Ứng dụng gọi xe TADA: Giải pháp bền vững trên nền tảng công nghệ chuỗi khối | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
05 Thg 11, 2018
Xu Hướng Kinh Doanh

Ứng dụng gọi xe TADA: Giải pháp bền vững trên nền tảng công nghệ chuỗi khối

Trò chuyện với Kay Woo, nhà sáng lập kiêm CEO của MVL và ứng dụng gọi xe TADA trên nền tảng Blockchain về tương lai của ngành công nghiệp gọi xe tại Việt Nam.

Ứng dụng gọi xe TADA: Giải pháp bền vững trên nền tảng công nghệ chuỗi khối

Có lẽ chưa bao giờ thị trường vận tải đường bộ tại Việt Nam lại trở nên sôi sục như thời điểm hiện tại, khi mà vụ kiện “vô tiền khoáng hậu” giữa Vinasun – Grab vẫn chưa phân thắng bại. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, dù có ở chí tuyến nào, thì có một thực tế mà chúng ta đều phải công nhận, rằng: Đã đến lúc các doanh nghiệp học cách tiếp nhận công nghệ để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và quan trọng không kém, là học cách vận dụng công nghệ để cạnh tranh một cách bình đẳng và minh bạch.

Và trong khi mà mọi người vẫn đang chú ý theo dõi các diễn biến tiếp theo trong vụ kiện trên thì có một ứng dụng mới rục rịch ra mắt tại thị trường Việt Nam, đó là TADA – ứng dụng gọi xe của MVL (Mass Vehicle Ledger).

Được biết, TADA là ứng dụng gọi xe đầu tiên tại Singapore được phát triển trên nền tảng Blockchain với tiêu chí phi lợi nhuận. Trong một video phỏng vấn với CNBC, nhà sáng lập kiêm CEO của MVL (công ty phát triển ứng dụng TADA), anh Kay Woo cho biết, sau ba tháng ra mắt, TADA đã thu hút hơn 18.000 đối tác tài xế và 96.000 hành khách tại Singapore (tính đến ngày 5/11/2018).

Có gì đặc biệt ở một ứng dụng gọi xe trên nền tảng Blockchain? Và liệu TADA sẽ giúp ích gì cho thị trường vận tải đường bộ tại Việt Nam? Cùng nghe lời giải đáp đến từ anh Kay Woo tại “tổng hành dinh” của TADA Việt Nam.

CEO của ứng dụng gọi xe TADA anh Kay Woo sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
CEO của ứng dụng gọi xe TADA, anh Kay Woo.

Anh có thể giới thiệu về mô hình kinh doanh và đội ngũ của mình được không?

Tôi và người đồng sáng lập của mình bắt đầu nảy ra ý tưởng xây dựng mô hình này từ 2012. Trong suốt 6 năm, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng một số ứng dụng công nghệ và trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng chúng tôi không cho phép mình bỏ cuộc.

Đến thời điểm hiện tại, mô hình startup của chúng tôi bao gồm hai sản phẩm chính: MVL – hệ sinh thái di động xây dựng trên nền tảng Blockchain (phương pháp lưu dữ liệu ‘phi tập trung’ để làm cho dữ liệu không thể tháo rời.); và TADA – ứng dụng gọi xe trên nền tảng MVL Protocol (giao thức MVL). Đó là cách chúng tôi diễn tả về mô hình của mình, và cũng là nét độc đáo nhất của chúng tôi so với các mô hình khác.

Singapore là thị trường chúng tôi chọn để ra mắt dịch vụ này, sau khi tăng cường dịch vụ, chúng tôi nhận thấy mình có khả năng lấn sân sang các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, và điểm đến thứ nhì là Việt Nam.

Đội ngũ MVL gồm các thành viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Singapore. Trong đó, đội ngũ tại Việt Nam được hình thành vào khoảng đầu năm 2018. Hiện tại, tổng số thành viên tại cả 4 quốc gia đã hơn 60 người và vẫn đang tiếp tục tăng lên.

“Tôi nghĩ rằng đây là một thời điểm tốt để mang ngành taxi trở lại và chứng minh cho khách hàng thấy được độ tin cậy của nó” sizesmaxwidth 1800px 100vw 1800px
“Tôi nghĩ rằng đây là một thời điểm tốt để mang ngành taxi trở lại và chứng minh cho khách hàng thấy được độ tin cậy của nó.”

Điều gì khiến anh quyết định gia nhập thị trường Việt Nam?

Sở dĩ chúng tôi nhắm đến Việt Nam là bởi quy mô thị trường tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ và hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, con người và các dịch vụ taxi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy đâu đó trên thị trường này còn một số vấn đề lớn cần phải giải quyết. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi quyết định gia nhập thị trường Việt Nam với mong muốn mang đến một giải pháp đi lại bền vững và minh bạch hơn.

Anh có thể giải thích rõ hơn về hệ sinh thái di động MVL và ứng dụng gọi xe TADA được không?

Nói một cách dễ hiểu, MVL là một hệ sinh thái di động Blockchain dựa trên ưu đãi (hay còn gọi là MVL Incentive Protocol) nhằm kết nối và quản lý bất kỳ một loại dịch vụ vận tải nào. Người dùng MVL (MVLERs – đối tác tài xế, nhà sản xuất ô tô, kinh doanh xe cũ, cho thuê xe, bảo hiểm, bảo trì, và người gọi xe…) chia sẻ dữ liệu của họ trên hệ sinh thái, bằng cách này, dữ liệu được lưu trữ trong blockchain và kết nối với nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái.

Ứng dụng gọi xe TADA là một trong những ví dụ của việc sử dụng hệ sinh thái MVL Incentive Protocol. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ cho ra mắt nhiều ứng dụng khác trong hệ sinh thái này, như ứng dụng cho thuê xe, chia sẻ xe, mua lại xe cũ hoặc bảo dưỡng xe… Tháng 7 vừa qua, TADA đã ra mắt tại Singapore. Còn ở thị trường Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ kịp ra mắt vào khoảng tháng 11-12.

“Việc không thu phí hoa hồng giúp khách hàng được hưởng giá thành thấp và bình ổn cũng như tài xế được hưởng trọn vẹn tiền cước” sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Việc không thu phí hoa hồng giúp khách hàng được hưởng giá thành thấp và bình ổn, cũng như tài xế được hưởng trọn vẹn tiền cước.”

Tại sao anh không phát triển dịch vụ gọi xe mô tô, vốn là phương tiện đi lại chính tại Việt Nam? Và ưu điểm của TADA so với các ứng dụng gọi xe khác là gì?

Tôi cho rằng hiện đã có rất nhiều dịch vụ gọi xe mô tô hoặc giao hàng làm tốt công việc của họ. Vì thế, chúng tôi tạo ra TADA như một ứng dụng gọi xe ô tô mang lại lợi ích cho cả tài xế và khách hàng. Điểm đặc biệt của nó là không tính phí hoa hồng từ các đối tác lái xe, nghĩa là họ được giữ toàn bộ tiền cước mà khách hàng chi trả, trừ phí giao dịch khi thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Đối tác tài xế cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ thỏa thuận độc quyền hay tỷ lệ chấp nhận, và hủy bỏ. Chính vì vậy họ cũng có thể làm việc với các dịch vụ gọi xe khác nếu như điều đó không vi phạm thoả thuận độc quyền từ các dịch vụ khác. Chúng tôi tin rằng chính ưu điểm này sẽ giúp các đối tác tài xế cảm thấy hài lòng với công việc và sẵn sàng phục vụ khách hàng của mình tận tình hơn.

Về phía khách hàng, họ luôn được hưởng một mức giá bình ổn, rẻ hơn so với mặt bằng chung do không tính phí hoa hồng. Với những giá trị mang tính cộng đồng như vậy, tôi tin rằng TADA sẽ là một giải pháp đi lại lý tưởng cho người Việt.

“Ngành công nghiệp gọi xe chỉ thịnh vượng và bền vững khi mà chúng ta người cung cấp dịch vụ không bóc lột phí hoa hồng từ đối tác tài xế cũng không dùng khuyến mãi để thu hút khách hàng” sizesmaxwidth 1800px 100vw 1800px
“Ngành công nghiệp gọi xe chỉ thịnh vượng và bền vững khi mà chúng ta (người cung cấp dịch vụ) không bóc lột phí hoa hồng từ đối tác tài xế, cũng không dùng khuyến mãi để thu hút khách hàng.”

Vậy anh làm thế nào để duy trì sự sống còn của doanh nghiệp nếu không thu phí hoa hồng từ đối tác lái xe?

Chúng tôi không xây dựng TADA với mục đích thu về lợi nhuận khổng lồ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung vào các nguồn thu khác, mà cụ thể là các cơ hội kinh doanh B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Tức là, ngoài các đối tác tài xế, chúng tôi còn làm việc với các công ty sản xuất ô tô, chuỗi trạm xăng, kinh doanh xe cũ, cho thuê xe và cung cấp bảo hiểm ô tô. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm kết nối các doanh nghiệp với đối tác tài xế, khách hàng và thu phí đại lý. Đó là những nguồn thu mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ đủ để nuôi sống doanh nghiệp và tiếp tục cung cấp ứng dụng TADA đến người dùng.

Việc thuyết phục các đối tác tài xế cũng như các doanh nghiệp công nghiệp ô tô tham gia vào hệ sinh thái có khó không?

Đến thời điểm này, mọi thứ diễn ra tương đối suôn sẻ do chúng tôi có sự giúp sức từ các công ty đối tác cũng như các doanh nghiệp quốc tế. Nhìn chung, những doanh nghiệp này không những muốn phát triển tại thị trường Việt Nam mà còn ở các thị trường khác như Singapore và Hàn Quốc. Vì vậy chúng tôi có thể hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu của mình.

Ngoài ra, như các bạn có thể thấy, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe khiến cho thị phần của taxi truyền thống giảm xuống đáng kể, vì vậy, chúng tôi đang đàm phán với một số hãng taxi nội đại để đưa các tài xế taxi tham gia vào ứng dụng. Tôi nghĩ rằng đây là một thời điểm tốt để mang ngành taxi trở lại và chứng minh cho khách hàng thấy được độ tin cậy của nó.

“Tôi ý thức được sẽ mất rất lâu để xây dựng một tương lai như vậy nhưng tôi cũng tin rằng đây là cách phát triển bền vững nhất” sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Tôi ý thức được sẽ mất rất lâu để xây dựng một tương lai như vậy, nhưng tôi cũng tin rằng đây là cách phát triển bền vững nhất.”

Anh dự đoán như thế nào về tương lai của ngành công nghiệp gọi xe?

Đó sẽ là một ngành công nghiệp thịnh vượng và bền vững, không bóc lột phí hoa hồng từ đối tác tài xế, cũng không dùng khuyến mãi để thu hút khách hàng. Có như vậy thì tài xế mới chuyên tâm thực hiện trọng trách của họ và khách hàng mới có niềm tin khi sử dụng dịch vụ này. Tôi ý thức được sẽ mất rất lâu để xây dựng một tương lai như vậy, nhưng tôi cũng tin rằng đây là cách phát triển bền vững nhất.

Cuối cùng, nhân vật sắp tới mà chúng tôi nên trò chuyện là ai?

Đội ngũ VinFast. Tôi cực kỳ ấn tượng với những thành tựu mà họ đạt được. Tôi tin rằng nếu VinFast sản xuất hàng loạt và phân phối tại Việt Nam, đây sẽ là một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước và tạo tiền đề vững chắc để xuất khẩu ra ngoài thế giới.