Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: Thước phim fantasy tốt nhất điện ảnh Việt | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
02 Thg 05, 2021
Điện Ảnh

Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: Thước phim fantasy tốt nhất điện ảnh Việt

Trạng Tí Phiêu Lưu Ký là phim Việt Nam đầu tiên áp dụng chặt chẽ cấu trúc Hành trình anh hùng (Joseph Campbell) và có kỹ xảo mang tầm quốc tế.
Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: Thước phim fantasy tốt nhất điện ảnh Việt

Trang Ti

*Bài viết có tiết lộ nội dung phim*

Vấp phải rất nhiều chỉ trích từ công chúng, dời lịch chiếu trên dưới 3 lần và tốn gần 5 năm sản xuất, Trạng Tí cuối cùng cũng đến với khán giả. Trên phương diện phê bình điện ảnh một cách công tâm, nhà sản xuất đã làm nên một thước phim mà với tôi, gần sát với những bom tấn của thế giới nhất.

Chọn fantasy, một thể loại rất khó chạm ngưỡng với điện ảnh Việt, Trạng Tí thuyết phục người xem khi tạo dựng một thế giới chân thực cũng như sở hữu cấu trúc kịch bản chắc tay (điều mà nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam đang thiếu).

Trạng Tí - bộ phim thể loại phiêu lưu kỳ ảo được làm bài bản

Câu chuyện xoay quanh Tí. Cậu bé sống với mẹ ở làng Phan Thị thời Hậu Lê. Dù thông minh, Tí luôn bị gọi là “đứa không cha”. Sau nhiều năm tự an ủi bản thân với câu chuyện huyền ảo rằng mình là Văn Tinh Quân trên trời đầu thai xuống, Tí quyết định tìm kiếm sự thật về “cha” của mình cùng 3 người bạn Sửu, Dần, Mẹo.

Tiacute trecircn chuyến hagravenh trigravenh cugraveng 3 người bạn của migravenh Nguồn Studio68
Tí trên chuyến hành trình cùng 3 người bạn của mình. | Nguồn: Studio68

Thể loại phim mà Trạng Tí hướng tới có thể được xem là một trong những thể loại khó làm nhất ở Việt Nam: phiêu lưu - kỳ ảo (adventure - fantasy). Để làm ra thể loại này đòi hỏi hai yếu tố cực quan trọng: kỹ xảo và thiết kế sản xuất.

Để làm nên chuẩn mực của thể loại này, đường dây kỹ xảo phải được lên từ khâu phát triển ý tưởng. Còn thiết kế sản xuất phải biến những bối cảnh bình thường nhất thành những nơi lộng lẫy nhất để hiện thực hóa những gì khán giả chưa bao giờ được chứng kiến.

Đây là những đòi hỏi có phần quá sức với điện ảnh Việt Nam - nơi vẫn còn mang tư duy địa phương và chưa sẵn sàng cho việc sản xuất những bom tấn dài hơi. Bởi những bộ phim thế này đòi hỏi kinh phí lớn và tư duy khác biệt.

Nhưng Trạng Tí đã gần như làm được điều đó.

Phim dẫn dắt khaacuten giả đến đất Đại Việt xưa với cảnh nuacutei socircng hugraveng vĩ cugraveng kỹ xảo nổi trội Nguồn Studio68
Phim dẫn dắt khán giả đến đất Đại Việt xưa với cảnh núi sông hùng vĩ cùng kỹ xảo nổi trội. | Nguồn: Studio68

Phim dẫn dắt khán giả đến đất Đại Việt xưa với cảnh núi sông hùng vĩ. Những cảnh thiết lập (establishing shot) đưa người xem đi qua đại cảnh chính của phim dưới nhiều góc máy khác nhau, tạo nên sự choáng ngợp về không gian và gợi cảm giác chinh phục. Đây là một trong những yếu tố luôn có ở thể loại phiêu lưu. Hình ảnh nhân vật chính giữa đất trời rộng lớn luôn gửi đi một thông điệp, rằng vùng đất họ sắp đi qua đầy những kỳ thú và những nguy hiểm.

Phong cảnh hùng vĩ được song hành cùng phần score (nhạc nền) được đầu tư lớn của phim. Dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Đức Trí, thanh âm trong phim có đủ độ hoành tráng của thể loại epic orchestral (giao hưởng sử thi) mà vẫn có những làn điệu dân gian Việt Nam quen thuộc. Một sự hài hòa, ấn tượng giữa nghe và nhìn

Sự phức tạp trong từng khớp chacircn hơi thở biểu cảm của thần hổ cho thấy nỗ lực rất lớn của ekip Nguồn Studio68
Sự phức tạp trong từng khớp chân, hơi thở, biểu cảm của thần hổ cho thấy nỗ lực rất lớn của ekip. | Nguồn: Studio68

Ở cuối cuộc phiêu lưu, Tí cùng bạn bè gặp một thực thể siêu nhiên quan trọng: thần hổ. Sự phức tạp trong từng khớp chân, hơi thở, biểu cảm của thần hổ cho thấy nỗ lực rất lớn của ekip.

Bên cạnh việc làm bài bản về thể loại và không tạo nên cảm giác 'nửa nạc nửa mỡ' như nhiều phim Việt cố gắng theo lối fantasy trước đây, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh còn áp dụng một cấu trúc phim chặt chẽ rất thường hay thấy ở thể loại phiêu lưu - kỳ ảo: cấu trúc Hành trình anh hùng (Hero’s Journey) qua hành trình của nhân vật Tí.

Trạng Tí và Hành trình anh hùng của Joseph Campbell

Trong tất cả câu chuyện hay thần thoại có nhân vật chính là anh hùng, họ đều trải qua một hành trình gian nan, vượt nhiều thử thách để đến được mục tiêu. Đây chính là tiền đề cho lý thuyết Hành trình anh hùng mà Joseph Campbell đã đề cập trong quyển The Hero With A Thousand Faces (Người hùng có hàng nghìn nhân diện, 1949).

Theo Campbell, thần thoại ở các nền văn hóa đều kể một câu chuyện lặp đi lặp lại về một người bình thường chấp nhận sứ mệnh của mình, lên đường để hoàn thành sứ mệnh đó, gặp gỡ những người bạn, tiêu diệt kẻ thù.

Khi đứng trước thử thách lớn nhất, người anh hùng sẽ lâm vào khủng hoảng ghê gớm, bị gục ngã để rồi tái sinh, chứng minh bản thân mình và chiếm lấy phần thưởng. Lúc trở về, họ sẽ mang một tâm thế mới, một con người mới. Vì hành trình đã thay đổi họ, cho họ một trạng thái mới và một ý thức mới về thế giới, con người.

Nếu xét lại tất cả những phim bom tấn nói về những siêu anh hùng của Marvel, DC hay thậm chí chỉ cần là những bộ phim có nhân vật nam chính, khả năng rất cao bạn đều sẽ thấy cấu trúc này.

Cùng với cấu trúc ba hồi, Hành trình anh hùng là một trong những cấu trúc điện ảnh đã ảnh hưởng mạnh nhất tới điện ảnh thương mại của Hollywood. Nó cho phép bộ phim xoáy sâu vào đúng một nhân vật trung tâm, phát triển họ đến cùng với đầy đủ những khiếm khuyết, những điểm mạnh, những nét nội tâm sâu sắc và cả sự phát triển thuyết phục.

Trạng Tiacute Phiecircu Lưu Kyacute đatilde aacutep dụng rất tốt lyacute thuyết về quotHagravenh trigravenh anh hugravengquot Nguồn Studio68
Trạng Tí Phiêu Lưu Ký đã áp dụng rất tốt lý thuyết về "Hành trình anh hùng". | Nguồn: Studio68

Trạng Tí có thể được xem là bộ phim đầu tiên của Việt Nam áp dụng và làm rất tốt cấu trúc này.

Trong phim, Tí là “anh hùng”, với sứ mệnh phải đi tìm nguồn gốc của mình. Tí trải qua hành trình đầy thử thách để rồi nhận ra sự thật không như những gì Tí nghĩ. Sau khi gục ngã, Tí đứng lên để chứng tỏ bản thân mình và nhận ra được bài học giá trị về tình cảm gia đình, tình bạn và biển chuyển thành một con người mới.

Ở đầu phim, Tí bày tỏ sự thất vọng vì mình không có cha, nhưng ở cuối phim, bài học sâu sắc gửi đến khán giả khi chính Tí đã thốt lên, rằng bấy lâu nay Tí đã quá chìm đắm vào khát khao có cha đó mà quên đi sự hy sinh của mẹ mình. Bộ phim quay trở về với đúng tính cách của Tí mà khán giả vẫn luôn yêu quý từ bộ truyện: một cậu bé yêu thương mẹ.

Trạng Tí Phiêu Lưu Ký, qua đó, cho chúng ta thấy rằng mọi thần đồng trên đời nếu muốn trở thành một người tốt đều phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn cảm xúc.

Trạng Tí - một bộ phim "chạm ngưỡng"

Dù đã làm rất tốt trong việc xây dựng ý tưởng và áp dụng chặt chẽ lý thuyết "Hành trình anh hùng", bộ phim vẫn còn những hạn chế nhất định.

Các nhân vật đều có phục trang sặc sỡ và hóa trang đậm, đâu đó gợi cảm giác sân khấu. Điều này có lẽ sẽ cực kỳ thu hút với đối tượng khán giả thiếu nhi, nhưng vô tình khiến người lớn thấy phim màu mè và không giống văn hóa Việt Nam ngày trước.

Khacircu makeup phục trang vẫn mang cảm giaacutec quotkịchquot rất đậm Nguồn Studio68
Khâu makeup, phục trang vẫn mang cảm giác "kịch" rất đậm. | Nguồn: Studio68

Dàn diễn viên phụ của phim cũng chưa có sự hóa thân rõ rệt. Các nghệ sĩ như Quang Thắng, Trung Anh, Hiếu Hiền, Hoàng Phi, Trung Dân vẫn là họ. Đặc biệt là Hoàng Phi với cách diễn tướng cướp có phần “làm lố” của sân khấu vẫn gợi nhắc đến một nhân vật bước ra từ chương trình Ngày xửa ngày xưa.

Điều đáng tiếc nhất của phim là để dành kỹ xảo về cuối, dẫn đến cảm giác chờ đợi lê thê. Hành trình của Tí bắt đầu khá trễ (hơn 30 phút của phim để chèn vào những tích truyện quen thuộc của Thần đồng đất Việt) khiến khán giả dễ bị mất đi hứng thú.

Vì để dành kỹ xảo đến cuối, gần 70% thời lượng của phim chưa quá đậm màu sắc fantasy. Có lẽ vấn đề kinh phí là một bài toán khó, nhưng tôi ước gì kỹ xảo được trải đều xuyên suốt tác phẩm hơn là chỉ dồn hết vào gần cuối phim.

Vì thế, Trạng Tí chỉ mới chạm ngưỡng thể loại fantasy.

Trạng Tí và “cái khác”

Sự phát triển của Tí là hướng đi rất táo bạo so với bộ truyện tranh gốc mà với những ai chưa xem phim sẽ rất dễ phán xét. Tuy nhiên, với tôi, sự cải biên này là hợp lý. Không thể chuyển thể một bộ truyện nhiều tập, với mỗi tập là một vụ án, một lát cắt ở làng Phan Thị, lên nền tảng điện ảnh, bởi cơ bản cấu trúc điện ảnh và cấu trúc truyện tranh rất khác nhau.

Cần nhigraven nhận một caacutech cocircng tacircm lagrave Trạng Tiacute Phiecircu Lưu Kyacute đatilde lagravem rất tốt vai trograve của một taacutec phẩm điện ảnh Nguồn Studio68
Cần nhìn nhận một cách công tâm là Trạng Tí Phiêu Lưu Ký đã làm rất tốt vai trò của một tác phẩm điện ảnh. | Nguồn: Studio68

Nếu khán giả mong muốn một sự chuyển thể trung thành với nguyên tác, tôi nghĩ cách giải quyết tốt nhất là chuyển thể thành phim nhiều tập. Với định dạng này, “tín, thần, chân” của tác phẩm gốc sẽ được đảm bảo. Nhưng khi đưa lên phim điện ảnh, chúng ta cần nhìn nhận một cách công tâm là Trạng Tí Phiêu Lưu Ký đã làm rất tốt vai trò của một tác phẩm điện ảnh.

Trước khi Trạng Tí ra mắt, nhiều ý kiến cho rằng phim không chuyển thể được cái “tín” của tác phẩm truyện tranh gốc chỉ qua các trích đoạn và trailer. Quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều nhân vật và tình tiết bị cắt bớt để thêm cốt truyện mới lạ vào. Nhưng như tôi có nói trong bài viết trước đây về phim chuyển thể, điều chúng ta cần ghi nhận lúc này không hẳn là “chuyển thể có tốt không?”, mà nên là “phim có hay không?”.

Sau cùng, tôi nghĩ Trạng Tí xứng đáng hoàn toàn với những lời khen. Vì đây là một phim hay, một dấu ấn đáng nhớ của điện ảnh Việt.