Salesforce: Đề xuất giải pháp SaaS tới các doanh nghiệp - Recap “Vietnam Innovators” tập 28 | Vietcetera
Billboard banner

Salesforce: Đề xuất giải pháp SaaS tới các doanh nghiệp - Recap “Vietnam Innovators” tập 28

Bảo Nguyễn chia sẻ về chiến lược khu vực của Salesforce và tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây đối với các công ty Việt Nam.
Salesforce: Đề xuất giải pháp SaaS tới các doanh nghiệp - Recap “Vietnam Innovators” tập 28

Salesforce: Đề xuất giải pháp SaaS tới các doanh nghiệp - Recap “Vietnam Innovators” tập 28

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators” bản tiếng Anh tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Lắng nghe và đăng ký theo dõi các tập podcast “Vietnam Innovators (Tiếng Việt)” tại: Apple Podcasts | Spotify | Google Podcasts | YouTube.

Tại Hoa Kỳ, Salesforce có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ, đóng vai trò then chốt trong hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nước này. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty là CRM (Customer Relationship Management: Quản lý quan hệ khách hàng). Dù có những người không quen thuộc với mô hình này, thì họ cũng đều đã nghe đến tên nhà sáng lập kiêm tỷ phú Marc Benioff, và cả các khách hàng tên tuổi như Spotify và Amazon.

Theo Bảo Nguyễn - Country Manager tại Việt Nam của Salesforce, các doanh nghiệp Việt hiện mới nhận thấy và bắt đầu khám phá những lợi ích mà SaaS mang lại (SaaS: phần mềm dịch vụ (Software as a Service)).

Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, OMG, Vietnam Airlines, TIKI, Sendo hay Shopee đều đã hiểu rõ giá trị của SaaS đồng thời áp dụng các giải pháp do Salesforce đề xuất.

Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), SaaS sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu tại thị trường địa phương.

Đa dạng cơ hội phát triển kinh doanh

Ở thời điểm hiện tại, công việc tiếp cận khách hàng mới được thực hiện chủ yếu bởi đội ngũ phát triển kinh doanh tại Singapore. Ngoài ra, Salesforce cũng có các văn phòng đại diện khu vực khác tại Sydney, Tokyo và cả San Francisco.

Tại Việt Nam, Bảo không chỉ chịu trách nhiệm xây dựng hệ sinh thái các nhà bán hàng thứ cấp (reseller) trong nước, mà còn có nhiệm vụ thành lập văn phòng đại diện chính thức.

Các cơ hội hợp tác tại địa phương vẫn luôn rộng mở đối với Bảo, với đa dạng mô hình kinh doanh để giới thiệu tới các reseller như: tư vấn và thực hiện, hoặc điện toán đám mây.

Bảo cũng nhắm tới phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học. Theo đúng kế hoạch, những hướng dẫn về Trailhead của Salesforce cũng sẽ sớm được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên năm 3 và 4.

Với kiến thức về cách viết mã code cho nền tảng Salesforce, sinh viên mới ra trường sẽ có khả năng gia nhập văn phòng đại diện tại Việt Nam, đảm nhiệm vị trí kỹ sư kiêm phân tích phần mềm.

Theo Bảo, đây là định hướng tương lai khi văn phòng đại diện Salesforce tại Việt Nam được thành lập. Còn hiện tại, anh đang tập trung chiêu mộ nhân tài với kinh nghiệm dày dạn và lâu năm cho đội ngũ kinh doanh.

Tiến tới công cuộc chuyển đổi số

Một số thị trường mới nổi, chẳng hạn như Việt Nam, hiện đã bắt đầu muốn hiểu rõ hơn về cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư vào các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau (phần mềm được Salesforce thu mua vào năm 2019), các công ty vẫn cần áp dụng một số công nghệ điện toán đám mây cơ bản trước.

Công cuộc chuyển đổi số nên được dần triển khai từ: phần mềm theo dõi hoạt động của đội ngũ kinh doanh dựa theo KPI trong thời gian thực; phần mềm dịch vụ cho CRM và các giải pháp giúp bán chạy; và phần mềm theo dõi các chiến dịch marketing, đồng thời đảm bảo ghi nhận tình hình doanh thu.

Dù hướng tới mục tiêu tăng doanh thu hay giảm chi phí đầu tư vào IT, thì công nghệ điện toán đám mây chính là giải pháp lý tưởng nhất cho các doanh nghiệp.

Bài viết được chuyển ngữ bởi Thảo Vân