Kilomet109, Lola Lê Ly và Wax Atelier: Chế Tác Bền Vững Xuyên Biên Giới | Vietcetera
Billboard banner

Kilomet109, Lola Lê Ly và Wax Atelier: Chế Tác Bền Vững Xuyên Biên Giới

Lần đầu tiên, hai cộng đồng thiết kế chuyên nghiệp từ Việt Nam và Anh Quốc làm việc với nhau thông qua những lớp trao đổi nghệ thuật đa văn hoá.
Kilomet109, Lola Lê Ly và Wax Atelier: Chế Tác Bền Vững Xuyên Biên Giới

Vũ Thảo và Lola Lê Ly | Nguồn: NVCC

Cùng có điểm chung với thời trang bền vững và chất liệu truyền thống, dự án Chế Tác Xuyên Biên Giới sẽ giúp cộng đồng nghệ nhân đến từ 2 nước Việt Nam và Vương quốc Anh có dịp trao đổi kiến thức, kỹ năng chế tác để hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời vận dụng các khái niệm thiết kế đương đại để mở rộng phạm vi sáng tạo của cả hai bên.

Trong dự án này, Hội đồng Anh đã đóng vai trò kết nối và xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang chậm của Việt Nam Kilomet109 với nghệ sĩ, nhà thiết kế và nhà sản xuất Lola Lê Ly. Đồng hành cùng Lola Lê Ly là người bạn của cô - Wax Atelier.

Kilomet109

Kilomet109 khởi nguồn từ mong muốn tạo dựng một thương hiệu thời trang đương đại thuần Việt. Thông qua thương hiệu của mình, Vũ Thảo muốn kể về sự trù phú của văn hoá chất liệu Việt với một bộ dạng đương thời. Cái tên Kilomet109 cũng là gợi về những quãng đường hay hành trình văn hoá đa dạng trải dài trên khắp Việt Nam và thế giới.

Câu chuyện bắt đầu khi…

Mình gặp Lola ở London vào năm 2018 khi mình đang có một triển lãm sắp đặt chất liệu nằm trong sự kiện London Design Biennale. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng sau đó chúng mình đã nhắn tin và email qua lại cho nhau.

Nhưng ý định muốn làm một cái gì đó với nhau thực sự trở lại và thúc giục hơn khi mình nhận được tin tức về một chuỗi dự án sáng tạo của Hội đồng Anh ra mắt cách đây mấy tháng. Mình nhanh chóng thảo email gửi Lola để xem chị ấy có hứng thú với dự án nào trong số đó không?

titleVũ Thảo  người saacuteng lập vagrave chủ sở hữu của thương hiệu thời trang bền vững Kilomet109 Vũ Thảo  người saacuteng lập vagrave chủ sở hữu của thương hiệu thời trang bền vững Kilomet109  Nguồn NVCC
Vũ Thảo - người sáng lập và chủ sở hữu của thương hiệu thời trang bền vững Kilomet109 | Nguồn: NVCC

Nghe Lola hào hứng chia sẻ về công việc và những sản phẩm của Wax Atelier mà chị ấy và các đồng nghiệp mới ra mắt, trong đó có nến thơm, xà bông, túi sáp... mình chợt nảy ra ý tưởng.

Tại sao không kết nối cộng đồng nghệ nhân H'mông Xanh của mình và những nghệ nhân tại xưởng thiết kế của Lola nhỉ? Vì cả hai đều nhận ra chúng mình đang có một cách tiếp cận sáng tác khá giống nhau.

Sau một thời gian bàn thảo qua lại, Lola và mình đi đến quyết định làm hồ sơ ứng tuyển với cái tên Crafting Without Borders - Chế Tác Xuyên Biên Giới. Tất cả bắt đầu như thế đấy!

Nếu phải kể tên khó khăn…

Chế tác chất liệu thủ công vốn là công việc liên quan chặt chẽ đến xúc giác, phải cầm, phải sờ nắn, phải cảm nhận thì mới làm được. Nó luôn cần tương tác trực tiếp, thực hành và giám sát trực tiếp tại địa điểm diễn ra.

Nhưng mình tin vẫn có thể duy trì được những hiệu quả đó thông qua thế giới trực tuyến. Vì các lớp trao đổi trực tuyến này sẽ diễn ra ngay tại không gian địa phương của hai cộng đồng.

titleNghệ nhacircn dệt vải lanh vagrave vẽ saacutep ong cho caacutec thiết kế của Kilomet109 Nghệ nhacircn dệt vải lanh vagrave vẽ saacutep ong cho caacutec thiết kế của Kilomet109  Nguồn Kilomet109
Nghệ nhân dệt vải lanh và vẽ sáp ong cho các thiết kế của Kilomet109 | Nguồn: Bảo Khánh

Cả hai bên vẫn được chứng kiến đầy đủ quy trình, thao tác, từng chất liệu cụ thể đến từng nghệ nhân cụ thể. Hơn nữa, hai cộng đồng nghệ nhân này lại có nhiều điểm tương đồng về phương pháp và cả những chất liệu tự nhiên mà họ đang gia chế.

Mình và Lola cũng sẽ hỗ trợ từng nghệ nhân của hai bên để giúp họ từ việc kết nối, truyền đạt ý tưởng đến trình bày, phát triển ý tưởng và hoàn thiện thiết kế.

Hi-light là…

Đối tượng được hưởng lợi chính của dự án này là nhóm dân tộc thiểu số H'mông Xanh và những người nghệ nhân chế tác của Wax Atelier. Một bên đến từ một vùng sâu vùng xa có nhiều hạn chế về giáo dục, kinh tế của Việt Nam, ít được học hành chính quy và hầu như không được tiếp cận với các chương trình nghệ thuật đa văn hóa thuộc phạm vi rộng.

Bên kia là những nghệ nhân làm việc tại đại đô thị muốn tìm kiếm cảm hứng sáng tạo từ nền văn hoá khác và các kỹ năng chế tác mới để vận dụng vào công việc của họ.

titleBộ dụng cụ dệt lanh truyền thống của người HrsquoMocircng Bộ dụng cụ dệt lanh truyền thống của người HrsquoMocircng  Nguồn Bảo Khaacutenh
Bộ dụng cụ dệt lanh truyền thống của người H’Mông | Nguồn: Bảo Khánh

Dự án được thiết kế để tận dụng các nguyên liệu bền vững tại địa phương - chẳng hạn như thuốc nhuộm thực vật, sáp ong và những thứ cây nhà lá vườn - như vải gai dầu.

Do đó, dự án sẽ tôn trọng các vật liệu và tập quán văn hóa truyền thống của người địa phương. Chúng mình cùng nhau trao đổi kiến thức, kỹ năng chế tác để hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời với đó là vận dụng các khái niệm thiết kế đương đại để mở rộng phạm vi sáng tạo của cả hai bên.

Lola Lê Ly Studio & Wax Atelier

Wax Atelier được bắt đầu như một dự án giữa Lola Lê Ly và một người bạn của cô - nghệ sĩ Yesenia Thibault-Picazo. Họ có chung sở thích và tò mò với sáp. Họ quyết định làm việc cùng nhau về vật liệu này và điều đầu tiên mà họ học đó là làm nến bằng sáp ong với kỹ thuật nhúng truyền thống.

Năm 2019, Lola Lê Ly Studio và Wax Atelier đã được một tổ chức từ thiện mời tham gia khóa học tại Barking ở London. Tại đó, họ đã gặp một nhóm cư dân địa phương và đào tạo họ cách làm nến và dệt bằng sáp, ứng dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại.

Câu chuyện bắt đầu khi…

Lola Lê Ly: Mình đã biết Thảo từ trước, dõi theo và rất ngưỡng mộ những gì mà cô ấy làm cho cộng đồng người H’Mông của cô. Vì vậy nên khi nhận được lời mời hợp tác từ phía Thảo, mình không đắn đo gì cả.

titleNến tự nhiecircn của Wax Atelier Nến tự nhiecircn của Wax Atelier  Nguồn Lola Lely Studio
Yesenia Thibault-Picazo và Lola Lê Ly | Nguồn: Lola Lely Studio

Nếu phải kể tên khó khăn…

Lola Lê Ly: Tác phẩm của mình khó tái tạo và nó không có khả năng mở rộng. Có nghĩa là không phải lúc nào sản phẩm của mình cũng có thể tiếp cận được với nhiều người.

titleLola Lecirc Ly tại xưởng của migravenh Lola Lecirc Ly tại xưởng của migravenh  Nguồn Lola Lely Studio
Lola Lê Ly tại xưởng của mình | Nguồn: Lola Lely Studio

Hi-light là…

Lola Lê Ly: Những buổi giao lưu, tập huấn, trao đổi thực hành trực tuyến sẽ do Thảo điều phối tại Việt Nam và Lola ở Anh. Sẽ có tối đa 25 - 30 người tham gia và sẽ tập trung chủ yếu vào làm chất liệu, nhuộm tự nhiên, vẽ batik bằng sáp ong, giấy thủ công và làm nến thơm.

Các lớp trao đổi thực hành trực tuyến này sẽ tạo cơ hội cho các nghệ nhân của cả hai cộng đồng học hỏi và thử nghiệm các phương pháp và kỹ thuật thiết kế mới đồng thời được khuyến khích tận dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương.

titleCaacutec nghệ nhacircn của Lola Lely Studio vagrave Wax Atelier Caacutec nghệ nhacircn của Lola Lely Studio vagrave Wax Atelier  Nguồn Wax Atelier
Các nghệ nhân của Lola Lely Studio và Wax Atelier | Nguồn: Wax Atelier

Các lớp học ảo này sẽ cung cấp khả năng tiếp cận độc đáo với các ý tưởng chuyển đổi và phương pháp sáng tạo, cho phép phát triển các kỹ năng mới và mở rộng phạm vi sáng tạo trong thực hành thiết kế của họ.

Vào giai đoạn cuối của dự án, những người tham gia sẽ phát triển các mẫu sản phẩm mới mang tính thử nghiệm để thể hiện những gì họ đã học được và các hướng sáng tạo mới mẻ mà họ có thể áp dụng vào thực hành chế tác của họ trong tương lai.

Hy vọng rằng dự án Chế Tác Xuyên Biên Giới sẽ đặt nền tảng cho sự hợp tác trong thời gian tới giữa hai nhóm nghệ nhân và rộng hơn là hai cộng đồng sáng tạo trong đó có cả Kilomet109 và Lola Lely. Những người tham gia cả trực tiếp lẫn gián tiếp các hoạt động của dự án sẽ cùng phát triển, bao gồm cả các cuộc đồng triển lãm sản phẩm thiết kế và các cơ hội hợp tác về phát triển thiết kế sản phẩm trong tương lai.

Đối tác Đông Nam Á: Các sự kiện Nghệ thuật và Văn hóa (Partner South East Asia) là một chuỗi diễn đàn trực tuyến do Hội đồng Anh khởi xướng và đại diện. Sự kiện được tổ chức nhằm cung cấp những thông tin, xu hướng và kiến thức về hệ sinh thái văn hóa nghệ thuật của các nước trong khu vực, cụ thể là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Chuỗi diễn đàn cũng mang đến cơ hội kết nối và hợp tác giữa các nền văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á và Vương quốc Anh.

Phần "The Việt Nam Connections" được phát sóng lại tại fanpage Vietcetera với phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt.