Social distancing là gì? Đã đến lúc công ty cho bạn ở nhà? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Social distancing là gì? Đã đến lúc công ty cho bạn ở nhà?

Cách ly xã hội đã giúp Vũ Hán chiến thắng dịch bệnh. Tới nay thì có phải là lúc công ty và trường học cho bạn ở nhà?
Social distancing là gì? Đã đến lúc công ty cho bạn ở nhà?

Tóm Lại Là: Social distancing là gì? Đã đến lúc công ty cho bạn ở nhà?

1. Social distancing là gì?

Hôm nay, hàng triệu người trên thế giới thức dậy với một học kỳ bị hoãn, một chuyến bay bị hủy, hay tin nhắn từ sếp yêu cầu họ ở nhà làm việc. Trong đại dịch, sự đóng cửa hàng loạt này được gọi chung là “social distancing”.

Theo nghĩa bao quát, social distancing là hạn chế giao tiếp xã hội nói chung, cả bắt buộc lẫn khuyến cáo.

Theo nghĩa hẹp, social distancing là cách ly xã hội – tức tuy chưa bắt buộc, tất cả mọi người được khuyến cáo ở nhà, hạn chế tiếp xúc với nhau trong đường kính 2 mét.

Toacutem Lại Lagrave Social distancing lagrave gigrave Đatilde đến luacutec cocircng ty cho bạn ở nhagrave0

Bảng 1. Phương án đẩy lùi dịch của 8 quốc gia.

2. Có bao nhiêu cách hạn chế giao tiếp trong dịch bệnh?

Hạn chế giao tiếp xã hội là một khái niệm lớn. Trong đó, đây là 6 cách thường thấy, theo thứ tự nghiêm trọng dần:

1. Khuyến khích tự cách ly (tức ai bị ốm hoặc tiếp xúc với người nhiễm/nghi nhiễm thì được khuyến cáo không ra ngoài).

2. Đóng cửa trường học và các dịch vụ không thiết yếu như giải trí.

3. Cấm các buổi tụ tập lớn như hòa nhạc, đá bóng.

4. Khuyến cáo cách ly xã hội.

5. Phong tỏa tâm dịch (tức người trong tâm dịch không được ra, người ngoài không được vào).

6. Hạn chế xuất nhập cảnh.

3. Tại sao phải hạn chế giao tiếp xã hội?

Hạn chế giao tiếp là chiến lược trọng yếu giúp kiểm soát dịch bệnh vì một lý do đơn giản: càng ít người gặp nhau, tốc độ lây lan càng giảm, từ đó tránh quá tải hệ thống y tế.

Giả dụ, một thành phố có 100 giường bệnh và 200 ca COVID-19. Nếu 200 người nhập viện cùng lúc, hệ thống y tế của thành phố này sẽ quá tải. Ngược lại, nếu dịch bệnh lan chậm đủ để 100 bệnh nhân đầu hồi phục, nhường chỗ cho 100 bệnh nhân sau, tất cả những bệnh nhân này đều được chữa trị.

Thiếu vắc xin và thuốc đặc trị, cách ly xã hội khó có thể dập dịch triệt để. Tuy nhiên, nó sẽ giúp các quốc gia phân bổ số ca dương tính và cầm cự cho đến khi chế được vắc xin.

Trên mạng xã hội, từ khóa “social distancing” thường đi với hashtag #FlattenTheCurve (kéo dãn đỉnh dịch). Biểu đồ này sẽ giúp bạn hiểu tại sao ta phải kéo dãn đỉnh dịch.

Toacutem Lại Lagrave Social distancing lagrave gigrave Đatilde đến luacutec cocircng ty cho bạn ở nhagrave1

#FlattenTheCurve

4. Nếu không hạn chế giao tiếp xã hội, điều gì sẽ xảy ra?

Khi số lượng ca dương tính tăng chóng mặt, hệ thống y tế quá tải là hậu quả gần nhất. Và đây là một viễn cảnh đau lòng.

Tại Ý, nơi nhiều người dân từng cho rằng “COVID-19 không khác cảm cúm thông thường”, chỉ trong hai tuần tất cả bệnh viện đã chật chỗ (Theo The Guardian). Người bệnh nằm la liệt ở hành lang, và các bác sĩ, y tá hoạt động đến kiệt sức.

Thiếu máy thở và nhân lực, đội ngũ y tế đứng trước một quyết định kinh khủng: họ phải lựa chọn ai được sống (theatlantic.com). Các bệnh nhân trẻ, khả năng phục hồi cao được ưu tiên; những người lớn tuổi gần như không được chữa trị nữa.

5. Hạn chế giao tiếp đang được thực hiện ở đâu?

Tất cả quốc gia có ca dương tính đều đang thực hiện hạn chế giao tiếp xã hội ở các mức độ khác nhau. Xem Bảng 1 ở đầu bài để so sánh phương án của các quốc gia này.

6. Hạn chế giao tiếp đến bao giờ thì hiệu quả?

Hạn chế giao tiếp từng giúp nhân loại cầm cự khi đợi vắc xin trong đại dịch cúm influenza vào năm 1918.

Với đại dịch COVID-19, cần 1-2 tuần để thấy được số ca giảm sau khi cách ly xã hội hoặc phong tỏa thành phố. Vũ Hán cần 12 ngày từ khi phong tỏa để thấy tốc độ lây lan giảm đều.

Hiện tại, sau 2 tháng phong tỏa, 68.000/81.000 ca dương tính đã hồi phục. Nhiều bác sĩ, y tá đã được trở về nhà từ Hồ Bắc, sau khi trợ lực cho hệ thống y tế ở tâm dịch.

7. Đã đến lúc công ty cho bạn làm việc tại nhà?

Đến ngày 18/03, Bộ Y tế Việt Nam chưa yêu cầu tất cả các văn phòng đóng cửa. Tuy nhiên, Bộ khuyến cáo hạn chế tập trung nơi đông người, nên công ty càng nhiều người càng cần tham khảo phương án làm việc tại nhà.

Nhà khoa học Tomas Pueyo, tác giả của bài viết viral “Virus corona: Tại sao chúng ta phải hành động ngay” đã chứng minh rằng không bao giờ là quá sớm để cách ly xã hội. Trong 6000 chữ, anh phân tích gần 100 đầu dữ liệu để thuyết phục các nhà lãnh đạo thực hiện hạn chế giao tiếp trên diện rộng ngay-lập-tức.

Anh cũng soạn một file excel giúp các công ty tính toán khả năng lây nhiễm để quyết định xem cần tạm thời giải tán văn phòng chưa, với hướng dẫn ở cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bạn hãy gửi bài viết của anh cho phòng nhân sự để kịp thời đưa ra quyết định nhé.