"Màu hồng của con gái, màu xanh của con trai" – Có nên dạy con như vậy? | Vietcetera
Billboard banner
21 Thg 08, 2020
Cuộc SốngGia Đình

"Màu hồng của con gái, màu xanh của con trai" – Có nên dạy con như vậy?

Dạy con theo khuôn mẫu giới có giúp ích cho sự phát triển của con?
"Màu hồng của con gái, màu xanh của con trai" – Có nên dạy con như vậy?

Trang Pham @tranglearntoart cho Vietcetera

Dù vô tình hay cố ý, không ít cha mẹ có xu hướng lựa chọn màu sắc của đồ dùng theo giới tính của con. Các thương hiệu cũng thường giới thiệu sản phẩm với hệ màu đặc trưng “Hồng là cho bé gái – Xanh là cho bé trai”. Cũng có một số phụ huynh chủ ý tìm kiếm những màu sắc khác như vàng, cam hoặc xanh lá, nhưng lý do chỉ đơn giản là vì “Không thích màu hồng hoặc xanh dương”.

Đến khi con trẻ bắt đầu nhận thức, mọi người trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, thường nói những câu như: “Con trai ai lại mặc màu hồng” hay “Con gái thì phải chơi búp bê, xe cộ khủng long là của con trai” hoặc “Con trai chơi nấu bếp làm gì, phải chơi bắn súng chứ”...

Điều này tạo ra những khuôn mẫu về giới (gender stereotype) và vai trò giới (gender role). Họ đang định hướng lựa chọn cá nhân của con trẻ cho “đúng” với thiên kiến của xã hội về sự khác biệt giới tính, để con “không bị chê cười khi ra đường.” Nhưng liệu điều đó có giúp ích cho sự phát triển cũng như tương lai của con không?

Định hướng lựa chọn caacute nhacircn của con trẻ cho ldquođuacutengrdquo với khuocircn mẫu giới của xatilde hội liệu coacute giuacutep iacutech cho con
Định hướng lựa chọn cá nhân của con trẻ cho “đúng” với khuôn mẫu giới của xã hội liệu có giúp ích cho con?

Khuôn mẫu về giới ảnh hưởng đến sự phát triển của con như thế nào?

1. Ngăn con được làm chính mình

Nếu chúng ta cứ tiếp tục “tiêm nhiễm” vào đầu óc con trẻ những định kiến như vậy thì liệu có công bằng cho những đứa trẻ với đặc điểm khác biệt? Khi con không vừa vặn với bất kỳ khuôn mẫu nào, nhưng phải gò mình theo quan niệm của người lớn và kìm nén cá tính riêng, đời sống tinh thần của con chắc hẳn sẽ vô cùng tiêu cực và u uất.

Xã hội hiện nay ngày một cởi mở hơn trong việc tiếp nhận và tôn trọng sự khác biệt của từng cá thể, đặc biệt là về giới. Một cá nhân được quyền lựa chọn bản dạng giới và cách thể hiện giới của mình. Chẳng hạn, một người có thể lựa chọn “khai báo" mình là nam, nữ, hoặc không tiết lộ/ không xác định; hay lựa chọn được xưng hô là “anh ấy", “cô ấy", hoặc cách xưng hô phi nhị nguyên giới như “họ".

Hatildey tiếp nhận vagrave tocircn trọng sự khaacutec biệt của từng caacute thể thay vigrave đưa con vagraveo khuocircn mẫu
Hãy tiếp nhận và tôn trọng sự khác biệt của từng cá thể, thay vì đưa con vào khuôn mẫu.

2. Vô tình giới hạn lựa chọn của con

Trước đây, thương hiệu đồ chơi trẻ em nổi tiếng thế giới Hamleys luôn chia ra 2 tầng riêng theo giới tính: một tầng là đồ chơi dành cho bé gái chỉ toàn sắc hồng, và một tầng là đồ chơi dành cho bé trai với sắc xanh dương. Nhưng từ năm 2011, thương hiệu đến từ Anh Quốc này đã thay bằng các bảng hiệu phân chia theo hạng mục đồ chơi như thú nhồi bông, xe cộ, mô hình,...

Chiến dịch của Hamleys bắt nguồn từ nhận định của nhà khoa học thần kinh Laura Nelson: “Sự phát triển của con trẻ sẽ bị giới hạn nếu các con chỉ được chơi với một loại đồ chơi nhất định.”

Qua quan sát và nhiều buổi tư vấn với các gia đình đang chuẩn bị đón em bé thứ hai, tôi nhận thấy sự khác biệt trong cách phản ứng với tin vui này của đứa con đầu. Các bé gái thường rất háo hức với việc có em, còn các bé trai lại không nhiệt tình lắm. Tôi tự hỏi, có phải vì các bé gái thường được chơi búp bê nên con cảm thấy quen thuộc với ý tưởng bế ru và chăm sóc em nhỏ không?

Khi phụ huynh đóng khuôn sự lựa chọn, con sẽ mất đi rất nhiều cơ hội trải nghiệm và học hỏi. Vô tình, họ cũng đang ngăn cản con khám phá tính cách, tài năng, điểm mạnh và điểm yếu. Điều này rất dễ dẫn đến khủng hoảng căn tính (identity crisis) về sau.

Đoacuteng khuocircn sự lựa chọn sẽ vocirc tigravenh khiến con mất đi nhiều cơ hội trải nghiệm học hỏi vagrave khaacutem phaacute bản thacircn
Đóng khuôn sự lựa chọn sẽ vô tình khiến con mất đi nhiều cơ hội trải nghiệm, học hỏi và khám phá bản thân.

3. Tiền đề của phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới

Khuôn mẫu chính là tiền đề của định kiến xã hội. Khi một cá nhân không tuân theo, họ sẽ bị số đông phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị. Những định kiến này ăn sâu sẽ khiến nhiều người khó lòng khoan dung hơn với những điều khác biệt. Hơn nữa, khuôn mẫu giới tính còn là vật cản ngăn chúng ta hướng đến bình đẳng giới và xoá bỏ sự phân biệt giới tính.

Vậy nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy trở thành những bậc cha mẹ văn minh hơn, cấp tiếp hơn, và hãy dạy con rằng: “Hồng là một màu sắc, xanh cũng là một màu sắc. Vậy thôi!”