Điểm lại một năm đầy kỳ tích cùng Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020 | Vietcetera
Billboard banner
16 Thg 11, 2020
Editor's Picks

Điểm lại một năm đầy kỳ tích cùng Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020

Một vài điểm nhấn trong chương trình hội thảo kéo dài nửa ngày diễn ra vào đầu tháng 11 vừa qua.
Điểm lại một năm đầy kỳ tích cùng Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020

Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Khi vừa khám phá ra một thanh chocolate Marou trong chiếc túi vải được phát ở Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Food & Beverage Conference), thì màn hình lớn hiện ra một thông điệp mới: một lời đề nghị được đến tham quan trang trại sữa của Pizza 4P's tại Đà Lạt để tìm hiểu thêm về những phát kiến bền vững của họ.

Và Pizza 4P's không phải là đội ngũ duy nhất nhận được các câu hỏi. Tại một sự kiện quy tụ nhiều tên tuổi ‘đình đám' của lĩnh vực F&B cùng các lĩnh vực liên quan như Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam, thì đây chính là cơ hội “nghìn năm có một" để những người quan tâm được trực tiếp lắng nghe, đặt câu hỏi và tìm thấy những câu trả lời thoả đáng nhất.

Dưới đây là một vài điểm nhấn trong chương trình hội thảo kéo dài nửa ngày diễn ra vào đầu tháng 11 vừa qua tại Mai House Saigon, cùng ngày với lễ công bố Giải thưởng Quán bar và Nhà hàng Việt Nam 2020.

Source Vietcetera

Những xu hướng mới trong ngành F&B

Khách mời tọa đàm:

  • Olivier Depas – Giám đốc Kinh doanh Dịch vụ Ẩm thực của Annam Professional
  • Asif Mehrudeen – Nhà sáng lập của AHM F&B
  • Lâm Đức Anh – Đại sứ thương hiệu của Diageo Vietnam
  • Maximo Ares – Giám đốc F&B, Mai House

Với AHM, dịch vụ giao hàng tiếp tục giữ vai trò cốt yếu trong chiến lược kinh doanh của họ. Để duy trì doanh thu, họ tận dụng tối ưu các ứng dụng đặt hàng như Grab, Gojek, và BAEMIN - một phần nhờ vào khả năng tiếp thị cũng như mạng lưới hậu cần vượt trội. Đến tháng 12/2021, đội ngũ của Asif hy vọng sẽ đưa tổng doanh thu của AHM quay về ngưỡng 80% doanh thu thời tiền-COVID.

Xu hướng đi ăn ở ngoài vẫn luôn là nguồn lợi lớn cho các nhà bán lẻ, điển hình là chuỗi cửa hàng Annam nơi con số doanh thu từ thực phẩm chế biến sẵn ‘bùng nổ' khi diễn ra giãn cách xã hội. Trong giai đoạn đại dịch, doanh nghiệp này mong muốn sẽ tiếp tục ‘kích cầu' từ việc mua bán thực phẩm. Về khoản đi ăn nhà hàng, Olivier nhận xét rằng xu hướng này đang phục hồi tích cực, nhưng sẽ mất một thời gian để hoàn toàn bình phục.

Rượu và đồ uống có cồn lại là một sản phẩm ‘bán chạy' hết mức, với biểu đồ doanh số tiếp tục ‘chỉ thiên' sau cả hai đợt sóng COVID, Đức Anh đại diện cho Diageo chia sẻ. Với doanh thu tiếp đến từ việc phân phối liên tục giữ thế thượng phong trong suốt 2020, Diageo tự tin sẽ vững bước tiến vào năm 2021.

Về ngành Khách sạn - Nhà hàng, Maximo ghi nhận rằng con số thống kê các lượt đặt phòng trong giai đoạn này chắc chắn không thể sánh bằng thời điểm trước đại dịch. Tuy nhiên, hiện nay khi việc tổ chức sự kiện bắt đầu rục rịch trở lại, chúng ta sẽ có thể sớm nhìn thấy những tín hiệu khả quan trong ngành.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Đột phá công nghệ trong ngành F&B

Khách mời tọa đàm:

  • Manisha Shah – Giám đốc Tài chính của Momo
  • Taku Tanaka – Giám đốc Điều hành của KAMEREO
  • Luân Khánh – Giám đốc của Speed POS

Bàn luận về mô hình kinh doanh B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), Manisha đề cập đến nỗ lực đầu tư của Momo trong việc cập nhật các công cụ phần mềm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng dữ liệu tốt hơn. Qua đó, Momo giúp doanh nghiệp hiểu thêm về người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mà trước đó họ chưa nhận thấy.

Với Luân và Speed POS, việc hiểu rõ hơn về thế hệ của con gái anh, “những bạn trẻ ‘rành' công nghệ đến mức đôi khi quên rằng sách giấy thì không tự xoay được như điện thoại", đã giúp anh cung cấp cho khách hàng các công cụ để tự tin sử dụng công nghệ số.

Taku, nhà sáng lập của KAMEREO, nói về tầm quan trọng của việc lắng nghe khách hàng. Anh đưa ra ví dụ về việc nhóm anh đã bỏ công thiết kế ứng dụng trên web, chỉ để ngỡ ngàng nhận ra sau đó là đa phần người dùng của họ đều truy cập ứng dụng qua điện thoại. Đội ngũ KAMEREO lập tức cho ra lò một ứng dụng trên điện thoại. Nhờ vào đó, lượt tương tác cũng như lượng người sử dụng cũng tăng theo và hiện vẫn duy trì trên đà đi lên.

Các khách mời đều nhất trí rằng cách doanh nghiệp cần phải nắm bắt công nghệ một cách sành sỏi hơn. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ nên tự xây dựng hệ thống của riêng mình nếu muốn kinh doanh ở tầm vĩ mô; nếu không, họ luôn có thể lựa chọn từ vô vàn các ứng dụng linh hoạt và tiện lợi sẵn có.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Cơ hội Đầu tư trong và sau năm 2020

Khách mời tọa đàm:

  • Paul Nguyễn Hưng – Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành của Goody Vietnam
  • Mary Tarnowka – Giám đốc của AmCham
  • Kristian Harmston – Giám đốc Điều hành của Alchemy Asia & Tribe Hospitality

Chúng ta có thể tìm thấy cơ hội ở đâu? Kristian thì nhận thấy thời cơ trong những ly cocktail pha chế sẵn. Trong mùa cách ly, những người tiêu thụ đã được thưởng thức những ly martini ‘đúng chuẩn' được giao đến tận cửa nhà, và nhu cầu đó không có vẻ gì là sẽ giảm xuống.

Mary và Paul thì lại nắm bắt cơ hội trong cách đóng gói bao bì thân thiện với môi trường, khi mà “xu hướng xanh" trong ngành đang ngày càng ăn sâu. Thêm vào đó, ‘cơn sốt' thực phẩm sức khỏe đã bao trùm cả nước, mở đường cho những ngôi sao mới như món kombucha (trà lên men), và có lẽ sẽ tiếp tục ‘bén rễ' trong tương lai gần.

Một cơ hội còn lớn hơn nằm ở thị trường tiêu thụ của người Việt. Rất nhiều doanh nghiệp trước kia phụ thuộc vào người nước ngoài định cư và khách du lịch thì nay đã thành công trong việc chuyển lái qua phục vụ các khách hàng Việt Nam. Kristian dẫn ra ví dụ về Racha Room, quán bar với 80-90% khách hàng người Việt đều đặn mỗi cuối tuần.

Kristian cũng nhận thấy tiềm năng trong việc sử dụng các nguyên liệu nuôi trồng bản địa, đặc biệt là các loại thảo mộc Việt Nam đang được các nhà máy chưng cất rượu gin tầm cỡ quốc tế tận dụng để tạo ra các sản phẩm thượng hạng trong nước.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Xây dựng một thương hiệu được yêu mến tại Việt Nam

Khách mời tọa đàm:

  • Chris Huỳnh – Giám đốc Điều hành của Baozi
  • Daniel Cohen – Lighthouse Indochina Group
  • Khoa Nguyen – Giám đốc Điều hành của Banh Mi 362

Việt Nam là một thị trường ‘hố đen' cho các doanh nghiệp rượu và đồ uống có cồn, theo quan sát của Daniel: ngay cả những thương hiệu vốn được ưa chuộng trong các thị trường lâu đời hơn cũng phải chấp nhận ‘thậm chi' để có thể chen chân vào thị trường Việt.

Tuy nhiên, nếu bạn không được trời phú cho ‘hầu bao' không đáy cho các hoạt động tiếp thị, bạn vẫn có thể tạo ra trải nghiệm với người tiêu dùng và thu hút các khách hàng thân thiết mà không ‘chảy máu' ví tiền nhờ vào các sự kiện cộng đồng, cuộc thi pha chế, lễ hội gin, cùng vô vàn các chương trình khác nữa.

Một ví dụ điển hình cho hướng tiếp cận đó là Baozi, doanh nghiệp kiến tạo lòng trung thành của khách hàng qua các trải nghiệm giải trí và tương tác trên mạng xã hội. Khoa và Banh Mi 362 thì khuyên bạn nên ‘chuẩn bị bài' trước khi ra trận: tìm ra điều gì là tối quan trọng với khách hàng và đảm bảo rằng bạn là gương mặt tin cẩn nhất để trao những điều đó đến tay họ.

Vậy làm cách nào để bạn biết mình là doanh nghiệp ‘con cưng' của khách hàng? Hãy nhìn vào dòng tiền của bạn, Khoa nói, bởi con số thì không nói dối bao giờ.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Xây dựng thương hiệu thành công: Lời khuyên từ những người đi trước

Khách mời tọa đàm:

  • Joshua Breidenbach – Nhà sáng lập của This Is Rice
  • Peter Cường Franklin – Nhà sáng lập và Đầu bếp của Anan and Nhaunhau
  • Chris Elkin – Nhà sáng lập của Doodle Brands

Bài học cốt yếu rút ra ở đây là: thương hiệu không đơn giản chỉ là một cái logo ‘xịn'. Với Josh, nội dung cũng góp phần làm nên thương hiệu; với Chris, thương hiệu ăn thua nhau ở tư duy thiết kế; còn với Peter, thì thượng hiệu lại là sự tổng hòa của những tiểu tiết.

Peter chia sẻ về quyết định sử dụng loại tương ớt Sriracha chính hãng ở Anan. Mặc dù giá mỗi chai khá ‘chát’ ($8 một chai), nhưng Anan vẫn tiếp tục đầu tư vào tiểu tiết này để làm nên một phần giá trị thương hiệu.

This is Rice, doanh nghiệp thiết kế các thương hiệu ‘lừng lẫy' như Marou hay Pizza 4P’s, vẫn giữ vững niềm tin rằng chính những nhà sáng lập mới là yếu tố giúp cho thương hiệu mãi trường tồn - bằng niềm đam mê, sức lao động, và cả hy sinh. Chính nhờ khả năng thu hút và cộng tác với những các cá nhân miệt mài sáng tạo như vậy mà This is Rice mới đạt đến thành công.

Chris và Doodle Brands chủ trương tiếp cận theo hướng đi từ dưới lên (thay vì suy nghĩ đổ từ trên xuống), bên cạnh việc ‘kích hoạt' năng suất của toàn thể đội ngũ chứ không chỉ lệ thuộc vào ban lãnh đạo để vận hành ý tưởng.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Dựng xây không gian cho các cộng đồng

Khách mời tọa đàm:

  • Fong-Chan Zeuthen – Nhà sáng lập của KAZE Interior Design Studio
  • Trang Dương – Phó giám đốc của SPN Corp
  • Henry Bott – Đại diện chính của John Swire & Sons Vietnam

Mặc dù hầu hết các chủ công trình ở Việt Nam vẫn chăm chú đầu tư vào tiện nghi và không gian nhằm tạo nguồn thu tối ưu, vẫn tồn tại các nhà thiết kế trong nước và chủ đầu tư đang cố sức ‘thổi' những làn gió mới mẻ để khai phá các mô hình không gian đô thị chú trọng vào giá trị trường tồn và tính bền vững.

Fong-Chan và KAZE nhận định rằng, sau 20 năm hoạt động trong ngành thiết kế nội thất ở Việt Nam, cô đã nhìn thấy chiều hướng gia tăng của số lượng chủ đầu tư và đơn vị vận hành bất động sản với tư duy nhìn xa trông rộng và đôi mắt tinh tế khi bàn về thiết kế.

Trang, chủ đầu tư của MGallery và Centec Tower, chia sẻ rằng, mặc dù nguồn lợi từ việc thuê dịch vụ F&B có giảm xuống, nhưng các địa điểm F&B vẫn là điểm nhấn không thể thiếu trong việc giữ chân và mang tiện nghi đến cho các khách hàng và người thuê. SPN Corp đã tiếp nhận và ứng dụng bài học này trong quá trình đầu tư xây dựng khách sạn mới nhất của họ, khu nghỉ dưỡng JW Marriott ở Cam Ranh.

Henry, đại diện từ Swire - chủ đầu tư của các công trình thời thượng như Taikoo Li và Taikoo Place ở Hồng Kông, chia sẻ rằng các địa điểm F&B vẫn là nơi ‘giữ lửa' cho không gian cộng đồng, và do đó vẫn là một phần giá trị quan trọng. Anh ủng hộ cách suy nghĩ chiến lược khi lựa chọn khách thuê và phản đối việc bán khoán các cửa hiệu mặt tiền cho chủ hàng, vì rất có thể họ sẽ ‘phá giá' khi cho thuê lại mặt bằng. Lối suy nghĩ thiển cận như vậy sẽ kéo rớt giá trị của toàn bộ công trình.

Henry vẫn tin rằng các nhà đầu tư ở Việt Nam sẽ đón đầu những thử thách này và tính toán đường đi nước bước để giảm thiểu rủi ro cũng như tối ưu hóa các giá trị lâu bền.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong

Điểm sáng Thương hiệu: Pizza 4P's

Diễn giả:

  • Yosuke Masuko và Sunny Masuko, Hai nhà đồng sáng lập của Pizza 4P’s

Là một doanh nghiệp với sứ mệnh rõ ràng, Pizza 4P’s hoàn toàn ‘hớp hồn' khán giả bằng câu chuyện và tầm nhìn của mình. Như một chương kết lắng đọng, đầy cảm xúc, và truyền cảm hứng, Masuko và Sunny chia sẻ về những khó khăn, thành công, và hoài bão mới của họ, ví dụ như dự án Retreat 4P’s.

Yosuke và Sunny đã chia sẻ về hành trình từ khi còn tổ chức tiệc pizza trong sân sau cho đến khi vươn vai trở thành thương hiệu pizza hàng đầu sử dụng nguyên liệu nội địa ở Việt Nam một cách bền vững. Đây là một dịp hiếm hoi nơi khán giả được nghe câu chuyện từ hai nhà khởi nghiệp vốn hay ngại đám đông này. Hãy đọc thêm về hành trình và tầm nhìn phát triển của họ ở đây.

Higravenh ảnh tại Hội thảo Ẩm thực Đồ uống Việt Nam 2020 Nguồn Guy Truong
Hình ảnh tại Hội thảo Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam 2020. | Nguồn: Guy Truong