Khám bệnh trực tuyến: Là thay đổi hay thay thế? | Vietcetera
Billboard banner
22 Thg 12, 2021
Cuộc SốngChất Lượng Sống

Khám bệnh trực tuyến: Là thay đổi hay thay thế?

Khi việc khám chữa bệnh trực tiếp có rủi ro lây nhiễm Covid-19, việc số hoá quy trình thăm khám trở nên cấp bách, rồi trở thành “phao cứu hộ” cho người dân.

Khám bệnh trực tuyến: Là thay đổi hay thay thế?

Nguồn: Med247 cho Vietcetera.

Logo

Bệnh viện và phòng khám vốn là hai lựa chọn hiển nhiên khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đó không phải là hai lựa chọn duy nhất hiện hữu. Lựa chọn còn lại là thăm khám trực tuyến qua những ứng dụng tư vấn y tế, được ưa chuộng các quốc gia phát triển.  

Qua đại dịch vừa rồi, khi việc khám chữa bệnh trực tiếp lại có rủi ro lây nhiễm Covid-19, việc số hoá quy trình thăm khám càng trở nên cấp bách. Những giải pháp khám chữa bệnh trực tuyến bắt đầu trở thành “phao cứu hộ” cho người dân Việt Nam. Trong đó có Med247.

Med247 là nền tảng khám trực tuyến và trực tiếp thông qua chuỗi phòng khám tiện lợi và ứng dụng Med247, giúp nâng cao mặt bằng sức khoẻ. Tuy nhiên, liệu một giải pháp công nghệ cho ngành y tế như Med247 có thể thay thế thói quen khám chữa bệnh của người Việt Nam?

Theo anh Tuấn Trương, CEO và chị Thảo Nguyễn, COO tại Med247, sứ mệnh của Med247 là thay đổi, không phải thay thế.

Y tế, không chỉ quan trọng ở chuyên môn

Anh Tuấn xuất thân từ mảng công nghệ, còn chị Thảo lại có chuyên môn về kinh doanh và truyền thông. Dù vậy, cả hai phát hiện ra một lỗ hổng mà ngành y tế Việt Nam lấp vào: một quy trình thăm khám tiêu chuẩn. 

Med247
Nguồn: Med247.

Từ hai người bạn chí cốt 18 năm, cả hai quyết định trở thành chiến hữu, hiện thực hoá tầm nhìn thay đổi mặt bằng y tế Việt Nam. Chị Thảo mong mỏi một sứ mệnh lớn hơn sau khủng hoảng trung niên và Tuấn muốn thế hệ tiếp theo của Việt Nam được hưởng một quy trình khám chữa bệnh quy chuẩn. Và anh chị đã quyết định phát triển công nghệ cho mảng y tế, vốn dựa vào tương tác con người với con người.

Vào năm 2025, 20% dân số sẽ trên 65 tuổi và thị trường chăm sóc sức khoẻ khoảng 23 tỉ đô năm 2022, và thêm 3 tỷ đô cho du lịch y tế ở nước ngoài. Việt Nam chỉ có 7.8 bác sĩ/100.000 dân, thấp hơn trung bình thế giới. Có khoảng 35.000 phòng khám tư nhân, nhưng lại chưa có tính chuyên môn hoá cao. Hơn thế, phân khúc chăm sóc sức khoẻ y tế dự phòng, bác sĩ gia đình và thăm khám trực tuyến hãy còn bị bỏ ngỏ. 

Thảo Nguyễn COO Med247
Nguồn: Med247 cho Vietcetera.

Ở những quốc gia phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ luôn xuất phát từ sự chủ động của người dân. Ở Việt Nam hiện người dân vẫn đang ở thế phản ứng bị động - bệnh thì chữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang dần cởi mở hơn trong việc phát triển số hoá cho công tác sàng lọc, chẩn đoán và tư vấn sức khoẻ. Cụ thể là sự thay đổi trong hành lang pháp lý. Trong đó có quyết định 2628 của Bộ Y Tế phê duyệt đề án khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2022-2025. Nhờ thế, phân khúc phòng khám tư nhân đã có thể động lực để phát triển.

Thay đổi ngành y tế phải “chậm mà chắc”

Từ những ngày đầu thành lập, cả hải đều thấy công nghệ chính là giải pháp để người dân có thể tiếp cận được với việc chăm sóc sức khoẻ nhanh chóng. Dù vậy, cả hai không hướng đến việc thay thế quy trình chữa trị và phục hồi truyền thống, vì người Việt Nam vẫn có tư duy thăm khám trực tiếp.

Về phía bệnh nhân, họ sẽ được nhận sự chăm sóc tận tình 24/7 của một bác sĩ thân thuộc như người nhà. So với những giải pháp khác trên thị trường, sự khác biệt của Med247 không nằm ở công nghệ, mà là ở cái tâm. Công nghệ là công cụ giúp cho bác sĩ và bệnh nhân có thể tương tác và thăm khám nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

Tốc độ đổi mới trong ngành y tế thường diễn ra chậm, nhưng nhu cầu đổi mới luôn mạnh mẽ. Bệnh nhân luôn mong mỏi với một quy trình khám chữa bệnh hoàn chỉnh. Nút thắt cổ chai trong ngành y tế chính là khả năng quản lý rủi ro khi tăng trưởng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Theo anh Tuấn, thời điểm đó như là giai đoạn lấy đà của ngành y tế. Dù vậy, đầu tư y tế không thể sinh lời nhanh. Trong 2 năm vừa rồi, có nhiều nhà đầu tư đã đồng hành cùng lý tưởng cống hiến cho xã hội.

So với khu vực, Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cũng như phương pháp khám chữa bệnh. Vì thế, theo chị Thảo, Med247 muốn tập trung vào việc cống hiến để thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế. Câu chuyện về sự cạnh tranh, do đó, vẫn chưa được hai nhà đồng sáng lập viết nên.

Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau

Một trong những thành tựu của Med247 là cẩm nang xây dựng phòng khám gồm công nghệ và quy trình. Cả hai hi vọng sẽ có những chính sách mới về khám chữa bệnh trực tuyến. Gần đây nhất, Tuấn và Thảo đã trao đổi với các giáo viên tại các trường Đại học, chuyên về chính sách công.

Tuấn Trương CEO Med247
Nguồn: Med247 cho Vietcetera.

Hiện tại, Med247 có hơn 5 ngàn lượt thăm khám trực tiếp và trực tuyến, với tỉ lệ quay lại là 49%, tức mỗi người dùng sẽ khám bệnh 2.5 lần trong 3 tháng (tái khám và tư vấn thêm). Trong đợt dịch vừa rồi, số lượng lượt thăm khám trực tuyến tăng 200%. Hơn nữa, chiến dịch hỗ trợ tư vấn từ xa cho người dân miền Nam trong làn sóng Covid thứ 4 đã chạm đến 50 ngàn người, và hỗ trợ được 600 người bệnh.

Med247 mong muốn vươn ra những vùng nông thôn, vốn có nhiều rào cản về việc tìm kiếm dịch vụ y tế đạt chuẩn. Vào năm 2023, tụi mình có 200 phòng khám tiện lợi và 15 phòng khám flagship toàn quốc, với 800.000 đến 1 triệu người dùng.

Khả năng chuyên môn của bác sĩ và điều dưỡng Việt Nam, so với khu vực, lại không hề kém cạnh. Tuy nhiên, họ lại gặp rất nhiều những vướng mắc trong nghiệp vụ, cụ thể là về vận hành và kỹ năng mềm. Đó cũng là 2 lý do chính khiến người Việt Nam đi du lịch y tế. Sự mệnh của Med247 là hỗ trợ và chia sẻ kiến thức về hai khía cạnh trên với thế hệ y tế tương lai, có thể là xây một học viện, theo lời anh Tuấn.

Với hai sứ mệnh hướng về ngành y tế và cộng đồng, cả hai nhà đồng sáng lập đều hiểu rằng họ không thể thực hiện hành trình này một mình. “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, châm ngôn này chính là kim chỉ nam của cả hai khi “lèo lái” con thuyền Med247 đến cái đích cuối cùng: một Việt Nam khoẻ mạnh và chủ động bảo vệ sức khoẻ. 

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/5/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.