Nói cho thỏa lòng cùng Saigon Tếu | Vietcetera
Billboard banner

Nói cho thỏa lòng cùng Saigon Tếu

Saigon Tếu là cái tên quen thuộc với ngành hài độc thoại ở Sài Gòn. Hôm nay, cùng Vietcetera trò chuyện với 'đàn anh' của thể loại hài trẻ ở Việt Nam này nhé
Nói cho thỏa lòng cùng Saigon Tếu

Nguồn: Cơ Nguyễn & Tâm Phạm cho Vietcetera.

curnon x vietcetera

Trước khi gặp Uy Lê và Phương Nam (Saigon Tếu), tôi cứ sợ mình không đủ hài hước để tiếp chuyện các bạn. Khi về, tôi nhận ra rằng trên đời làm gì có người nào vui hoài. Chỉ có là, một số người giấu suy nghĩ của mình đến tận cùng, một số khác tìm được cách để nói ra.

Nói... để được kết nối với mọi người

Nói... để nhận ra một điều gì đó về bản thân

Tại sao không nói?

Uy Lecirc vagrave Phương Nam hai thagravenh viecircn của nhoacutem hagravei độc thoại Saigon Tếu Nguồn Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Uy Lê và Phương Nam, hai thành viên của nhóm hài độc thoại Saigon Tếu. | Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera.

Trước khi đến với hài độc thoại, Uy và Nam là người thế nào?

Uy Lê: Ngày trước mình không giỏi chia sẻ cho lắm. Mình không nói nhiều với bố mẹ và bạn bè. Mình cũng không tin tưởng nhiều người.

Hồi nhỏ đi học mình bị bắt nạt mà không dám kể ai nghe. Lên cấp 3, mình tự nhủ phải giấu nhẹm những điểm yếu ngày bé đi, để lỡ bạn bè biết lại trêu chọc. Trong gia đình, bố mẹ chưa bao giờ tạo áp lực cho mình, nhưng nhìn các anh chị thành công, mình tự thấy áp lực.

Lâu ngày những thứ mình giấu trở thành cảm xúc tiêu cực.

Mình đến với hài độc thoại như một thú vui lúc nhàn rỗi, nhưng quyết định ở lại vì hài độc thoại cho mình cái quyền nói, quyền được thể hiện cái tôi. Khi diễn hài, những phần tiêu cực trong mình được giải toả, mỗi ngày một chút.

Phương Nam: Con người em trước và sau khi đến với hài độc thoại không khác nhau là mấy, chỉ có là bây giờ em tốt hơn.

Học đến năm 3 đại học thì em rơi vào khoảng thời gian mất định hướng. Em không biết mình sinh ra để làm gì, mình muốn gì, và sẽ trở thành ai.

Một lần xem tivi cùng bố mẹ, em phát hiện có người ngoại quốc mang bộ môn hài độc thoại mà em theo dõi bấy lâu về Việt Nam. Thế là em chủ động nhắn tin cho người đàn ông đó, và được mời đến tham gia một buổi diễn tập của các diễn viên hài độc thoại.

Cuối buổi, em xung phong lên diễn — diễn theo bản năng, với những ý tưởng rời rạc mà em ghi lại từ lúc xem các anh chị diễn. Em nhớ như in đó là tối ngày 24/09 năm ngoái, lần đầu tiên em diễn hài độc thoại.

Rồi Saigon Tếu ra đời thế nào?

Phương Nam: Tối hôm đó, khi diễn xong, có một anh tên là Uy Nguyễn chạy đến khen em diễn có duyên rồi xin kết bạn Facebook. Ngày hôm sau, anh ấy nhắn tin hỏi em có muốn diễn hài độc thoại tiếng Việt không?

Rồi anh Uy dắt em đến gặp anh Tùng BT — một “thế lực ngầm” tự mở show, tự diễn tại quán cà phê của mình. 3 người bọn em đi cùng với nhau, không lâu sâu đó, anh Tùng giới thiệu anh Uy Lê vào nhóm. Anh Uy chính là người đặt cho nhóm cái tên Saigon Tếu.

Caacutec thagravenh viecircn của Saigon Tếu coacute xuất phaacutet điểm rất khaacutec nhau coacute anh MC đến với hagravei độc thoại để tigravem tiếng noacutei thật của migravenh coacute bạn đạo diễn suốt ngagravey đứng sau ống kiacutenh necircn diễn hagravei để được lecircn sacircn khấu Nguồn Saigon Tếu
Các thành viên của Saigon Tếu có xuất phát điểm rất khác nhau: có anh MC đến với hài độc thoại để tìm tiếng nói thật của mình, có bạn đạo diễn suốt ngày đứng sau ống kính nên diễn hài để được lên sân khấu,... | Nguồn: Saigon Tếu.

Việt hoá hài độc thoại có khó không?

Uy Lê: Ngày xưa mình là người rất hay viết và chơi chữ. Trở ngại đầu tiên khi chuyển sang tiếng Việt là mình lười, đem dịch hết tiếng Anh qua tiếng Việt, vậy là chết 90% rồi (cười).

Lúc đó mình mới vỡ ra cái quan trọng là ý tưởng, còn chơi chữ chỉ là công cụ để thể hiện ý tưởng đó mà thôi. Về sau mình chỉ dịch ý tưởng, còn cách thể hiện và cách chơi chữ thì cứ nhập gia tuỳ tục.

Đằng sau những tràng cười là gì?

Uy Lê: Là những niềm tin — Niềm tin rằng hài độc thoại mang lại tiếng cười một cách tích cực, giữa một cuộc sống có quá nhiều điều tiêu cực. Niềm tin rằng hài độc thoại là một liều thuốc bổ cho sức khoẻ tinh thần, của cả người diễn và người xem. Ai cũng cần được vui, được cười, được xả stress, và được đồng cảm.

Khi đi diễn hagraveng tuần migravenh nhận ra việc kết nối với khaacuten giaacute mới lagrave điều quan trọng Đocirci khi bớt lecircn kế hoạch bớt cầu toagraven cứ sống trong khoảnh khắc tương taacutec cugraveng khaacuten giả để mọi chuyện xảy ra một caacutech tự nhiecircn
"Khi đi diễn hàng tuần, mình nhận ra việc kết nối với khán giá mới là điều quan trọng. Đôi khi bớt lên kế hoạch, bớt cầu toàn, cứ sống trong khoảnh khắc, tương tác cùng khán giả, để mọi chuyện xảy ra một cách tự nhiên." — Uy Lê. | Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera.

Bản chất những chủ đề Uy thường chọn để nói (sức khoẻ tinh thần và giáo dục) không được “vui" cho lắm, Uy có thấy đang tự làm khó mình không?

Uy Lê: Khi nói về những chủ đề như sức khoẻ tinh thần và giáo dục, mình quan trọng việc mình muốn nói gì hơn là việc chọc cười mọi người. Dĩ nhiên trong chủ đề đó vẫn có những câu chuyện khiến mình thấy buồn cười, và mình sẽ cố gắng để khán giả thấy đúng hướng mà mình đang thấy.

Bản chất giáo dục cũng vậy, là giúp người học hiểu đúng hướng mà người dạy hiểu. Khi đi dạy, mình nhận ra mình chỉ thật sự hiểu một vấn đề nếu có thể giải thích nó cho một đứa trẻ 5 tuổi hiểu.

Khi đứng trên sân khấu, nếu không thể tìm được một phép so sánh hay ví dụ để giúp khán giả nhìn ra vấn đề, thì tức là mình cũng chưa hiểu vấn đề một cách thấu đáo.

Trước những buổi diễn, mình thường tìm hiểu vấn đề từ đủ mọi góc nhìn, tránh để vở diễn bị nặng quan điểm cá nhân.

"Kiểm soát cảm xúc cũng là cái khó khác. Có những vấn đề rất riêng tư, mình tưởng mình đã vượt qua, nhưng khi diễn vẫn không kiềm lại được"- Uy Lê.

Trong một số bài báo trước đây, Nam từng chia sẻ mình còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm...

Phương Nam: Vậy nên hiện tại em đang hướng đến những đối tượng giống em - giới trẻ, và những vấn đề nhỏ nhặt, đời thường mà họ quan tâm. Em cũng thường nói về chủ đề có chữ “dục", không giấu gì, là tình dục. Tiếp đến là gia đình (em rất yêu gia đình mình!), tình yêu, bạn bè, và những thứ tào lao chẳng ai nghĩ đến…

Sau này khi em có nhiều trải nghiệm hơn, có lẽ mọi thứ sẽ khác. Một thể loại khác sẽ đến. Nam sẽ tiến hoá lên một bậc mới.

Nguồn Saigon Tếu
Nguồn: Saigon Tếu.

Em cũng không có thói quen tập dợt trước khi lên sân khấu. Em không sợ bị "bể" à?

Phương Nam: Gần đây em mới nhận ra một điều, thật ra em có tập, chỉ là kiểu tập của em hơi khác. Mọi người sẽ đứng trước gương tập nói, tập biểu cảm. Còn em sẽ ngồi nhìn những gì mình viết và tưởng tượng khúc này thể hiện thế nào, khúc kia diễn ra làm sao… Rồi em giữ những cảm xúc thật nhất đó cho lần đầu tiên em đứng trên sân khấu diễn.

Còn bị “bomb" là một nỗi sợ thường trực của tất cả các thành viên ở Saigon Tếu, trừ anh Uy. Nhưng nỗi sợ đó khiến tụi em cảm thấy là mình có gì đó để vượt qua. Nỗi sợ không phải là vật cản đường, mà là động lực để tụi em tiến bộ.

Nguồn Saigon Tếu
Nguồn: Saigon Tếu.

Thế Uy không sợ bị bomb à?

Uy Lê: Mình rất tin vào câu nói của một danh hài độc thoại, đại ý là: “Tôi chỉ thích khi màn trình diễn của mình khiến một nửa khán giá cười “banh chành”, nửa còn lại cảm thấy sợ hãi.”

Nghĩa là sẽ không bao giờ có chuyện 100% khán giả trong phòng thích những gì bạn nói, bởi tiếng cười là một thứ cực kỳ chủ quan, và nó phụ thuộc vào trải nghiệm của từng người. Khán giả chỉ cười, khi họ thấy được bản thân trong câu chuyện đó.

Nguồn Saigon Tếu
Nguồn: Saigon Tếu.

Ai cũng có những câu chuyện riêng, nhưng không phải ai cũng biết cách bày tỏ. Đến workshop của Saigon Tếu, các bạn được chỉ chiêu gì?

Uy Lê: Trong workshop, tụi mình thường “lừa" mọi người một tí. Tại sao phải “lừa"? Để mọi người tưởng rằng hài độc thoại là một bộ kỹ năng, qua bước 1, bước 2, bước 3 là sẽ hài hước.

Nhưng không, thật ra là bạn đang học cách bắt đầu cảm thấy thoải mái với những thứ khiến các bạn không-thoải-mái. Đó là những tật xấu, những khiếm khuyến, những tổn thương, những sự sợ hãi…

Bạn để ý đi, những người hài hước cơ bản là những người thoải mái với cái “xấu" của bản thân. Cứ vượt qua sự tự ti đã, việc còn lại sau đó là đi tìm cho mình một cách thể hiện riêng.

Tụi mình sẽ không nói: “Mọi người phải trau chuốt con chữ thế này, thể hiện ngôn ngữ cơ thể thế kia!” Đó không phải là điều quan trọng.

Hài hước là một cái cơ bắp, bạn càng tập nhiều thì nó sẽ càng khoẻ lên, lúc đó bạn quăng được nhiều miếng hơn, chụp được nhiều miếng hơn, và đỡ “rớt" hơn.

Mỗi một workshop, mỗi một buổi open mic, là một bước tiến dài với ai đó ra khỏi vùng an toàn của họ. Hài độc thoại là cách để chúng ta vượt qua những rào cản cá nhân.

Hai bạn có thấy tốc độ phát triển của Saigon Tếu nhanh lắm không, so với tuổi đời 5 tháng của nhóm?

Uy Lê: Lúc kênh YouTube của tụi mình bùng lên, khán giả đến show ngày càng đông hơn. Mới tuần trước là 40 người, tuần sau đã là 60, lúc đông nhất là 88… Tụi mình chưa bao giờ có kế hoạch bán vé quá hoành tráng, bỗng nhiều người đến quá đành phải hẹn lại họ buổi khác. Lúc đó tụi mình mới hiểu tụi mình cần tổ chức có kế hoạch hơn.

Nhưng hiện cả nhóm vẫn muốn tập trung vào sự phát triển bên trong trước. Tụi mình muốn có thêm thời gian để rèn luyện cùng nhau, chia sẻ những câu chuyện hài độc thoại, làm sao để viết và kiểm soát cảm xúc trên sân khấu tốt hơn… trước khi sự phát triển bên ngoài đến và tụi mình phải học cách làm những thứ mà mình chưa làm bao giờ.

Được chấp bút bởi Minh Ng.