Vui chơi cùng những ý tưởng trong "white space" | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu

Vui chơi cùng những ý tưởng trong "white space"

Những quan sát và cảm nhận của chị sẽ là những dấu chấm và “white space” chính là lúc chị nối các chấm lại với nhau thành một hình hài cụ thể.

Vui chơi cùng những ý tưởng trong "white space"

Nguồn: Vietcetera

microsoft

Dù bạn là học sinh hay đang đi làm, cuộc sống chúng ta luôn bận rộn với việc tương tác với xã hội. 

Ngành nghề nào cũng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của số đông. Và để hiểu hơn về số đông này, chúng ta thường lấp đầy một ngày của mình bằng những công việc “vì một lợi ích chung”.

Do đó, bất kì một khoảng thời gian trống nào chúng ta không “làm việc” sẽ đẩy ta vào một nhận định mình đang không cống hiến cho cuộc sống.

Thế nhưng, chính những khoảng thời gian trống này lại chính là cơ hội để chúng ta “lùi một bước, tiến hai bước.” Những khoảnh khắc ấy được gọi là “white space”

White space là gì?

White space (khoảng trắng) là một thuật ngữ dùng để chỉ khoảng trống trong những thiết kế và nó tồn tại ở tất cả mọi nơi. White space không nhất thiết phải màu trắng, mà có thể là họa tiết hoặc bất kỳ màu nào làm nền.

Liên đới đến cuộc sống, white space chính là thời gian nghỉ thiết yếu ở giữa những công việc chính trong ngày. Mỗi người có một cách riêng để tận dụng white space của mình, tùy vào thời gian biểu và môi trường của họ. 

White space là lúc bạn lùi một bước để tiến hai bước nguồn vietcetera
White space là lúc bạn "lùi một bước để tiến hai bước"| Nguồn: Vietcetera

Ai đang trên đường đua trong ngành sáng tạo cũng vật lộn giữa việc lên ý tưởng, “chạy deadline”, giao tiếp với “trăm họ”, và thở. Và nếu bạn là một người mẹ với 2 “cục nợ”, bạn sẽ đặt white space vào đâu trong ngày?

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Thùy Minh, Giám đốc nội dung của Vietcetera, về cách tận dụng white space khi phải “cân” cả công việc và gia đình.

Đối với chị, white space là gì?

Để có thể cân bằng gia đình và công việc, Thùy Minh cần có những khoảng lặng. Lúc đó, những ý tưởng mới đến gõ cửa suy nghĩ mình.

Vào buổi sáng, white space là lúc Thùy Minh vào toilet và uống cà phê. Chỉ vì những đứa con cần một lý do không thể bàn cãi để cho mẹ nó một khoảng nghỉ giữa giờ.

Mình cũng dành cả lúc tắm và thay quần áo để thẩm thấu và tiêu hóa những ý tưởng đó. 

Những ý tưởng mới đến gõ cửa suy nghĩ khi chị tận hưởng ly cà phê Nguồn Vietcetera
Những ý tưởng mới đến gõ cửa suy nghĩ khi Thùy Minh tận hưởng ly cà phê| Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Khoảng 8 giờ rưỡi tối, khi Thùy Minh nằm cạnh con để nó đi vào giấc ngủ với cảm giác an toàn. Lúc đó, mình không đụng vào điện thoại, chỉ đơn giản nằm cạnh con.

Nó giống như “giả chết” nhưng lúc đó cơ thể và não mình có thể “dãn” ra để mình tiếp tục suy nghĩ về những ý tưởng rời rạc trong đầu.

Thùy Minh nghĩ white space quan trọng không? Và Thùy Minh có thường chủ động tạo white space cho mình?

Nếu ở buổi sáng, Thùy Minh cố tình giành ra thời gian tạo ra white space (active white space), thì vào buổi tối, white space của mình được hình thành từ một thói quen (passive white space).

Mục đích lúc đầu là giành cho con, nhưng dần mình nhận ra đấy là khoảnh khắc phù hợp để làm việc với những ý tưởng. Nên ở một vị trí là một người sáng tạo nội dung, Thùy Minh luôn cần những white space này.

Tưởng tượng trong đầu Thùy Minh là một tấm canvas. Những quan sát và cảm nhận của mình sẽ là những dấu chấm. White space chính là lúc mình nối các chấm lại với nhau thành một hình hài cụ thể rồi biến nó thành một bức tranh hoàn chỉnh. 

Những quan sát và cảm nhận của chị sẽ là những dấu chấm và white space chính là lúc chị nối các chấm lại với nhau thành một hình hài cụ thể Nguồn Vietcetera
Những quan sát và cảm nhận của chị sẽ là những dấu chấm và white space chính là lúc Thùy Minh nối các chấm lại với nhau thành một hình hài cụ thể.| Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Bức tranh đó sẽ không hoàn thiện trong vòng một hai white space. Ý tưởng là một chuyện, nhưng cách thực hiện nó là một vấn đề khác.

Khi Thùy Minh nghĩ về một ý tưởng không ngừng, thì mình sẽ phải suy nghĩ về cách hành động. Đó là vai trò thứ 2 của những white space.

Và số white space mình dùng để nghĩ về việc hiện thực hóa nhiều hơn hẳn so với lúc thai nghén ý tưởng.

Thùy Minh thường dành bao nhiêu thời gian cho white space? Và khi bước ra khỏi đó, Thùy Minh cảm thấy như thế nào?

White space của Thùy Minh thường kéo dài khoảng 20 phút. Có vẻ ngắn so với những thứ “vĩ đại” trong đầu, nhưng đây là khoảng vừa phải để mình không bị chi phối bởi những suy nghĩ viển vông.

Quan trọng hơn hết là sau mỗi lần được tắm trong những ý tưởng, Thùy Minh cảm thấy rất hưng phấn. Thùy Minh luôn bước ra white space với một sự tự tin mình có thể “cân” hết mọi thứ!

Ghi chú lại dòng suy nghĩ của bản thân chưa bao giờ là đơn giản. Thùy Minh thường làm điều này như thế nào?

Sẽ có 3 gạch đầu dòng đọng lại mỗi khoảnh khắc như vậy, và Thùy Minh chọn cách cổ điển để ghi nhớ nó: viết.

Từ đó, mình có thể nhớ lại và phát triển nó ra thành một thứ mà chị có thể chia sẻ được với người khác. Làm sáng tạo mà để ý tưởng trôi đi thì quả là một sự đáng tiếc!

Sẽ có 3 gạch đầu dòng đọng lại mỗi khoảnh khắc như vậy và chị chọn cách cổ điển để ghi nhớ nó viết Nguồn Vietcetera
Sẽ có 3 gạch đầu dòng đọng lại mỗi khoảnh khắc như vậy, và Thùy Minh chọn cách cổ điển để ghi nhớ nó: viết| Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Đôi khi những white space đến lúc mình đang di chuyển. Lúc đó phải lấy ngay cuốn sổ (Thùy Minh luôn mang theo một cuốn) hoặc tiện hơn là điện thoại. Ghi chú là việc cần làm ngay lập tức!

Chuyện lưu trữ giúp Thùy Minh nhận ra mình đã thay đổi như thế nào. Bản thân mình cũng hay xem lại nhật ký của mình và đôi khi bật cười: “Lúc đó chỉ mỗi việc này mà cũng thấy khó khăn”.

Thùy Minh nghĩ thế nào về việc “số hóa” quyển nhật ký của mình?

Thùy Minh từng phỏng vấn Joe Sabia, một tín đồ công nghệ. Bạn ấy có thói quen viết nhật ký ghi lại những ý tưởng nảy ra trong suốt 8 năm, mỗi ngày. Khi có một đề tài cần viết, bạn ấy dễ dàng tìm lại trong đó bằng những từ khóa.

Mình thấy điều này tiết kiệm kha khá thời gian để mình phát triển thêm, thay vì lúng túng xem xét vấn đề từ đầu.

Còn với người cổ điển như Thùy Minh, việc đọc lại toàn bộ nhật ký để tìm lại những ý tưởng trong quá khứ rất khó. Đôi khi còn không nhớ mình đã có ý niệm gì về nó chưa.

Thùy Minh cũng thưởng để những ý tưởng tràn lên một tờ giấy với nhiều hình minh họa. Thế nên, mình sẽ cần một phần mềm tiện lợi, như là OneNote hiện tại, cho mình "chơi" với hình ảnh. Mình có thể phác thảo, chèn hình ảnh vào giữa những câu chữ để bài viết trở nên trực quan hơn.

Khi hoàn thành, mình có thể mang nó đi chia sẻ ngay mà không cần phải lo người khác không hình dung ra được hoặc hiểu sai ý tưởng.

Thùy Minh có hay chia sẻ những ý tưởng của mình với gia đình và khuyến khích các thành viên trong nhà làm vậy không?

Gia đình Thùy Minh có truyền thống chia sẻ về những việc xảy ra trong ngày. Xuất phát đơn giản từ câu “Hôm nay con đi học có vui không?”

Mình tin đây là một cách luyện tập việc ghi nhớ và chia sẻ hiệu quả. Và nó cũng dần trở thành một dạng white space trong gia đình.

Thùy Minh không ngại chia sẻ với gia đình và cũng mong muốn gia đình mình có một môi trường an toàn và lành mạnh để có thể tự do viết ra suy nghĩ của chính mình.

Nhìn thấy sự thay đổi của những thành viên gia đình luôn là một niềm hạnh phúc. Vậy đâu là giải pháp để Thùy Minh dễ dàng nhìn thấy những thay đổi này?

Cá nhân Thùy Minh thì hay có những ý tưởng nở bung vào những khoảnh khắc ngẫu nhiên. Nên mình luôn cần truy cập vào kho lưu trữ của mình bất kỳ lúc nào để xem lại và ghi chú. Không thì nó sẽ “xổng” đi mất!

Thùy Minh nhìn nhận Microsoft 365 Family là một công cụ phù hợp để đổi mới cách chia sẻ và lưu trữ thông tin cho bản thân và cả gia đình

Quản lý lưu trữ và trình bày ý tưởng sẽ tiện lợi hơn với những phần mềm tích hợp Nguồn Maika Elan cho Vietcetera
Quản lý, lưu trữ và trình bày ý tưởng sẽ tiện lợi hơn với những phần mềm tích hợp| Nguồn: Maika Elan cho Vietcetera

Phụ huynh có thể điều chỉnh thời gian con mình sử dụng Internet và các ứng dụng từ xa. Đồng thời cũng có thể kiểm tra xem nội dung các bé xem có phù hợp độ tuổi không.

Vì thế, các tính năng này giúp cho việc tìm hiểu và hỗ trợ con cái trở nên tinh tế hơn. Điều này, đối với một người mẹ, là câu trả lời cho nỗi băn khoăn nhiều thế hệ qua. 

"86,400 Giây” là chuỗi nội dung hợp tác sản xuất giữa Microsoft 365 và Vietcetera.

Series quan sát cách mà chúng ta tận dụng 84,600 giây mỗi ngày để sống, làm việc, thư giãn và yêu thương. Và trong đời sống hiện đại và hối hả như hiện nay, liệu các sản phẩm công nghệ như Microsoft 365 có thể làm gì để giúp 84,600 giây trôi qua trọn-vẹn-hơn?