Proxy war: Khi đế quốc đánh nhau bằng cách "mượn tay" kẻ khác | Vietcetera
Billboard banner

Proxy war: Khi đế quốc đánh nhau bằng cách "mượn tay" kẻ khác

Tại sao cuộc chiến tại Ukraine được coi là một proxy war?
Proxy war: Khi đế quốc đánh nhau bằng cách "mượn tay" kẻ khác

Một số hình thức chiến tranh uỷ nhiệm phổ biến có thể kể đến là tài trợ tiền bạc, vũ khí và huấn luyện quân đội. | Nguồn: Sergei Supinsky cho AFP.

1. Proxy war là gì?

Proxy war (danh từ) là chiến tranh ủy nhiệm. Đây là cuộc chiến tranh mà các đế quốc sử dụng các nước đồng minh nhỏ hơn để tham chiến, thay vì trực tiếp đối đầu trên mặt trận. Một số hình thức chiến tranh uỷ nhiệm phổ biến có thể kể đến là tài trợ tiền bạc, vũ khí và huấn luyện quân đội.

Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine ở thời điểm hiện tại (từ ngày 24/02/2022) là một ví dụ cho proxy war. Ukraine đã nhận hỗ trợ vũ khí, quân nhu từ các nước phương Tây gồm Mỹ, NATO và EU để chống lại sự tấn công của quân đội Nga.

2. Nguồn gốc của proxy war?

Về mặt ngữ nghĩa, từ này được phát triển dựa trên từ chính là “proxy” (sự ủy quyền). Theo từ điển Merriam - Webster, từ “proxy” được rút gọn từ “procuracie”, có nghĩa là quyền thay mặt/quyền ủy nhiệm. Proxy được sử dụng với nghĩa như vậy lần đầu vào khoảng đầu thế kỷ 17.

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng thấy một ví dụ sử dụng “proxy” từ lĩnh vực internet là “máy chủ proxy”. Khái niệm này chỉ loại máy chủ có nhiệm vụ trung gian thay mặt các bên trao đổi thông tin.

Cụm từ “proxy war” xuất hiện sớm nhất vào khoảng đầu Chiến tranh Lạnh (những năm 1950 của thế kỷ XX). Thuật ngữ này được sử dụng nhiều hơn tới nay do sự phổ biến của những cuộc chiến tranh ủy quyền thời hiện đại.

3. Tại sao proxy war lại trở nên phổ biến?

Mặc dù thuật ngữ “proxy war” có nguồn gốc chưa đầy 1 thế kỷ, song ý tưởng tham gia chiến tranh bằng cách ủy quyền cho đồng minh tham chiến đã có từ lâu. Cuộc chiến tranh ủy nhiệm đầu tiên được ghi nhận là chiến tranh Ai Cập - Ottoman (1839 - 1841), trong đó Ai Cập được Pháp và Tây Ban Nha hậu thuẫn, còn Ottoman được liên minh Vương quốc Anh, Áo, Nga, Phổ hậu thuẫn.

Kể từ đó đến nay, đã có rất nhiều cuộc chiến tranh ủy quyền lớn nhỏ xảy ra. Một trong những cuộc chiến tranh ủy quyền quy mô lớn và có nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ XXI phải kể đến là cuộc chiến tại Afghanistan giữa liên quân Mỹ - NATO và Taliban.

alt
Chiến tranh Afghanistan. | Nguồn: John Moore cho Getty Images.

Điểm nóng chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang thu hút sự chú ý của toàn cầu cũng là một ví dụ điển hình khác của chiến tranh ủy nhiệm. Để phòng tránh sự mở rộng về phía Đông của NATO, Nga đã ngăn cản Ukraine gia nhập liên minh này.

Tuy vậy, Ukraine lại có mong muốn hướng đến các nước phương Tây, cũng như đã nhận được ý định kết nạp thành viên của NATO vào năm 2008.

Ở chiều ngược lại, Nga cũng tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở miền đông Ukraine, thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ của những người ly khai thân Nga ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk.

Từ đó, hàng loạt xung đột đã xảy ra giữa 2 bên, và hệ quả là cuộc chiến hiện tại.

4. Dùng proxy war như thế nào?

Tiếng Anh

A: I don't know when this proxy war will end, as more and more parties are giving aid to the combatants.

B: No matter how many sides there are, innocent people are the ones who suffer the most.

Tiếng Việt

A: Mình không biết cuộc chiến tranh ủy nhiệm này khi nào sẽ kết thúc, khi càng lúc càng có nhiều bên viện trợ cho các phe tham chiến.

B: Dù có bao nhiêu bên đi chăng nữa, trong cuộc chiến này chỉ có người dân vô tội là thương tâm nhất mà thôi.