31 Thg 03
“Trí tuệ cảm xúc (EI, EQ) là chỉ số dự đoán tốt nhất khả năng thành công của một người.”Kể từ khi được nhận định như thế bởi tác giả Daniel Goleman trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1995, EQ vẫn thường xuyên được nhắc đến như một tấm vé vàng giúp ai đó thăng tiến xa. Hay nói như người xưa càng “biết người, biết ta” thì mới càng dễ có được điều mình muốn. Thế nhưng, có phải cứ EQ cao thì bạn sẽ tự khắc có trong tay một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?Thực tế cho thấy EQ cao cũng có mặt trái của nó. Trong một cuộc thử nghiệm tại Đức trên nhóm sinh viên gần 200 người, các nhà nghiên cứu thấy rằng: sau khi được cho xem một loạt các bức ảnh và yêu cầu mô tả cảm xúc của nhân vật trong các bức ảnh đó, sinh viên nào có khả năng thấu hiểu càng cao thì nồng độ hormone căng thẳng trong người họ càng lớn.Còn những mặt trái nào khác của EQ cao? Mời bạn tìm hiểu cùng host Diệp Khoa và Bích Hồ trong tập podcast này nhé.
“Trí tuệ cảm xúc (EI, EQ) là chỉ số dự đoán tốt nhất khả năng thành công của một người.”
Kể từ khi được nhận định như thế bởi tác giả Daniel Goleman trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1995, EQ vẫn thường xuyên được nhắc đến như một tấm vé vàng giúp ai đó thăng tiến xa. Hay nói như người xưa càng “biết người, biết ta” thì mới càng dễ có được điều mình muốn. Thế nhưng, có phải cứ EQ cao thì bạn sẽ tự khắc có trong tay một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?
Thực tế cho thấy EQ cao cũng có mặt trái của nó. Trong một cuộc thử nghiệm tại Đức trên nhóm sinh viên gần 200 người, các nhà nghiên cứu thấy rằng: sau khi được cho xem một loạt các bức ảnh và yêu cầu mô tả cảm xúc của nhân vật trong các bức ảnh đó, sinh viên nào có khả năng thấu hiểu càng cao thì nồng độ hormone căng thẳng trong người họ càng lớn.
Còn những mặt trái nào khác của EQ cao? Mời bạn tìm hiểu cùng host Diệp Khoa và Bích Hồ trong tập podcast này nhé.