Thung lũng Silicon có đang “chết” như giới chuyên gia nhận định? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Thung lũng Silicon có đang “chết” như giới chuyên gia nhận định?

Nếu có thì nó đang chết đi như thế nào?
Thung lũng Silicon có đang “chết” như giới chuyên gia nhận định?

Nguồn: CNN

1. Chuyện gì đang xảy ra?

“Thời kỳ hoàng kim của Thung lũng Silicon có đang đi đến hồi thoái trào?” (Is Silicon Valley’s Golden Age is coming to an End?) là bài báo của Kari Paul, một người viết chuyên mảng công nghệ của tờ The Guardian, đăng ngày 17 tháng 9 năm 2022.

Nếu để ý báo mạng trong khoảng 5 năm trở lại đây, năm nào sự tồn tại của Thung lũng Silicon cũng được báo hiệu là sắp đến hồi kết qua các bài báo. Có hai chỉ báo cho hiện tượng này: (1) Trụ sở của những ông lớn công nghệ của thế giới không còn là “miền đất hứa” về cơ hội việc làm như xưa kia; (2) Số phận của thung lũng Silicon và các tập đoàn công nghệ là những sự kiện truyền thông luôn “hot.”

httpsvietceteracomuploadsimages20sep2022960x0jpeg
Nguồn: Forbes

2. Những người khổng lồ công nghệ đang phải đối diện với điều gì?

Trong nhiều năm vừa qua, ngành công nghệ nói chung đã đạt được những tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt là trong và sau sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, các tập đoàn kiếm được lợi nhuận lớn từ việc tạo ra giải pháp công nghệ số, phục vụ nhu cầu làm việc từ xa. Điều này dẫn đến mức lương cao và những lợi ích việc làm hấp dẫn khi tham gia vào ngành công nghệ. Xu hướng đáng lạc quan này đang chững lại.

Nỗi lo ngại của nhiều tờ báo trong năm 2022 đến từ sự đi xuống của Peloton, một startup ứng dụng công nghệ vào các máy tập, giúp những người ít thời gian tập luyện với giáo viên không cần phải đến lớp. Theo NBC News, cổ phiếu của Peloton tăng tới mức cao, $163, vào cuối năm 2020, nhưng cho đến ngày nay chỉ còn $17.

Sự tăng trưởng thần kỳ và sự ra đời của “kỳ lân” thực tế cũng đang bị các nhà đầu tư cảnh giác, trước sự lao dốc của WeWork (cung cấp giải pháp không gian làm việc văn phòng) và Theranos (xét nghiệm máu).

3. Phong trào startup có phải “bong bóng”?

Nhiều nhận định cho rằng sự liên tục ra đời, thành công tại các vòng gọi vốn, rồi “hoá kỳ lân” của các startup công nghệ, được coi là một dạng hiện tượng bong bóng có thể nổ bất cứ lúc nào. “Kỳ lân thây ma” (zombie unicorns) là khái niệm bắt đầu được sử dụng để ám chỉ các startup được đánh giá cao nhưng đang lung lay và cần các nhà đầu tư mới đến giải cứu.

Theo David Sacks, một nhà đầu tư mạo hiểm ở San Francisco và từng là giám đốc điều hành của PayPal, cho biết tâm lý của các nhà đầu tư đang ở trạng thái tiêu cực nhất kể từ sự sụp đổ của bong bóng dot-com vào đầu những năm 2000.

httpsvietceteracomuploadsimages20sep2022techstartupbubblepromo1650329977722videosixteenbyninejumbo1600v6png
Nguồn: The New York Times

Các công ty công nghệ thường đặc biệt dễ bị tổn thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Hầu hết chúng giai đoạn đầu này không có lãi, mà phải dựa vào các khoản đầu tư mạo hiểm để trang trải chi phí trong khi họ tập trung vào tăng trưởng nhanh.

Chiến lược này gặp khó khăn hơn nhiều khi nhu cầu tiêu dùng giảm tốc.

4. Người lao động chịu ảnh hưởng gì từ bong bóng công nghệ?

Người làm công ở Thung lũng Silicon không còn được hưởng nhiều đặc quyền như trước do chính sách cắt giảm phúc lợi ở nhiều tập đoàn. Qua phỏng vấn của The New York Post, nhân viên không những bị cắt những quyền lợi như thực phẩm ăn trưa, chi phí đi lại, phòng tập thể dục và massage trong công ty, mà họ còn được kỳ vọng phải làm số lượng công việc lớn hơn trước.

httpsvietceteracomuploadsimages20sep2022vcwdsiliconvalleyhero20140708google19copy1280x64200jpeg
Nguồn: Visit California

Nhưng bù lại, một chính sách được các tập đoàn áp dụng để thu hút nhân tài đó là họ cho phép làm việc tại nhà (work-from-home). Chính sách này vừa (tưởng như) giúp người làm công tự do về mặt thời gian hơn, vừa giúp các công ty cắt giảm chi phí cho cơ sở hạ tầng.

5. Thung lũng Silicon có “chết”?

Dù nhiều tin tức tiêu cực ập đến, song thung lũng Silicon sẽ không chết theo nghĩa đen. Nó đã trải qua những đợt suy thoái lớn vào năm 2001 và 2008, nhưng đều hồi phục một cách mạnh mẽ.

Khái niệm “Silicon Valley” - ám chỉ một địa danh có thật ở một vùng phía nam thành phố San Francisco, California - có thể sẽ thay đổi. Sau thiệt hại từ đại dịch Covid-19, nhiều tập đoàn công nghệ đã rời khỏi California, như Oracle, HP, và Tesla. Giờ đây họ không chỉ cần phải cạnh tranh với các công ty ở thành phố cũ, mà phải đối mặt với các doanh nghiệp trên toàn bộ nước Mỹ.

“Cái chết” của thung lũng Silicon trong trường hợp này nên được nhìn nhận như một sự kiện “ảo” do báo chí tạo ra do nhu cầu thông tin của công chúng. Điều đó cho thấy dù tình hình tài chính và tăng trưởng của các tập đoàn là gì, thì số phận của chúng cũng luôn được độc giả tin tức quan tâm.

Theo nhà nghiên cứu truyền thông Marcel Broersma, sự kiện truyền thông (communicative event) không nhất thiết phải có thật trong thế giới khách quan, mà chúng là sản phẩm được quy định bởi báo chí. Những kỹ thuật thông tấn tinh vi như tái dàn dựng (re-staging), trích dẫn (quoting), phỏng vấn (interviewing) đều có tính chất bắt trước (mimic) cách khán giả bình dân hiểu về sự kiện. Sự sụp đổ của Thung lũng Silicon cũng là một sự kiện truyền thông được tái dàn dựng kỹ lưỡng thông qua sự kết nối các biến cố rời rạc, cùng rất nhiều quan điểm chuyên gia.