Bản tóm tắt Vietnam Innovators Podcast Ep.6: Michael Ngo, Giám đốc Quốc gia, ELSA Vietnam | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
22 Thg 12, 2020

Bản tóm tắt Vietnam Innovators Podcast Ep.6: Michael Ngo, Giám đốc Quốc gia, ELSA Vietnam

Bài viết này là bản tóm tắt nội dung số mới nhất của podcast Vietnam Innovators, trò chuyện cùng Michael Ngô, Country Manager của ELSA Speak. Để lắng nghe trọn vẹn nội dung, mời bạn theo dõi YouTube, Spotify, và Apple Podcast của Vietcetera.
Bản tóm tắt Vietnam Innovators Podcast Ep.6: Michael Ngo, Giám đốc Quốc gia, ELSA Vietnam

Nguồn: Vietcetera

Jio Health - Vietcetera

Hao: Chào buổi sáng, mọi người. Chúng tôi, một lần nữa, đang gọi từ văn phòng Vietcetera ở TP. HCM. Tôi là dẫn chương trình Hảo Trần, từ Vietcetera. Chúng ta cùng đến với một tập mới của Vietnam Innovators. Chúng tôi đã dời lịch đăng video sang sáng thứ Ba. Lịch mới sẽ được áp dụng sớm thôi. Quay trở lại với chương trình ngày hôm nay, rất vui mừng được chào đón vị khách ngày hôm nay của chúng ta, Michael Ngô. Anh là Giám đốc quốc gia của ELSA Speak. ELSA? Tôi quên mất nó nghĩa là gì rồi. Mong anh chút nữa giải thích cho tôi. Nhưng Michael vừa đầu quân cho ELSA. Anh là một nhà khởi nghiệp công nghệ kỳ cựu ở Việt Nam và Châu Á. Chúng tôi rất hân hạnh được gặp anh trong chương trình ngày hôm nay. Tuy bận rộn, anh đã sắp xếp thời gian cho chúng tôi. Xin chào mừng anh đến với chương trình. Michael, xin mời anh giới thiệu bản thân. Anh làm gì, anh là ai và đến Việt Nam để làm gì?

Michael: Như anh đã giới thiệu, tôi là Country Director của ELSA. Tôi cũng mới nhậm chức từ tháng 6 đây thôi. Tôi đến Việt Nam được 2-3 tuần, và vừa ra khỏi cách ly thứ Hai tuần trước cùng 2 đứa con và vợ.

Hao: Gia đình anh phải chuyển đến đây, con của anh chắc là đang học lúc này. Cơ hội gì ở ELSA thuyết phục anh dời đến đây?

Michael: Trước khi đến với ELSA, tôi đã phụ trách marketing khu vực Đông Nam Á cho một Công ty B2B SaaS. Đó là công ty về phân tích dữ liệu. Sau vài năm trong công ty, tôi cũng đã bắt đầu chán ngấy công việc.Trước đó, tôi đã đồng sáng lập một start-up thương mại di động ở Việt Nam.Và lý do thúc đẩy tôi làm việc đó là: Tôi muốn tạo ra một nền tảng cho mọi người buôn bán,và kiếm thêm thu nhập. Mọi thứ đều có sự tác động.

Tôi bắt đầu chán việc buôn bán, và tôi tìm kiếm một thứ, cái gì đó có thể cho tôi một cơ hội để tạo ảnh hưởng… làm sao tôi có thể cung cấp một thứ có thể thay đổi cuộc đời người khác. Và khi cơ hội này chợt đến, thì tôi nhận ngay lập tức. Vậy là anh đã là một nhà sáng lập từ khi bắt đầu ở Việt Nam.

Hao: Cung cấp dịch vụ ở khu vực, làm sao mà một người có kinh nghiệm làm nhà sáng lập, làm việc ở một công ty SaaS có tiếng tăm, và rồi làm ở một start-up. Lần này anh là giám đốc điều hành một nhóm 40-50 người. Rất nhiều người đặt câu hỏi rằng: Làm cách nào anh có được động lực với vai trò một nhà sáng lập và duy trì động lực đó với tư cách là một quản trị viên cấp cao? Và anh có rất nhiều trách nhiệm. Những trách nhiệm đó thay đổi như thế nào trên con đường sự nghiệp? Có phải khi nào cũng nên làm nhà sáng lập không? Khi nào là thời điểm thích hợp để dừng tay và làm việc khác?

Michael: Với tôi, thì nó là một chọn lựa cá nhân. Khi tôi đồng sáng lập start-up đó, trong lúc điều hành thì chúng tôi nhận ra có rất nhiều thứ mà mình phải tìm hiểu trong lúc làm. Bao gồm cả việc làm sao để trả lương cho chính mình. Chúng tôi từng gặp vấn đề với máy đếm tiền, còn nhân viên kế toán thì đang làm việc của công ty,

Tôi và vợ phải đếm tiền kiểu thủ công, rồi ngồi buộc từng cộc tiền lại. Cơ bản là tôi vừa làm vừa học, vừa ngồi viết bản kế hoạch kinh doanh, vừa google "Cách viết kế hoạch kinh doanh”, tới một lúc tôi tự nhủ rằng mình cần phải có thêm nền tảng.

Đó là lý do tôi quyết định tới Singapore. Tôi đăng ký học khoá MBA và rồi bắt đầu làm việc trong một tập đoàn. Ở giai đoạn sau của dự án khởi nghiệp, vào khoảng 6 tháns hay một năm gì đấy, tôi chào bán chứng khoán lần đầu. Tôi muốn đứng vào góc độ đó để cảm nhận cách điều hành một công ty. Tôi muốn lấy bằng MBA và cả kinh nghiệm điều hành. Tuy chỉ vài năm nhưng tôi đã nhận được rất nhiều kinh nghiệm.

Cuối cùng thì tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng quay trở lại. Đi nhanh hơn, bắt đầu với nền tảng tốt hơn chứ không còn mù mờ nữa.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera.

Hao: Hãy quay lại với câu hỏi về ELSA lúc đầu. ELSA là viết tắt cho gì vậy? Chúng ta có thể bắt đầu câu chuyện từ đó. Tầm nhìn và sứ mạng của ELSA là gì?

Michael: ELSA là viết tắt của Chương trình trợ giúp học nói tiếng Anh.Tầm nhìn đến từ CEO của chúng tôi, Vũ Văn. Cô cũng là một phụ nữ Việt Nam. Vũ tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Cô đến Mỹ và lấy được bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh và bằng Thạc sĩ… và bằng Thạc sĩ Giáo dục ở Stanford.

Và thực ra nó đến từ câu chuyện cá nhân của cô ấy… cô ấy có học vấn cao, đã từng tới Mỹ và cô ấy nhận ra rằng khi mình nói tiếng Anh, cho dù cô có nghĩ tiếng Anh của mình tốt đến mấy, thì người khác cũng không thể hiểu được. Rồi cô tìm đến các nhà trị liệu âm ngữ và dạy kom và phải trả một khoản phí khổng lồ $100/h. Và cô ấy không có khả năng chi trả. Và đó là lý do cô muốn tạo ra một nền tảng công nghệ để giúp cho nhiều người dễ tiếp cận hơn. Sứ mạng của chúng tôi là để giúp 1.5 tỷ người học khắp thế giới.

Hao: Và các anh đã đạt đến mức nào trong số 1.5 tỷ đó rồi? Nếu anh có thể chia sẻ.

Michael: Chúng tôi đã đạt được khoảng 11 triệu toàn cầu.

Hao: Vậy là anh chưa đạt được tới 1%? Thì tiềm năng của thị trường vẫn còn rất lớn? Anh có nói về tính dễ tiếp cận?

Michael: Đúng vậy. Chúng ta có những nhà âm ngữ trị liệu cao cấp, ngay cả việc đào tạo tiếng Anh căn bản cũng tốn kém rất nhiều.

Hao: Anh có thể nói rõ hơn về vai trò của mình trong công ty ở Việt Nam. Tất nhiên chúng ta biết Vũ Văn là người Việt, mặc dù công ty có chi nhánh khắp thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Tại sao Việt Nam lại là thị trường quan trọng đến vậy ngoài mối quan hệ của cô ấy với Việt Nam? Và mục tiêu của anh với vai trò là Country Director là gì?

Michael: Tôi đoán câu hỏi đầu tiên là "Tại sao lại là Việt Nam?” Bỏ qua việc gốc gác người Việt của cô, không chỉ vì quan hệ cá nhân và mạng lưới liên hệ, mà còn là nghĩa vụ mang về cho đất nước mình nữa. Có 2 hướng để nhìn nhận nó. Nhìn theo hướng riêng lẻ. Theo hướng nhìn sản phẩm thì sản phẩm đó sẽ giúp gì cho đất nước. Và có kích thước mẫu khá lớn.

Hao: Kích thước mẫu của anh là gì? Kiểu dân số 100 nghìn người ạ? Như con số 11 triệu dân trên toàn thế giới. Kích thước thị trường mục tiêu của anh ở Việt Nam như thế nào?

Michael: À, khó đấy.

Hao: Chắc cũng phải ít nhất 10, 20, 30 triệu?

Michael: Vâng.

Hao: Đối tượng của app là người trong mọi lứa tuổi? Giống như Vũ, cô có vấn đề khi giao tiếp khi cô đã lớn chứ không phải khi đang học tiếng Anh lúc mà cô làm việc và nghiên cứu. Vì vậy chúng ta đang nói tới một lượng lớn dân số. Vậy thì anh có thể chỉ ra 3 loại đặc điểm, để thính giả có thể mường tượng được không?

Michael: Các đặc điểm có thể được phân loại theo nghề nghiệp. Tôi thích gọi là những người trẻ chuyên nghiệp bởi vì tôi cũng ở trong đó. Các đối tượng từ giữa 20 tới giữa 30 tuổi, khoảng từ 24-35 tuổi. Đây là phân khúc chính. Nhóm người này rất năng động và họ cố cải thiện cơ hội của mình.

Và tiếp nữa là độ tuổi cao hơn, những người đã thành đạt, từ hơn 30 tới 40 tuổi. Lý do chúng tôi quan tâm tới đối tượng khách hàng này là vì: Khi anh nắm một chức quản lý cao, thì việc cuối cùng anh muốn là phải ngồi chung một lớp với những người khác.

Bởi vì, như vậy thì không đẹp mặt lắm. Không chỉ là vấn đề về thời gian, nhưng… Nếu anh là một giám đốc, trưởng phòng hay quản lý, nhưng anh không muốn ở trong cùng một lớp với những người có khả năng là một giám đốc hay quản lý khác. Nó có thể là một dấu hiệu của sự yếu đuối, đặc biệt là ở Việt Nam hoặc thậm chí là Châu Á. Mọi người không muốn thừa nhận những chuyện như vậy.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera.

Hao: Vậy thì có vẻ như ELSA đang đưa ra một giải pháp không chỉ cho việc đó mà còn trên một phương diện rộng hơn. Điều tuyệt vời hơn nữa là họ có thể quyết định thời gian và nơi chốn để học, họ có thể tập luyện nhiều ít tuỳ ý. Điều đó rất là có ích.

Michael: Và cuối cùng là những người trẻ tuổi. Từ THCS, THPT tới đại học, chúng tôi có rất nhiều tính năng sắp ra mắt nhằm phục vụ cho việc luyện thi. Chúng tôi có một chức năng mới đang nổi: Khi bạn nói vào app, bên cạnh điểm ELSA của bạn, bạn còn nhận được dự đoán điểm nói IELTS nữa. Nên nó có thể được dùng như công cụ chuẩn bị cho kiểm tra. Vậy là khả năng của người dùng sẽ được đánh giá qua trí thông minh nhân tạo. Các bạn chắc hẳn có một đội ngũ chuyên môn để đầu tư vào công nghệ.

Hao: Công nghệ đó có thể đi xa được đến đâu? Tôi đoán tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh. Các bạn có dự định phát triển qua các ngôn ngữ khác, và có thử thách nào về mặt công nghệ trong việc đó không?

Michael: Hiện tại thì tôi chưa thể nói trước về định hướng lâu dài. Nhưng trong tương lai gần thì chúng tôi muốn tập trung vào tiếng Anh đã.

Hao: Việt Nam là nơi mọi thứ được bắt đầu, nó có là thị trường lớn nhất của ELSA không?

Michael: Nó đúng là thị trường lớn nhất. Chúng tôi có 5 triệu người dùng ở Việt Nam.

Vẫn còn một chặng đường dài trước mắt. So giữa các nước với nhau, thì mỗi nước có một lỗi riêng khi nói tiếng Anh theo giọng bản địa.Vì vậy vẫn còn rất nhiều điều chỉnh phải làm khi chuyển tới các khu vực khác. Chúng tôi phải xác định kích cỡ thị trường thật chính xác.

Hao: Vậy thì 5 triệu người dùng ở Việt Nam, họ thuộc nhóm millenial trẻ và chuyên nghiệp và có thể là lớn tuổi hơn nữa. Hiển nhiên là thế hệ trẻ, cùng với những người lớn tuổi này đang theo đuổi học vấn. Tôi nghĩ là có một nghiên cứu, tôi quên mất đã nghe ở đâu rồi, nhưng: Nhiều gia đình người Việt chi mạnh tay tới 20-30% thu nhập vào việc học hành của con cái. Hiển nhiên là ELSA muốn giành được thị phần đó. Hiện tại có 5 triệu người dùng, có thể chiếm khoảng 15-30% thị phần. Anh định làm điều đó như thế nào? Không chỉ qua quảng cáo hay thêm nội dung, có những cách nào mà đội của anh đang triển khai với những cộng đồng mới nhằm kiếm thêm người dùng?

Michael: Tôi nghĩ rằng cái tôi đang hướng tới là về luyện thi. Gần đây, chúng tôi có cộng tác với IDP và cũng là đồng sở hữu của IELTS. Chúng tôi hỗ trợ dịch vụ cho nhau. Họ cho chúng tôi thông tin về dự đoán điểm thi IELTS. Đó là một phần, và phần còn lại là quay về với gốc.

Có 2 cách để làm nó. Hiển nhiên thứ nhất là trung tâm Anh ngữ và các trung tâm luyện thi tiếng Anh. Chúng tôi cộng tác với YOLA và IMAP ở miền Bắc và nó giúp chúng tôi tiếp cận được phân khúc học sinh.

Tiếp theo là phân khúc khách hàng chuyên nghiệp. Chúng tôi đang làm việc với rất nhiều tập đoàn. Mời dùng ELSA như một lợi ích tập huấn giáo dục cho nhân viên. Vì ngoài việc đó, chúng tôi còn có cái gọi là báo cáo tổng kết. Một công ty hay trường học có thể cho người dùng khác đăng ký,và tổ chức có thể theo dõi tiến trình của họ.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera.

Hao: Vậy nó giống như là B2B. Không phải đi tới từng người, nhưng là đi tới từng tổ chức, từng công ty để bán sản phẩm này dưới hình thức gói sản phẩm cho công ty. Như công ty của tôi có khoảng 60-70 người, mọi người đều thông thạo tiếng Anh ở một mức độ nào đó, nhưng tôi để ý rằng mọi người Việt Nam như Vũ đều có chung một vấn đề.

Họ đều đọc thông viết thạo. Tôi nghĩ rằng người Việt hay bất cứ đâu trên thế giới, họ đọc, hiểu và viết rất tốt. Nhưng đến khi nói thì lại gặp khó khăn.

Ý tôi là trong thí nghiệm của anh, có vẻ như đó là sẽ bước tiếp theo. Không chỉ giới thiệu đến cá nhân đơn lẻ, mà đến cả những doanh nghiệp đang gặp cùng vấn đề. Chúng tôi biết bản thân nó không phải là một vấn đề. Bởi vì nhóm của chúng tôi hầu hết đều là người Việt. Thật ra trong công ty, tôi là người duy nhất có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Tôi chắc rằng những công ty tìm đến anh đều đang phải đối mặt với vấn đề như thế. Và phương pháp mà anh đang phát triển chính là để giải quyết vấn đề trên. Còn bao lâu nữa thì... Chức năng đó hiện giờ đã có chưa hả anh? Và công ty như thế nào thì sử dụng được nó?

Michael: Tôi gọi nó là...mặc dù chưa được đặt tên, nhưng sẽ có sớm thôi. Tôi luôn coi phát âm chính là chặng đường cuối trong hành trình học tiếng Anh. Đúng như những gì anh đã nói. Người ta đọc, viết rất tốt. Nhưng lại thất bại trong những việc cần kĩ năng nói.

Hao: Mọi người đều bắt đầu từ cấp độ "sách vở" như vậy. Chỉ cần đọc tốt viết hay là đã giỏi rồi. Nhất là khi bạn sống ở một đất nước không sử dụng tiếng Anh, thì làm gì có nhiều cơ hội để giao tiếp với người bản ngữ.

Michael: Anh nói tôi mới thấy buồn cười. Trước khi trả lời câu hỏi của anh…. Tuần trước bọn tôi có tham gia TechFest. Rất nhiều sinh viên tới trước quầy của bọn tôi và hỏi: "Bọn em luyện nói tiếng Anh với anh được không?” Y hệt những gì anh vừa nói.

Hao: Ai cũng mong mỏi được có cơ hội để có thể luyện giao tiếp với những người giỏi tiếng Anh như anh.

Michael: Quay trở lại câu hỏi "Doanh nghiệp nào sẽ sử dụng…" Trong thời điểm hiện tại - thời kì Covid, Webcall trở nên cực kì quan trọng, và Việt Nam là thị trường thuê ngoài tiềm năng cho các nhà phát triển.Vì vậy việc giao tiếp bằng tiếng Anh trở nên rất rất quan trọng. Và rất nhiều doanh nghiệp tôi hợp tác cùng đã nhận ra điều đó. Rồi họ tìm đến chúng tôi. Ngoài ra, những giải pháp sẵn có hiện tại chủ yếu là các phương pháp truyền thống.

Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi rằng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến độ của nhân viên. Bởi vì khi họ offline và chúng tôi thì lúc nào cũng bận rộn với công việc. Đôi khi công việc kinh doanh hay dự án bị đình trệ và rất nhiều tiền của bị lãng phí vào đó.

Hao: Cơ bản là các anh đang giao thêm trách nhiệm giải trình lên các hệ thống, thay vì: "Chiều thứ tư hàng tuần chúng ta sẽ dành 2 tiếng để học nhé. Các anh phát triển dựa trên một hệ phương pháp, và các công việc giám sát của CEO hay Giám đốc. Tôi biết là cứ 70 người tham gia lớp học, thì có 50 người theo đến hết khóa, và có một "thang điểm ELSA.” "Thang điểm ELSA" này là gì vậy?

Michael: Sự lưu loát... mới là điều quan trọng nhất. Sau khi kết thúc mỗi bài học đều sẽ có điểm. Ngoài điểm đó ra thì bạn còn nhận được một điểm tổng chung.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetara
Nguồn: Vietcetera.

Hao: Vậy là điểm đó sẽ dựa trên những điểm riêng lẻ...Của từng yếu tố.Vậy ELSA có thay đổi để phù hợp với từng người dùng không?

Michael: Có chứ. Sẽ có một bài kiểm tra với người dùng lần đầu.Và bài kiểm tra đầu vào đó sẽ cho bạn biết mình yếu ở đoạn nào. Ví dụ bạn không phát âm được âm “p” thì các bài học của bạn sẽ được thiết kế xoay quanh đó. Và bạn sẽ luyện tập phần đó trước, và tìm cách tiến bộ.

Hao: Quay lại giá trị cốt lõi của ELSA và lý do anh tạo ra nó. ELSA có một mức giá dễ tiếp cận. Anh có thể chia sẻ đôi chút về giá cả của nó. So với các lựa chọn truyền thống không? Ở Việt Nam, hầu như các giáo viên tiếng Anh đều có một khoản thu nhập khá cao. Mấy giáo viên có bằng cấp ấy, cả những người tay ngang nữa.

Michael: Có một khoảng trống giữa cung và cầu. Bây giờ còn hơn thế nữa. Bởi vì người ta khó chen chân vào.

Hao: Vậy nên đó là cơ hội cho anh. Vậy... về giá cả. Giá cả bên anh như thế nào? Và người dùng thanh toán kiểu gì?

Michael: Chúng tôi có rất nhiều gói, ví dụ như gói tháng… Cũng tùy thuộc vào việc khách hàng là cá nhân, thì có gói 1 năm hoặc trọn đời. Còn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì tùy vào nhu cầu của họ. Vậy nên là từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… đến 9 tháng, 1 năm.

Vì vậy, về việc giá cả, còn tùy thuộc vào kích thước B2C, gói trọn đời là 100 USD, khoảng 2 triệu đồng là khi nào sử dụng cũng được. Hai năm nữa vẫn có thể dùng.

Hao: Trước đó anh có nói trị liệu ngôn ngữ có thể tốn $100/h. Chính xác. Vì vậy trọn đời là 100 USD.Thế mọi việc thế nào rồi? Các anh đã có lợi nhuận chưa? Hãy nói về khía cạnh tài chính. Rõ ràng là các anh đã tính toán hết rồi. Không phải bằng con người mà là công nghệ. Các anh có bao nhiêu văn phòng, bao nhiêu nhân viên? Tài chính của công ty trong tương lai sẽ thế nào?

Michael: Công ty của chúng tôi khá là rộng khắp. Chúng tôi cũng có văn phòng, ở nhiều quốc gia. Việt Nam, Nhật Bản này, Ấn Độ nữa. Và cũng hoạt động ở cả Indonesia. Văn phòng ở Việt Nam vẫn lớn nhất. Và có nhân viên ở Hoa Kỳ lẫn Bồ Đào Nha. Giám đốc công nghệ và đội nghiên cứu đều ở đó.

titleNguồn Vietcetera Nguồn Vietcetera
Nguồn: Vietcetera.

Hao: Vậy Việt Nam là nơi được tập trung marketing nhiều nhất, bán nhiều nhất,… và đóng góp lớn nhất trong tổng thu nhập toàn cầu. Việt Nam có vẻ là thị trường chính, phải không? Bởi vì ở đây mang lại nhiều lợi nhuận, có nhiều người dùng nhất. Liệu Việt nam sẽ luôn là thị trường số một của ELSA chứ?

Michael: Câu hỏi khó đấy. Bởi vì… Anh muốn thành công với thêm 30 triệu người dùng nữa. Tôi rất muốn "Ừ". Tôi mong Việt Nam là thị trường chính càng lâu càng tốt. Nhưng tôi luôn nghĩ cho sự thành bại của công ty. Rồi sẽ đến lúc mà Việt Nam không còn là thị trường số một nữa. Và chúng tôi sẽ phải rút khỏi đây thôi.

Hao: Cái giá của sự thành công. Anh cũng có nhắc đến những văn phòng khác. Bắt đầu với Indonesia hay Ấn Độ đi. Cho những bạn nào chưa biết thì dân số Việt Nam chỉ chưa đến 100 triệu người. Rõ ràng là đa số người dùng Elsa đều ở đây. Nhưng Indonesia, với khoảng 270 triệu dân. Ấn Độ, tôi nghĩ ít nhất cũng 1 tỷ. 5 triệu người Việt, 5% dân số. Khá nhiều đó chứ. 5 triệu người Ấn, còn chưa đến 1% nữa. Và ngân sách không giảm. Ở Ấn Độ, anh có thị trường tiềm năng với hàng trăm triệu người dùng.

Michael: Với dữ liệu từ các thử nghiệm ở Việt Nam, và sự hiểu biết về người dùng ở đây, tôi chắc rằng… sẽ có ích trong việc phát triển sản phẩm đến những thị trường khác.

Tôi không thể tiết lộ nhiều về vấn đề này, tuy nhiên… Đúng là Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng, Vì tiếng Anh cũng rất phổ biến ở đó. Và phát âm thì rất là quan trọng. Với một thị trường phát triển hơn, Nền tảng về tiếng Anh vẫn cần được xây dựng đầu tiên, Và phát âm là một phần của nó.

Hao: Liệu anh có thể chia sẻ một số ý kiến về việc… Tại sao ở Việt Nam, tiếng Anh lại quan trọng đến thế? Để cho những người trẻ nhiều hoài bão được thăng tiến trong công việc, để phát triển bản thân, có nhiều cơ hội hơn và anh có thể chia sẻ về giáo dục… Tại sao sử dụng tiếng Anh lại giúp có thêm thành công, và cơ hội cho những người trẻ ở Việt Nam?

Michael: Phụ huynh Việt Nam hầu hết đều hiểu tầm quan trọng của giáo dục. Hãy quay lại với câu chuyện của tôi một tí. Gia đình tôi là người nhập cư Mỹ,Cũng coi như khá giả. Giáo dục là điều quan trọng nhất với gia đình tôi và nhờ mẹ tôi đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi chỉ báo là mình sẽ đi học đại học: ”Mẹ ơi con muốn học 5 năm đại học.” Rồi mẹ tôi đáp "Ờ, tuyệt. Đừng về nhà là được."

Tôi nghĩ giáo dục... Cả anh trai và tôi...là ví dụ cho tầm quan trọng của giáo dục.Trong bối cảnh và đặc điểm của Việt Nam, khi mà tăng cường giao thương và mọi thứ dịch chuyển đến đây. Chỉ trong vài thập kỷ tới thôi. Làm việc với môi trường quốc tế trở nên cực kỳ quan trọng và đó cũng là cơ hội. Dành cho những người biết song ngữ. Không chỉ tiếng Anh, mà cả Trung, Hàn nữa, nhưng...tiếng Anh thì phổ biến hơn nhiều.

Hao: Tôi hoàn toàn đồng ý. Nhìn vào các doanh nghiệp Việt, đến gần đây họ mới bắt đầu suy nghĩ đến cấp độ quốc tế. Những tập đoàn như Vingroup, bắt đầu bán điện thoại, ô tô ở Mỹ.Họ đang nhắm đến thị trường quốc tế. Nhưng cũng có những công ty bây giờ mới bắt đầu thay đổi, có tư duy quốc tế hơn. Nhưng phần trăm tập đoàn quốc tế hiện hữu ở Trung Quốc, ở phía Nam Trung Quốc tại thị trường Trung và kinh doanh ở thị trường này, có bao nhiêu trong số đó thực sự giành được một phần thị phần. Nói về cơ hội việc làm, kinh tế, làm giàu, có rất nhiều thứ cần được mở khóa và tiếng Anh là một trong những chiếc chìa khóa.

Michael: Chắc chắn rồi. Đó cũng là lý do chúng tôi triển khai chương trình CSR. Trong thời gian dịch bệnh, chúng tôi đã miễn phí gói 3 tháng cho học sinh - sinh viên. Trong khoảng thời gian cách ly xã hội. Đó là công sức toàn cầu phải không? Chúng tôi nhận ra rằng việc là một ứng dụng trả phí… Khiến chúng tôi chỉ tiếp cận với những khách hàng có tiền, điều bọn tôi muốn hướng tới là không khách hàng nào bị bỏ lại.

Vì vậy nên chúng tôi đã triển khai chiến dịch, hợp tác với một tổ chức phi chính phủ tên 'Good Books’. Chúng tôi gây quỹ để giúp xây dựng thư viện cho các trường gặp khó khăn. Những trường mà học sinh phải đi xe buýt, rồi phải đi bộ, rồi leo lên một chiếc xe nhỏ hơn để đi.

Để đảm bảo rằng họ cỏ đủ những thứ thiết yếu. Chúng tôi cũng muốn đào tạo giảng viên để giúp họ. Trang bị cho họ những kỹ năng, và khả năng truyền lửa cho học trò.

Hao: Cảm ơn anh Michael, đã tham gia tập hôm nay của Vietnam Innovators. Hy vọng là khán giả của chúng ta hôm nay đã biết thêm… về sự đổi mới đang diễn ra ở Việt Nam. Và cụ thể hơn là ELSA, vẫn đang cố gắng phát triển về công nghệ, giáo dục, khả năng tiếp cận, và xem việc giải quyết những thử thách hiện nay là sứ mệnh của mình.

Một lần nữa, cảm ơn anh đã tham gia cùng chúng tôi hôm nay. Michael Ngô, country director của ELSA. Anh ấy đã hết cách ly nên cuối cùng chúng ta cũng liên hệ được. Các bạn có thể tìm anh ấy trên LinkedIn, Facebook, và tại công ty nữa. Về chiến dịch CSR của chúng tôi, nếu các bạn hứng thú, xin tìm trên Facebook, #Elsa_abetterVietNam và mọi thông tin sẽ hiện ra. Đó là một trong những cách liên lạc với ELSA.Tiến lên một cấp cao hơn trong việc học tiếng Anh, và hy vọng là hơn nữa trong tương lai. Một lần nữa, cảm ơn anh đã tham gia. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Hẹn gặp lại.