Nhật Bản xả nước hạt nhân ra biển, cộng đồng mạng... xả meme | Vietcetera
Billboard banner

Nhật Bản xả nước hạt nhân ra biển, cộng đồng mạng... xả meme

Trước khi Nhật xả nước: ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau khi Nhật xả nước: ông lão đánh cá và con cá đánh ổng...
Nhật Bản xả nước hạt nhân ra biển, cộng đồng mạng... xả meme

Nguồn: Facebook Monsieur Tuna

1. Meme Nhật Bản xả thải là gì?

Ngày 24/8, Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý ra biển Thái Bình Dương. Đây là một sự kiện gây ra nhiều phản ứng trái chiều, kèm theo đó là những tranh cãi ở nhiều mức độ.

Nhiều người đã lên mạng để bày tỏ sự lo lắng cũng như sự phản đối với quyết định của nước Nhật. Cũng có người lên tiếng phản bác rằng hành động này của Nhật là một bước đi có tính toán và đã tính tới các vấn đề môi trường.

Ở nhiều nơi, người ta đã đi biểu tình, đã gửi thư phản đối, xin chữ ký để thể hiện sự bất bình. Nhưng internet là một nơi rộng lớn, và song hành với sự phản đối rất căng thẳng và nghiêm túc đó là những sự phản kháng nhẹ nhàng hơn nhưng không phải là không có tác dụng: những chiếc meme hài hước.

2. Nguồn gốc của meme Nhật Bản xả thải?

Số nước xả thải ra là lượng nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Fukushima sau thảm họa động đất và sóng thần vào năm 2011. Đây là đợt xả thải đầu tiên trong số 4 đợt xả thải vào năm nay mà Nhật đã lên kế hoạch. Giới chức Nhật Bản cũng đã lên tiếng thông báo kế hoạch xả thải từ trước, và làn sóng phản đối hiện tại là sự tiếp nối của những tiếng nói bất bình đã cất lên khi ấy.

28aug20239zjh7jlrd0s61jpg
Chắc chưa hả Nhật Bản ơi? Chiếc meme này đã có từ hai năm trước khi có thông tin Nhật xả thải. | Nguồn: r/memes

Phản đối bằng lời nói không xong, bằng hành động cũng không được. Vì thế, khi bị dồn vào “đường cùng,” người dân ở nhiều nơi trên thế giới đành phản kháng bằng meme, đưa sự bất lực và lo âu của mình vào một lăng kính hài hước và giễu nhại.

3. Vì sao meme này nổi tiếng?

Meme Nhật Bản xả thải nhận được sự chú ý của cư dân mạng toàn cầu, đặc biệt là những người sống ở các quốc gia có thể bị ảnh hưởng trực tiếp như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Việt Nam, v.v. Không dừng lại ở đó, những người tại Trung Quốc hay Việt Nam còn đặc biệt chú ý tới sự kiện này cũng như chuỗi meme này bởi đây là những quốc gia nhập khẩu nhiều hải sản của Nhật Bản.

28aug2023unnamed1jpg
Trung Quốc: "Ê tui cấm ông xả nha." - Nhật Bản: "À thế à..." | Nguồn: Meme Bò và Gấu

Hành động của Nhật đã gây ra một phản ứng dây chuyền với các quốc gia láng giềng. Trung Quốc đã ngưng nhập khẩu hải sản từ Nhật. Giới trẻ Hàn Quốc lao thẳng vào đại sứ quán Nhật để phản đối. Còn ở Việt Nam, sau khi có thông tin Nhật xả thải và chính sách mới của Trung Quốc, cổ phiếu nhóm ngành thủy hải sản trong nước đã… kịch trần!

28aug2023unnamed1png
Nước xuống (biển), chứng (khoán) lên sâu chót vót. | Nguồn: Meme Bò và Gấu

Nhưng mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy, bởi có một luồng tư tưởng khác ẩn dưới việc làm meme chế giễu hay phản đối Nhật Bản - đó là luồng tư tưởng thù ghét Nhật Bản. Nhiều người đã lợi dụng sự việc này để thể hiện sự thù ghét của mình với xứ sở mặt trời mọc, và họ làm điều đó bằng cách chế ra những chiếc meme đậm tính thù hằn và phân biệt chủng tộc mà chúng tôi sẽ không đưa ra tại đây.

Đây có lẽ cũng chính là ranh giới mà tất cả chúng ta nên nhận thức. Không có vấn đề gì trong việc phản đối một hành động mà bạn nghĩ là sai. Tuy nhiên, ta không nên đi quá giới hạn và sa đà vào sự thù ghét, vào cảm giác thù hằn, hay tệ hơn là sự phân biệt chủng tộc với người Nhật nói riêng cũng như người châu Á nói chung.

4. Một số meme Nhật Bản xả thải

28aug2023image6png
Cái này có tính là cá không ăn muối cá ươn không nhỉ... | Nguồn: Facebook Troll Game
28aug2023unnamed2png
Buồn của Jack... | Nguồn: Meme Bò và Gấu
28aug20233696106257960245925260447402013099263170028njpg
Đồng sàng dị mộng | Nguồn: Facebook Interpool