan trọng là làm thế nào để các thành phố trở nên đáng sống hơn? Thiết kế bền vững chính là câu trả lời.

Nhu cầu về những thiết kế “xanh” không chỉ dừng lại ở việc bố trí nhiều mảng xanh cho những tòa nhà hay khu đô thị. Yếu tố xanh cần được bắt nguồn từ chính những vật liệu xây dựng. Mỗi viên gạch, mỗi tấm kính đều giúp kiến tạo một không gian sống thân thiện với môi trường.

alt
Công trình White Palace của KTS Nghiêm Đình Toàn | Nguồn: White Palace

Là tên tuổi tiên phong trong công nghệ xanh ở Việt Nam, Viglacera đồng hành cùng các kiến trúc sư Việt Nam trong sứ mệnh này. Công nghệ xanh mà Viglacera nghiên cứu giúp giảm khí thải, tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả năng lượng sạch, thân thiện với môi trường thông qua: Công nghệ dự báo; công nghệ nguồn năng lượng; công nghệ nâng cao hiệu suất; công nghệ xử lý cuối quá trình (End-of-pipe); công nghệ thực tại ảo. Viglacera đồng thời hợp tác với tập đoàn Von Ardenne GmbH (Đức) – để xây dựng và vận hành nhà máy kính Tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.

Trí tưởng tượng và tiến bộ công nghệ luôn không có giới hạn

Vào những năm 80s của thế kỷ trước, hầu như mọi ngôi nhà Việt đều được lát bằng loại gạch vuông cỡ 20x20cm với hoa văn thiết kế nhiều màu sắc, thiết bị vệ sinh cũng có chung một kiểu dáng phổ biến. Hơn 30 năm qua, đi cùng với sự phát triển của công nghệ, những vật liệu xây dựng mới cũng đem lại diện mạo đa dạng hơn cho không gian sống.

Ngày nay, vật liệu dùng trong trang trí nội thất và ngoại thất đều ưu tiên sử dụng những tấm porcelain khổ lớn có thiết kế tinh xảo. Sử dụng công nghệ Sacmi Continua+ độc quyền từ Ý, Viglacera là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất các tấm porcelain khổ lớn với độ dày mỏng ốp từ sàn đến trần, mở ra xu hướng mới trong thiết kế nội thất.

Điều này mang đến sự liền mạch trong thiết kế, kéo dài các đường liên kết giữa chiều dọc và chiều ngang của một bức tường hoặc sàn khiến không gian mở rộng hơn và có chiều sâu hơn. Đây là những ưu điểm giúp tạo cảm giác thanh lịch, định hình thiết kế cho không gian trong tương lai, và nâng tầm phong cách sống.

Viglacera là người đồng hành trong những số tiếp theo của podcast Blueprint, mang tinh thần đổi mới, sáng tạo trong việc kiến tạo không gian sống chất lưọng với những vật liệu xây dựng "Proudly made in Vietnam".
Đón nghe podcast Blueprint vào tối Chủ nhật hai tuần mỗi tháng.