Shrinkflation là gì? Bạn có đang mua hớ mà không biết? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Shrinkflation là gì? Bạn có đang mua hớ mà không biết?

Đi mua hàng chỉ nhìn giá thôi là chưa đủ.
Shrinkflation là gì? Bạn có đang mua hớ mà không biết?

Nguồn: CNA Insider. | Ảnh thiết kế bởi Loi Phan cho Vietcetera.

1. Shrinkflation là gì?

Shrinkflation là hành động giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.

Chiến lược bán hàng này thường được áp dụng bởi các thương hiệu thực phẩm, nước giải khát, hoặc hàng tiêu dùng như khăn giấy, bột giặt,...

Tuy nhiên, hiện nay bạn cũng có thể quan sát thấy shrinkflation trong ngành dịch vụ. Chẳng hạn, nhiều khách sạn cắt bớt dịch vụ dọn dẹp phòng, hoặc bữa sáng miễn phí trong khi vẫn giữ mức giá như cũ.

2. Nguồn gốc của shrinkflation?

Từ khoá shrinkflation bắt đầu xuất hiện trên thống kê của Google Trends vào năm 2015.

Tuy nhiên, theo Edgard Dworsky, nhà sáng lập của 2 chuyên trang Consumer World và Mouse Print, shrinkflation đã được các thương hiệu biết đến và sử dụng trong hơn thập kỷ qua. Sản phẩm đầu tiên xuất hiện trong hạng mục "Downsizing/Shrinkflation" của Mouse Print là bột giặt Tide vào năm 2006.

Xét về mặt ngữ nghĩa học, shrinkflation được cấu thành từ việc kết hợp từ hai từ: shrink và inflation. Trong đó, shrink chỉ đến việc "thu nhỏ" sản phẩm. Inflation (lạm phát) chỉ việc mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục theo thời gian.

Shrinkflation về bản chất được cho là một dạng của “lạm phát ẩn”, vì khi một món hàng được giữ nguyên giá nhưng giảm khối lượng thì về cơ bản vẫn là tăng giá đơn vị.

Trong tacircm vật lyacute học psychophysics caacutec nhagrave khoa học phaacutet hiện ra rằng nếu một sản phẩm được thay đổi kiacutech thước đa chiều khocircng chỉ chiều cao magrave cả chiều rộng chiều dagravei thigrave khaacutech hagraveng sẽ khoacute nhận biết sự thay đổi thật sự hơn Họ coacute thể chỉ nhận ra chuacuteng bị thay đổi thiết kế Nguồn Mouse Prints
Trong tâm vật lý học (psychophysics), các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu một sản phẩm được thay đổi kích thước đa chiều (không chỉ chiều cao mà cả chiều rộng, chiều dài) thì khách hàng sẽ khó nhận biết sự thay đổi thật sự hơn. Họ có thể chỉ nhận ra chúng bị thay đổi thiết kế. | Nguồn: Mouse Prints

3. Vì sao shrinkflation trở nên phổ biến?

Theo thống kê của ONS (Văn phòng Thống kê Anh quốc), riêng trong khoảng 2012-2017 đã có khoảng 2500 sản phẩm đã giảm kích thước trong khi vẫn giữ nguyên giá. Một khảo cứu ở Tokyo Disneyland vào cuối năm 2021 cũng cho thấy có đến 400 loại hàng hoá và dịch vụ được áp dụng chiến lược shrinkflation.

Đặc biệt khi chỉ số lạm phát tăng cao trong thời điểm đại dịch, các bài báo viết về shrinkflation lại càng tăng vọt.

Theo Derek Goh, Insights Director của tổ chức Kadene International, các công ty lựa chọn shrinkflation thay vì tăng giá trực tiếp phần lớn là vì họ không nắm rõ mức độ chịu chi của khách hàng (price elasticity). Nghĩa là họ sợ nâng giá có thể khiến khách hàng chuyển sang thương hiệu khác, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng có tính cạnh tranh cao.

Mặt khác, shrinkflation cũng được xem là một cách hữu ích để vừa có thể tăng hoặc duy trì tỷ suất lợi nhuận mà vẫn giữ giá cả hợp lý.

Đồng thời, so với việc thay đổi giá có thể gây chú ý ngay lập tức, việc thay đổi kích thước có thể được thực hiện theo nhiều cách tinh tế hơn. Khách hàng nhờ đó có thể "yên tâm" rằng mình vẫn đang mua món hàng có giá trị giống như bao lâu nay vẫn mua.

Nguồn CNA Insider
Việc thay đổi kích thước hay khối lượng sản phẩm đôi khi rất khó nhận biết. Chẳng hạn, hộp đựng vẫn giữ nguyên kích thước nhưng thêm khoảng không; đáy hộp cao hơn; hay sản phẩm mỏng hơn. | Nguồn: Are your favorite food shirinking? - CNA Insider YouTube
Hộp lớn hơn chưa chắc nội dung đatilde chất lượng hơn Nguồn CNA Insider
Hộp lớn hơn chưa chắc 'nội dung' đã chất lượng hơn. | Nguồn: CNA Insider

Tuy nhiên, shrinkflation cũng có thể gây phản tác dụng. Trong khi những thay đổi như tăng kích thước mới thường được các thương hiệu thông báo trên bao bì, việc giảm kích thước lại hiếm khi. Thế nên khi khách hàng phát hiện ra "shrinkflation", họ có thể có cảm giác như bị lừa dối.

Tại Việt Nam vào năm 2021, thương hiệu kem Bliss cũng từng vướng phải tranh cãi, khi người tiêu dùng phát hiện dung tích kem thực bị thiếu mất khoảng 50-60ml so với con số trên bao bì.

Một trong những cách tốt nhất để nhận biết shrinkflation là kiểm tra các thông số trên bao bì cẩn thận. Tuy nhiên, thực tế không có biện pháp nào là hiệu quả hoàn toàn nếu chỉ xuất phát từ một phía.

Để hướng tới lợi ích chung, có lẽ các thương hiệu cần thực sự gây dựng được sự tin tưởng với khách hàng. Qua đó, khi họ buộc phải tăng giá (do lạm phát, giá nguyên liệu tăng, giá vận chuyển tăng,...) thì khách hàng có thể đồng cảm và chấp nhận mua giá cao để đổi lại sản phẩm có chất lượng tương xứng.

4. Cách dùng shrinkflation

Tiếng Anh

A: The bag looks the same but I feel there's fewer chips.

B: Yeah, we’re seeing shrinkflation…

Tiếng Việt

A: Gói thì nhìn vẫn vậy mà cảm giác ít ‘chips’ hơn nhỉ.

B: Ừ, là “lạm phát co” đó…