1. Second-hand embarrassment là gì?
Second-hand embarrassment chỉ cảm giác xấu hổ khi chứng kiến một tình huống oái oăm hoặc khó xử của người khác. Cảm giác này không gắn liền với ý nghĩa miệt thị hoặc châm biếm. Thay vào đó, nó thể hiện sự đồng cảm của bạn với người khác.
Second-hand embarrassment thường được liên tưởng với cringe - cảm giác khó chịu hay ghê sợ trước một sự vật hoặc sự việc nào đó.
2. Nguồn gốc của second-hand embarrassment
Second-hand embarrassment là một khái niệm tâm lý học, còn được gọi là vicarious embarrassment, lần đầu xuất hiện ở thế kỷ 19 bởi triết gia người Đức Theodor Lipps. “Fremdscham" (second-hand embarrassment trong tiếng Đức) được cho là một phần của “Einfuhlung” (sự thấu cảm).
Các nghiên cứu tâm lý học hiện đại cũng đã củng cố thêm về ý kiến này, khi second-hand embarrassment được cho là xuất phát từ sự thấu cảm (empathy). Khả năng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của con người.
3. Vì sao second-hand embarrassment trở nên phổ biến?
Second-hand embarrassment trở nên phổ biến nhờ những chia sẻ trên mạng xã hội về khoảnh khắc bạn cảm thấy "muối mặt" thay cho người khác. Sau đó, mọi người bắt đầu chia sẻ những tình huống “oái oăm" mà họ buộc phải chứng kiến, với cảm giác xấu hổ không biết để đâu cho hết.
Ví dụ gần đây nhất, trong những ngày vừa qua, câu trả lời phỏng vấn của ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh tại buổi họp báo cho Vietnamese Concert đã khiến nhiều cư dân mạng không khỏi cảm thấy “xấu hổ” thay cô.
Cụ thể, ở buổi phỏng vấn, Hoàng Thuỳ Linh được một phóng viên hỏi về khả năng hát live và sự hợp tác với nhạc sĩ Hồ Hoài Anh trong concert lần này. Thế nhưng, thay vì đưa ra một câu trả lời trọng tâm, cô lại đưa ra những hình ảnh ẩn dụ và câu trả lời được cho là mang tính “dạy đời” và “trịch thượng".
Ngay sau đó, không ít cư dân mạng chia sẻ cảm giác xấu hổ thay cho Hoàng Thuỳ Linh trước cách cô trả lời báo giới. Đồng thời, họ cũng lên án thái độ thiếu khiêm tốn của cô trước truyền thông.
Trong cuộc sống, second-hand embarrassment đôi khi báo hiệu những "lá cờ đỏ" trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người. Như trong câu chuyện của Hoàng Thuỳ Linh, cảm xúc của khán giả cho thấy sự ngạo mạn đến mức đáng xấu hổ có thể thay đổi góc nhìn của chúng ta tức thời.
Tuy nhiên, ở phía ngược lại, việc một người thường xuyên cảm thấy second-hand embarrassment có thể ảnh hưởng đến các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, và kiệt quệ cảm xúc. Cảm thấy xấu hổ cho người khác khiến chũng ta dễ lo lắng quá mức trong các tương tác xã hội và lo sợ bị rơi vào trường hợp tương tự.
Bởi vì, khi đặt mình vào người khác, bạn sẽ chú tâm hơn đến các tình huống oái oăm hoặc khó xử. Để không rơi vào tình huống tương tự, bạn thường cố gắng che giấu cảm xúc và lo sợ bị đánh giá. Điều này khiến não bộ tự động bật chế độ đối phó với căng thẳng, khiến bạn luôn trong trạng thái "căng như dây đàn."
4. Cách dùng second-hand embarrassment
Tiếng Anh:
A: Oh my god! What is she doing?
B: She’s singing so loudly. I’m feeling second-hand embarrassment so I will leave the room now.
Tiếng Việt:
A: Ôi trời ơi! Nó đang làm cái gì vậy?
B: Nó đang hát với âm lượng cao quá. Tao phải ra khỏi phòng thôi vì tao cứ thấy second-hand embarrassment.