Người bán hàng bị trừ cả tỷ đồng sau đợt “check var” của Shopee  | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
19 Thg 01, 2024

Người bán hàng bị trừ cả tỷ đồng sau đợt “check var” của Shopee 

Shopee đang mạnh tay với những tài khoản bị cho là vi phạm chính sách.
Người bán hàng bị trừ cả tỷ đồng sau đợt “check var” của Shopee 

Nguồn: ZNews

1. Chuyện gì đã xảy ra?

Gần đây, nhiều người bán trên nền tảng Shopee “kêu trời” vì bị trừ số tiền lớn, từ vài chục triệu đến cả tỷ đồng mà không rõ nguyên nhân. Họ khẳng định mình không vi phạm, nếu Shopee muốn “kết tội” thì phải cung cấp đầy đủ bằng chứng.

Về phía Shopee, sàn thương mại điện tử thông báo những chủ tài khoản bán hàng đã vi phạm chính sách, cố tình lạm dụng mã giảm giá trong các đợt khuyến mãi, trục lợi bất chính. “Mỗi đơn hàng lợi dụng mã giảm giá sẽ bị phạt tối đa 10 triệu đồng, trừ vào tài khoản người bán”, đại diện Shopee trả lời Znews.

16jan2024dungjpg
Một tài khoản bán hàng bị trừ tiền. | Nguồn: ZNews

2. Các chủ tài khoản có thể gian lận thế nào?

Nhằm cạnh tranh trực tiếp với sàn thương mại điện tử mới nổi (TikTok Shop), Shopee liên tục tung ra chương trình khuyến mãi, mã giảm giá hấp dẫn trong các ngày đôi nhằm thu hút khách hàng. Nắm bắt chính sách, nhiều chủ shop dùng chiêu trò để lợi dụng nền tảng.

Znews phân tích, phía người bán có thể thuê các cộng tác viên qua mạng để thu thập mã giảm giá trên phiên livestream, rồi mua hàng ở shop theo hướng dẫn. Có người còn thông đồng với bưu cục vận chuyển, chỉ bấm giao đơn trên hệ thống mà không cần nhận hàng.

16jan2024shop764416957769293803jpg
Chiêu trò gian lận của một số cửa hàng trên Shopee. | Nguồn: Viettimes

Chỉ một vài bước đơn giản, các tài khoản bán hàng online có thể thu về khoản lợi rất lớn khi Shopee tung khuyến mãi. Trong khi đó, người dùng muốn mua hàng lại không được tiếp cận với các mã giảm giá.

Theo thuật toán nền tảng, những sản phẩm được nhiều người mua thường sẽ “chễm chệ” ở vị trí cao khi người dùng tìm kiếm sản phẩm tương tự. Vậy nên, các chủ shop dùng thủ thuật này để tăng số liệu bán ra, còn doanh số thì chưa chắc tăng.

3. Shopee liệu có hoàn toàn đúng?

Theo nhiều chủ cửa hàng thì Shopee trừ tiền của người bán với lý do mập mờ là “vi phạm gian lận.” Sàn giao dịch này không có bất kỳ bằng chứng nào, không chỉ ra việc gian lẫn diễn ra ở những đơn hàng nào, thời điểm nào, hay cách gian lận ra sao.

Người bán trên Shopee còn tố cáo đơn vị này tự ý hạ giá sản phẩm, cài cắm thêm dịch vụ gây thiệt hại cho chủ hàng mà không thông báo rõ ràng. Các chủ cửa hàng phải đẩy giá bán để đảm bảo lợi nhuận vì Shopee lấy chiết khấu cao.

Trước đó, Shopee cũng bị tố làm khó người bán hàng khi tăng giá hàng loạt dịch vụ song lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Sàn giao dịch này còn chậm thanh toán cho người bán và thường xuyên cài cắm những gói dịch vụ như freeship, voucher giảm giá vào điều khoản với các cửa hàng.

4. Các công ty làm gì để chống gian lận thương mại?

Báo cáo của ResearchAndMarkets chỉ ra, lĩnh vực phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại điện tử toàn cầu có thể đạt giá trị 106,08 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 20,7%. Bắc Mỹ là khu vực lớn nhất trong thị trường này vào năm 2022.

Vào tháng 1/2022, ClearSale - một công ty chống gian lận thương mại điện tử có trụ sở tại Brazil đã mua lại ChargebackOps - một công ty tại Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ phát hiện và ngăn chặn gian lận thương mại điện tử.

Sau thương vụ này, ClearSale đặt mục tiêu mở rộng các dịch vụ giải pháp và danh mục khách hàng của mình để bảo vệ khoản bồi hoàn cho các nhà bán lẻ.

Trước đó, Forter - một công ty phần mềm chống gian lận có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã ra mắt “Định tuyến thông minh Forter,” được hỗ trợ bởi công nghệ AI và mạng lưới toàn cầu. Đây là giải pháp định tuyến thanh toán tự động để các doanh nghiệp tránh bị thâm hụt doanh thu bởi các hành vi gian lận thương mại.

5. AI đang thay đổi thị trường thương mại điện tử ra sao?

AI đang can thiệp vào hoạt động kiểm soát gian lận, và cả livestream. Những "người" bán hàng ảo được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo đang thống trị các nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc.

Đó là những người bán hàng không biết mệt mỏi và có thể làm việc 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Những “chiến thần” livestream AI có chi phí thuê rẻ hơn rất nhiều so với những người bán hàng.

Sự nở rộ của AI trong thị trường livestream khiến không ít người lo lắng. Theo SCMP, “chiến thần” livestream AI có thể ảnh hưởng đến công việc của hơn 400.000 người phát trực tiếp trên các nền tảng như Taobao Live, WeChat, Douyin và Kuaishou.

Nhân viên AI bán hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã ra mắt. Mang tên Diễm Hằng AI, người bán hàng ảo này được lập trình với khả năng sử dụng 60 ngôn ngữ trên thế giới.